Đem viên đá “đầy lông” nhặt được nhờ kiểm định, chuyên gia: Kết quả ngoài sức tưởng tượng

Cách đây 3 năm, 1 du khách nước ngoài trong lúc đi dạo trên bãi cát vô tình nhặt được 1 hòn đá lạ màu trắng. Ban đầu, anh ta thấy viên đá này dường như đang di chuyển dọc theo bờ biển nên đã tưởng rằng nó là một sinh vật biển còn sống. Quan sát kỹ, anh ta phát hiện trên thân nó là 1 lớp lông trắng muốt, có vẻ rất mềm mượt.

Trong lúc đi dạo trên bãi biển, 1 du khách tình cờ nhặt được 1 viên đá lạ đầy lông. (Ảnh: Baidu)

Người du khách lấy hết can đảm nhặt nó lên và dùng nước biển rửa sạch cát. Lúc này, anh ta mới nhận ra nó thực chất là 1 cục đá. Hơn nữa nó lại rất cứng nhưng lại có thể nổi trên mặt nước. Sự kỳ lạ này khiến cho người đàn ông cảm thấy viên đá này không hề đơn giản. Vì thế, anh ta quyết định đem hòn đá đó về nhà. 
 Sau đó, người du khách đã đem viên đá này đến chỗ của 1 vị chuyên gia để nhờ xem xét. Vừa trông thấy hòn đá trắng này, vị chuyên gia đã trầm trồ khen ngợi: “Thứ anh đem tới thật ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nó không chỉ là san hô thông thường mà còn là loại có xuất xứ rất đặc biệt. Đây là 1 rạn san hô đá, giá trị của nó ít nhất cũng đạt tới 100.000 NDT (hơn 350 triệu VND).”
San hô đá có pháp danh khoa học là Scleractinia. Loài san hô này có khung xương rất cứng. Chúng xuất hiện lần đầu vào Kỷ Trias giữa. Chúng là hậu duệ của san hô Tabulata và Rugosa sống sót vào cuối kỷ Permi. Những rạn san hô hiện đại hầu hết đều do loài scieractinia hình thành nên. 




Chúng đã phát triển từ hàng nghìn polyp san hô qua hàng trăm, hàng nghìn năm. Các sinh vật này hợp lại với nhau và tiết ra một chất theo khoa học gọi là “Carbonic” phát triển tạo thành nhánh cây, cành hoặc giống như bộ xương. Qua thời gian san hô dần được hóa thạch và trở thành một vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên giữa lòng đại dương. 


San hô đá có vai trò rất quan trọng với sinh vật biển nhưng ngày nay chúng đang dần rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Baidu)

San hô đá thường được tìm thấy ở vùng biển sâu và nông. Các rạn san hô đá đóng vai trò rất quan trọng đối với các loại sinh vật của đại dương. Bởi chúng cung cấp môi trường sống cho các loại giun biển, nhuyễn thể, bọt biển, cá con, các loài giáp xác. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên loài san hô đá này đã giảm số lượng rất nhiều. Hiện, chúng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.
Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *