Ông là một trong những người từng giàu nhất Việt Nam, sắm may bay riêng đi chơi và thăm ruộng lúa. Ông chính là công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Theo các tài liệu còn lưu lại, công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là một trong hai người Việt đầu tiên mua máy bay riêng vào khoảng những năm 1930 của thế kỷ trước. Bấy giờ, nước ta chỉ có 3 chiếc máy bay, gồm 2 chiếc của vua Bảo Đại và một của công tử Bạc Liêu.
Công tử Bạc Liêu từng mua máy bay 2 cánh quạt, 2 chỗ ngồi của Pháp. Theo một số nguồn thông tin, giá trị hợp đồng lên đến vài chục triệu đồng Đông Dương, tương đương hơn 100 kg vàng.
Theo sách “Công tử Bạc Liêu: Cuộc đời và giai thoại”, sinh thời, ông Trần Trinh Huy từng tiêu xài hết khoảng 5 tấn vàng của bố mẹ. Vì ham chơi vô độ, ông tiêu hoang phí hết tài sản của mình, cuối đời phải sống trong nghèo khó.
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy còn được gọi là Ba Huy (theo cách xưng hô miền Nam dành cho người con trai thứ hai trong gia đình). Ông sinh năm 1900 tại Bạc Liêu với tên thật là Trần Trinh Quy. Sau đó, tên Quy được cho là không sang trọng nên đã đổi thành Trần Trinh Huy.
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy sinh ra trong gia đình đại địa chủ ở miền Nam thời bấy giờ. Bố ông là Trần Trinh Trạch – một trong 4 người giàu nhất miền Nam trong thế kỷ 20. Trần Trinh Trạch từng là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối.
Sinh ra trong gia đình giàu có, từ nhỏ, Trần Trinh Huy được cho sang Pháp du học. Tuy nhiên, thay vì học hỏi kiến thức khoa học như cha mẹ kỳ vọng, cậu Huy lại chỉ thích học những thú ăn chơi ở phương Tây như lái máy bay, lái xe, nhảy đầm.
Theo sách “Công tử Bạc Liêu: Sự thật và giai thoại”, ông Trần Trinh Huy từng gây chấn động dư luận lúc đó khi đi thăm ruộng bằng máy bay ở miền Tây Nam Bộ. Có lần lái máy bay thăm ruộng lúa lạc đường sang Xiêm (Thái Lan), ông bị giữ lại và bị phạt nặng.
Rất giàu có nhưng do ăn chơi hoang phí, Trần Trinh Huy đã tiêu hết tài sản, cuối đời sống trong khó khăn. Ngôi biệt thự ông từng ở nay được sử dụng làm khách sạn, trở thành điểm tham quan du lịch thu hút.
Nguồn: DV
- Câu chuyện ít ai biết về chàng hoàng tử Miến Điện lưu vong tại Sài Gòn
- Đức tính giản dị đến khó tin của cô Ba – Hoa khôi nổi tiếng một thời của Sài Gòn xưa
- Ông Huyện Sỹ: Đại hào phú Sài Gòn và mối quan hệ với Nam Phương hoàng hậu