Dấu vết của sự sống cổ đại được tìm thấy trong viên hồng ngọc niên đại 2,5 tỷ năm

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra bằng chứng về sự sống thời cổ đại trong một viên ruby ​​2,5 tỷ năm tuổi.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra than chì từ một trong những viên hồng ngọc ở Greenland. (Ảnh minh họa qua NTDTV)

Quốc gia Greenland có một mỏ ruby ​​lâu đời nhất trên thế giới. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra than chì – một loại khoáng chất vốn chỉ chứa cacbon từ một trong những viên hồng ngọc. Khi phân tích sâu hơn về các nguyên tố cacbon này, các nhà khoa học phát hiện chúng đến từ tàn tích của sự sống trong thời cổ đại.

Một trong những nhà nghiên cứu chính là Giáo sư Chris Yakymchuk – chuyên ngành nghiên cứu Trái Đất và Môi trường tại Đại học Waterloo ở Canada. Ông cho biết trong một thông cáo báo chí: “Than chì trong viên ruby ​​này thực sự rất đặc biệt. Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra một viên ruby chứa bằng chứng về sự sống trong thời cổ đại.”

Qua kiểm tra các nhà khoa học cho biết niên đại của viên ruby này lên đến 2,5 tỷ năm. Những gì các nhà khoa học hiện nay biết là vào thời điểm đó, oxy trong bầu khí quyển của Trái Đất rất khan hiếm, và chỉ có một số sinh vật đơn bào tồn tại dưới dạng vi sinh vật và tảo. Các nhà khoa học cho rằng một số nguyên tố cacbon đến từ các mảnh vỡ của sinh vật, còn một số thì không. Thông qua tỷ lệ đồng vị trong nguyên tử cacbon thì có thể biết nó đến từ đâu. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các nguyên tử cacbon này.

Giáo sư Yakymchuk nói: “Các nguyên tử carbon trong các sinh vật hầu hết là các nguyên tử carbon nhẹ, vì chúng cần ít năng lượng hơn để được tổng hợp thành tế bào… Loại than chì này chứa nhiều cacbon 12 cho nên chúng tôi đưa ra kết luận: Những nguyên tử carbon này đã từng là sự sống trong thời cổ đại, rất có thể là những vi sinh vật đã chết, chẳng hạn như tàn tích của vi khuẩn lam.”

Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu điều kiện hình thành của các loại đá quý có màu sắc khác nhau trong những tảng đá này ở Greenland. Họ phát hiện ra rằng phổ biến nhất là hồng ngọc và ngọc bích, được sinh ra từ cùng một chất. Trong thành phần của ruby thì crom mang lại cho nó một màu sắc độc đáo. Một lượng nhỏ của sắt, titan và niken tạo ra đá quý có màu sắc khác nhau, chẳng hạn như sapphire với màu xanh lam.


Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự hiện diện của than chì có khả năng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của các loại đá xung quanh, tạo ra các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự hình thành của hồng ngọc. “Chỉ từ màu sắc và thành phần hóa học của hồng ngọc, người ta cũng không thể hiểu trực tiếp quá trình hình thành của nó trong khu vực này. Sự tồn tại của than chì có thể sẽ cung cấp manh mối mới để khám phá vấn đề này”, Giáo sư Yakymchuk nói.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí “Ore Geology Reviews” vào tháng 11/2021.

Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *