Các nghệ nhân thời cổ đại đã biết đến kỹ thuật mạ vàng, bạc bằng điện từ hơn 2.000 năm trước, trong khi kỹ thuật này mới chỉ ra đời cách đây hơn 200 năm.
Các nền văn minh cổ xưa từng sở hữu những kiến thức vô cùng tinh vi, phức tạp. Các thợ kim hoàn thời đó đã biết sử dụng thủy ngân – loại chất liệu được sản xuất ra hơn 8000 năm trước lại Thổ Nhĩ Kỳ. Thủy ngân được sử dụng trong kĩ thuật mạ kim loại (mái vòm, kiến trúc bên trong nhà thờ, các bức tượng tôn giáo,…) ở rất nhiều nơi trong thế giới cổ đại.
Có rất nhiều kĩ thuật của người xưa mà chúng ta ngày nay vẫn chưa biết được. Họ đã đạt đến độ tinh xảo mà thậm chí trên một số phương diện, khoa học kĩ thuật ngày nay vẫn chưa hiểu thấu.
Kĩ thuật mạ điện được cho là đã được phát minh ra tại Ý vào những năm 1800, nhưng không hẳn vậy bởi lẽ kĩ thuật này đã được biết đến rộng rãi vào thời Ai Cập và Babylon cổ đại. Do đó có thể nói rằng, xã hội hiện đại chỉ tái-phát minh kĩ thuật mạ điện mà thôi.
Các nền văn minh cổ đại từ lâu đã biết khai khác điện năng và khá quen thuộc với pin, kính viễn vọng, vũ khí sử dụng gương, cũng như ánh sáng hồ quang điện cacbon.
Họ nắm vững các công nghệ không thua kém gì con người chúng ta vào thế kỉ 20.
Ảnh: Message to Eagle
Ảnh: Message to Eagle
Trải qua hàng thế kỉ, các thợ rèn đã sử dụng nhiều kĩ thuật để gia công kim loại. Từ hơn hai ngàn năm trước, các thợ thủ công và các nghệ nhân lành nghề đã phát triển được công nghệ phủ màn mỏng mà thậm chí tiêu chuẩn ngày nay dùng trong sản xuất DVD, pin mặt trời, thiết bị điện tử và các sản phẩm khác cũng không thể sánh kịp.
Hiểu được những kĩ nghệ mạ kim loại tinh xảo từ thời cổ đại này sẽ giúp chúng ta bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật vô giá cũng như những báu vật khác trong lịch sử.
TS Gabriel Maria Ingo và các đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano trực thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Italy cho biết các nhà khoa học đã đạt được những hiểu biết nhất định về tính chất hóa học của rất nhiều tác phẩm nghệ thuật cổ đại và các đồ tạo tác khác, và đây yếu tố quan trọng nhằm bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai.
Ảnh: Message to Eagle
Tuy nhiên vẫn còn khoảng cách tri thức khá lớn để hiểu được làm thế nào các thợ mạ vàng “thời kì Tăm Tối (Dark Ages) [1]” có thể phủ lớp mạ vàng hoặc bạc sáng bóng, đồng đều một cách ấn tượng như vậy lên các vật thể tinh vi, phức tạp.
Nhóm nghiên cứu của TS Ingo đã áp dụng công nghệ phân tích mới nhất để khám phá bí mật nghệ thuật thời cổ đại.
Họ phát hiện ra rằng, các thợ vàng bạc từ 2000 năm trước đã phát triển đa dạng các kĩ thuật, bao gồm sử dụng thủy ngân như một loại keo để gắn phủ lớp màn kim loại mỏng lên các bức tượng và các vật thể khác.
Một bức tượng Vajrasattva mạ vàng Tây Tạng. Ảnh: Robert Aichinger`
Đôi khi, công nghệ này được sử dụng để mạ vàng và bạc thật. Nhưng nó cũng được dùng một cách lén lút để tạo ra các bức tượng kim loại rẻ tiền mạ vàng bạc nhưng trông rất giống với tượng vàng hoặc bạc nguyên khối.
Quy trình mạ vàng và mạ bạc là quy trình lâu đời để phủ lên bề mặt các vật thể làm bằng kim loại ít quý hiếm hơn một lớp vàng hoặc bạc mỏng.
Ảnh: Message to Eagle
Mạ không phải là kĩ thuật thủ công mới hay hiện đại. Thực tế, từ năm 2300 TCN người Ai Cập đã sử dụng lá vàng để trang trí cho các vật thể bằng gỗ và kim loại, chẳng hạn như mộ, quan tài và các vật thể quý giá.
Nói đến kỹ thuật mạ điện, thì hẳn phải cần có nguồn điện, vậy câu hỏi được đặt ra là, điện này được lấy ở đâu?
Một hiện vật nhỏ với bề ngoài đơn giản, không màu mè, gọi là pin Baghdad (Bát đa), hay pin Parthia, được một số nhà khoa học cho là một ví dụ về nguồn điện thời tiền sử.
Thiết bị được xác định vào khoảng 2000 năm tuổi này được tìm thấy vào năm 1936 tại khu vực thuộc Tel Khujut Rabu, miền nam Baghdad, Irag. Khu vực này trước là xứ Ba Tư cổ kính với câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm” nổi tiếng.
Hình minh họa cục pin Bát-Đa từ ảnh cổ vật ở bảo tàng. (Ironie/Wikimedia Commons)
Nghịch lý là, phải mãi đến năm 1799, viên pin điện đầu tiên được biết đến trên thế giới – pin Voltaic – mới ra đời. Loại pin này lấy theo tên nhà vật lý học người Ý là Alessandro Volta.
Một số thí nghiệm đã chỉ ra rằng pin Baghdad có thể tạo ra một dòng điện nhỏ. Như vậy có thể nói rằng, dòng điện và các ứng dụng của nó đã được biết đến rộng rãi từ lâu trước khi nó được “chính thức phát minh ra” vào thời hiện đại.
Nhưng câu hỏi được đặt ra là: Nó được sử dụng để phục vụ mục đích gì?
Có rất nhiều tranh luận xung quanh công dụng của pin Baghdad và cũng có rất nhiều lý thuyết được đề xuất.
Theo tác giả và nhà nghiên cứu Rene Noorbergen, người viết cuốn sách rất thú vị “Bí mật của các chủng người đã mất (Secrets of the Lost Races)”, các viên pin cổ đại tại bảo tàng Baghdad và những nơi khác ở Iraq đều có thời Ba Tư cổ đại, trong khoảng từ năm 250 TCN đến năm 650 SCN. Tuy nhiên, các vật thể mạ điện, minh chứng rõ nét cho thấy các viên pin này lúc bấy giờ đã được sử dụng, lại được tìm thấy tại Iraq trong các di chỉ Babylon có niên đại từ 2000 năm TCN. Điều này cho thấy người Ba Tư và các thợ thủ công sau này ở Baghdad đã thừa hưởng các viên pin từ một trong những nền văn minh sớm nhất ở vùng Trung Đông.
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Trong những năm 1970, TS. Eggebrecht, giám đốc bảo tàng Roemer và Pelizaeus tại Hildesheim, Đức, đã tiến hành kiểm tra xem liệu có dấu hiệu mạ điện trên một bức tượng nhỏ hình tượng Thần Osiris của Ai Cập có niên đại từ năm 400 TCN mà ông sở hữu hay không.
Vật thể được làm bằng bạc nguyên khối và có phủ một lớp vàng nhẵn mịn đến nỗi ông tin rằng nó không thể được thực hiện bằng kĩ thuật nện mỏng kim loại rồi dán vào.
Vị Pha-ra-ông nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập là Tutankhamun dường như cũng được chôn cùng một dây đai được mạ điện.
“Các vật thể được mạ điện cũng được tìm thấy tại Ai Cập bởi nhà khảo cổ học người Pháp nổi tiếng ở thế kỷ 19 Auguste Mariette. Trong quá trình khai quật tại khu vực tượng nhân sư Giza, Mariette phát hiện một số đồ tạo tác nằm ở độ sâu khoảng 18m.
Trong cuốn Tự Điển Bách Khoa Larousse, hay Đại Tự Điển Bách Khoa của thế kỷ 19 (Grand Dictionnaire universel du XIXe siècle) bằng tiếng Pháp, ông mô tả các món đồ tạo tác này là ‘các món đồ trang sức bằng vàng có độ mỏng và nhẹ khiến người ta tin rằng chúng được sản xuất bằng phương pháp mạ điện, một kĩ thuật công nghiệp chúng ta chỉ mới sử dụng được trong vòng hai hoặc ba năm trở lại đây’”. Câu này được nói ra khi kỹ thuật mạ vàng bằng điện mới ra đời.
Một số nhà khảo học ngờ rằng người ta thậm chí từng dùng kỹ thuật mạ điện để làm tiền giả. Trên thực tế, nhiều đồng tiền “vàng” trưng bày trong các bảo tàng trên khắp thế giới có thể chỉ là đồ giả được mạ vàng.
Một đồng tiền giả mạ bạc từ 449-413 TCN. Ảnh: counterfeitcoins.reidgold.com
Thời cổ đại, các phương pháp tinh xảo này được sử dụng để sản xuất và trang trí nhiều loại đồ tạo tác khác nhau như trang sức, tượng, bùa và các vật dụng thông thường. Các thợ mạ không chỉ dùng phương pháp này trong trang trí các vật thể mà còn để mô phỏng vẻ bề ngoài lộng lẫy của vàng, bạc, nhưng đôi lúc với mục đích gian lận.
Từ góc độ công nghệ mà xét, những người thợ từ hơn 2000 năm trước này đã làm ra các lớp dát kim loại quý mỏng manh và bám chặt nhất có thể, nhằm tiết kiệm kim loại quý và nâng cao khả năng chống mài mòn khi sử dụng liên tục và lưu thông trên thị trường.
Những phát hiện gần đây đã khẳng định trình độ kĩ thuật cao mà các nghệ nhân và thợ thủ công cổ đại đã đạt được, đồng thời cho chúng ta một cái nhìn mới về các nền văn minh cổ xưa.
Chú thích của người dịch:
[1] Thời kỳ tăm tối (Dark Ages)
Thời kỳ Tăm tối là một cách phân kỳ lịch sử thường dùng để chỉ thời kỳ Trung Cổ. Cách gọi này nhấn mạnh sự suy thoái văn hóa và kinh tế, được cho là xảy ra ở châu Âu sau khi Đế chế La Mã suy tàn, cũng như sự thiếu vắng tương đối các ghi chép trong thời kỳ này.[1][2] Cái tên này sử dụng quan niệm tương phản ánh sáng–bóng tối để đối lập thời kỳ “tăm tối” với các thời kỳ “ánh sáng” trước và sau đó. Quan niệm coi toàn bộ thời kỳ Trung Cổ là một khoảng thời gian tối tăm về trí thức theo sau sự suy vong của La Mã cho tới thời kỳ Phục Hưng đặc biệt trở nên phổ biến trong Thời kỳ Khai sáng vào thế kỷ 18.[3]
Khi những thành tựu của thời kỳ Trung Cổ được hiểu biết nhiều hơn trong thế kỷ 19 và 20, các học giả bắt đầu thu hẹp cách gọi “Thời kỳ Tăm tối” cho riêng giai đoạn Sơ kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 5–10).[4][5][6] Nhiều học giả hiện đại có xu hướng tránh hoàn toàn thuật từ này vì nghĩa tiêu cực của nó, thấy rằng cách gọi này sai lệch và không chính xác cho bất cứ giai đoạn nào của thời Trung Cổ.[7][8][9] Tuy vậy, định nghĩa đầu vẫn còn phổ biến trong cách dùng bình dân,[1][2][10] và văn hóa đại chúng thường gọi như thế để mô tả Trung Cổ như là một thời kỳ lạc hậu, phóng đại phạm vi và hàm ý miệt thị của nó.[11]
Nguồn: ĐKN – Theo Wikipedia