Đại gia giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa : Nhất Sỹ, nhì Phương

Nếu như dòng họ của ông Lê Nhứt Sỹ được cho là giàu có hơn cả vua Bảo Đại, nhiều người còn đùa rằng, số tiền ông Đỗ Hữu Phương nắm trong tay có khi đếm cả đời cũng không hết.

Nhất Sỹ 

Ông Nhứt Sỹ bên vợ con. (Ảnh: Dân Sài Gòn)

Tạp chí Thời đại cho biết, ông Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900) là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu – vị Hoàng hậu cuối cùng của đất An Nam. Ông xuất thân trong gia đình công giáo, thuở thiếu thời theo một số tu sĩ người Pháp sang Malaysia để lĩnh hội kiến thức. Sau khi trở về quê, do tên thật trùng với tên 1 người thầy trong tu viện, ông liền đổi thành Lê Phát Đạt.

Vốn là người có học vấn uyên bác, am hiểu nhiều ngôn ngữ, ông từng đảm nhận chức thông ngôn, rồi đến Ủy viên của Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Thời điểm này, ông được dân chúng gọi là Huyện Sỹ. Có khá nhiều giai thoại về khối tài sản Huyện Sỹ sở hữu. Nhiều ý kiến cho rằng ngôi nhà gốc của ông ở đất Tân An (tỉnh Long An), được xây tại khu vực phong thuỷ tốt, từ đó giúp cả dòng họ phất lên “như diều gặp gió”.

Tượng điêu khắc của ông Huyện Sỹ. (Ảnh: Tạp chí Thời đại)




Bên cạnh đó, không ít ý kiến nhận định, ông giàu có nhờ “trúng đất”. Theo đó, trong giai đoạn Pháp chiếm Nam Kỳ, người dân di tản khắp nơi, để lại vô số ruộng không. Chính quyền bắt mua nhiều ruộng đất, khiến ngài Huyện Sỹ phải chạy vạy khắp nơi, làm theo yêu cầu. Cuối cùng, may mắn đến với gia đình ông khi số đất này liên tiếp được mùa, lúc thóc bạt ngàn, khiến khối tài sản của ông tăng lên không ngừng.

Trong cuộc đời mình, vị đại gia này xây dựng nhiều công trình tôn giáo nổi tiếng. Tương truyền rằng, chạy xe từ khu vực nhà thờ Huyện Sỹ (Q.1) đến hết nhà thờ Chí Hòa (Q.10), sau đó đi 1 vòng quanh nhà thờ Hạnh Thông Tây (Q.Gò Vấp), dân chúng sẽ thấy đất đai của ông phú hộ trải dài mênh mông. 

Nhà thờ Huyện Sỹ – nơi an nghỉ của vị phú hộ nổi tiếng. (Ảnh: Nhà thờ Công giáo)​




Được biết, con cái của ông đều là đại điền chủ giàu có, nắm trong tay nhiều đất đai ở khắp các tỉnh Nam Kỳ. Trong đó, ông có cháu ngoại là Nguyễn Hữu Thị Lan – Hoàng hậu của vua Bảo Đại. Hậu thế còn đồn rằng, số tài sản của gia tộc Huyện Sỹ lớn hơn gấp nhiều lần so với nhà vua.

Nhì Phương

Hình ông Đỗ Hữu Phương in trên con tem Đông Dương. (Ảnh: Tri thức & Cuộc sống)

Báo Dân Trí cho hay, ông Đỗ Hữu Phương (1841 – 1914) là con của Bá hộ Khiêm – người giàu có nổi tiếng đất Nam Kỳ thời bấy giờ. Vào năm 1859, quân Pháp bắt đầu tiến đánh Gia Định, ông Phương tạm lui về khu vực khác để lánh thân. Đến năm 1861, ông đảm nhận chức vị hộ trưởng, sau đó lần lượt nắm nhiều vị trí khác nhau trong chính quyền Pháp tại Sài Gòn. Từ đây, con đường quan lộ của vị phú hộ này cũng thăng tiến không ngừng.

Nhiều nhận xét cho rằng, ông Đỗ Hữu Phương có mệnh “giàu từ trong trứng”, cả đời sống trong nhung lụa và địa vị, ít địa chủ nào có thể sánh bằng. Bá hộ Khiêm vốn là người thức thời, tận dụng mọi lợi thế để kinh doanh với người ngoại quốc. Theo thời gian, vị bá hộ này vừa mua bán nhiều mặt hàng nông sản, vừa tính đến việc thâu tóm hàng loạt cơ sở kinh doanh, buôn bán.


Dinh thự của gia đình ông Phương ở Q.3 Sài Gòn xưa. (Ảnh: Báo Pháp luật)

Sau này, ông Phương được thừa kế gia sản của cha, tiếp tục tận dụng sự khéo léo và mối quan hệ chốn quan trường để phát triển cơ nghiệp. Tài sản ông sở hữu nhiều đến mức, người ta còn đồn rằng ngồi đếm tiền của phú hộ Phương cả đời có lẽ cũng không hết.

Trên đây là thông tin về 2 đại gia đầu tiên trong danh sách tứ đại phú hộ nổi tiếng tại Sài Gòn xưa.

Nguồn: Yan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *