Những hình ảnh chạm khắc trên các viên đá Ica cho thấy nhân loại đã từng xuất hiện một nền văn minh rất phát triển trước đó.
Đá Ica tiết lộ nền văn minh bí ẩn của nhân loại (ảnh TH)
Tranh chạm khắc trên đá thời tiền sử
Ngày 13/5/1966, tiến sĩ Javier Cabrera Darquea ở tỉnh Ica, Peru đã nhận được một khối đá kỳ lạ. Sau khi nghiên cứu lịch sử thời tiền sử, ông phát hiện ra rằng con vật được khắc trên đó là một loài cá đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước.
Quá phấn khích vì việc này, ông đã tìm đến người bán viên đá – người nông dân có tên Basilio Uschuya. Uschuya nói rằng anh ta đã tìm thấy rất nhiều khối đá được chạm khắc tại một sơn động ở vùng núi ven biển; ước tính ở đó phải có hơn 100.000 khối. Nhưng Uschuya từ chối tiết lộ vị trí cụ thể của sơn động. Tiến sĩ Darquea đã mua lại hàng nghìn khối đá từ người nông dân này và thu thập khoảng 20.000 khối đá trong thời gian sau đó.
Những khối đá này là loại đá andesite cứng. Andesite là một loại đá dung nham hình thành do quá trình phun trào của núi lửa và có độ cứng cao. Điều đáng kinh ngạc là những tảng đá này không chỉ được chạm khắc với một số lượng khổng lồ mà còn rất tinh xảo và chân thực.
Các hình ảnh được chạm khắc trên đá Ica (ảnh Zhihu)
Những hình ảnh được chạm khắc rất sinh động
Những cảnh tượng được mô tả bởi những viên đá này gồm: Nhà thiên văn học dùng kính viễn vọng nghiên cứu sao chổi và thiên hà; bác sĩ phẫu thuật cấy ghép tim, não, và các cơ quan nội tạng, mổ sinh; ban nhạc chơi nhạc cụ đang biểu diễn một cách có tổ chức; những người khổng lồ cưỡi khủng long chiến đấu, người khổng lồ săn khủng long lấy thịt;
Rất nhiều các loại cá, chim, bò sát, khủng long ba sừng, khủng long phiến sừng, khủng long bay, khủng long bạo chúa và các loài khủng long khác; bản đồ thế giới được vẽ từ trên không (khác với các bản khối đại lục ngày nay); cảnh con người sinh con và cho con bú v.v.
Đá khắc hình người đang quan sát thiên thể (ảnh Chánh Kiến)
Hàng vạn bức tranh khắc trên đá không hề trùng lặp. Chúng mô tả một xã hội có kỹ thuật phát triển cao; trong đó loài người, khủng long và người khổng lồ cùng chung sống với nhau.
Người theo thuyết tiến hóa ra sức phản đối
Những phát hiện này lập tức xung khắc với thuyết tiến hóa của Đác-uyn (Darwin). Vì vậy những người ủng hộ thuyết tiến hóa đã không cho những điều này là chân thực. Họ quả quyết cho rằng người nông dân Basilio Uschuya đã chiểu theo sách để chạm khắc ra với mục đích bán kiếm lời.
Và họ càng mạnh miệng hơn khi mà chính người nông dân Basilio Uschuya đã từng nói với giới truyền thông rằng những viên đá này được làm giả. Nhưng rốt cuộc sự thật là như thế nào?
Trên thực tế, Uschuya đã nói dối để tránh bị phạt tù vì tội bán các hiện vật khảo cổ. Với các báo cáo của BBC và nhiều phương tiện truyền thông nổi tiếng khác, những viên đá chạm khắc ở Peru đã gây ra một chấn động lớn. Tuy nhiên, luật pháp của Peru nghiêm cấm mua bán hiện vật khảo cổ học; và chính quyền đã ngay lập tức bắt Uschuya.
Để tránh bị bỏ tù, anh ta đã khai là tự mình đã chiểu theo hình mẫu trong sách và tạc theo chứ đó không phải là văn vật; đồng thời nói với báo chí là anh ta đã làm giả những viên đá này. Vậy nên anh ta đã không bị bỏ tù.
Hình chạm khắc cho thấy người khổng lồ đã từng tồn tại trên trái đất (ảnh Minghui)
Đá Ica liệu có thể làm giả?
Nhưng nếu đó là đồ giả thì nghi vấn đều tiên là: Làm thế nào mà vào những năm 1960, một người nông dân lại có thể chạm khắc 100.000 phiến đá nham thạch cứng trong một thời gian ngắn? Không những thế, nội dung chạm khắc lại vô cùng phong phú; từ thiên văn địa lý, đến các giống loài, phương thức sinh hoạt, y học, cơ thể người v.v. Mỗi tác phẩm đều vô cùng chi tiết và chính xác. Một người nông dân chưa từng được học hành thì làm sao có thể nghĩ ra và chạm khắc những tác phẩm này?
Hơn nữa, trong những năm 1960 và 1970, con người không biết gì về da khủng long và các chi tiết khác. Vậy mà những viên đá chạm khắc ở Peru vào những năm 1960 lại có thể mô tả khủng long có các bộ da với hoa văn độc đáo cùng nhiều đặc điểm khác.
Mô hình khủng long với hoa văn trên da tinh tế (ảnh Chánh kiến)
Mãi cho đến những năm 1990, con người mới khai quật được hóa thạch da khủng long. Với việc phát hiện ngày càng nhiều hóa thạch, những nhà nghiên cứu khủng long kinh ngạc phát hiện ra rằng mô tả về da khủng long trên đá Ica đã được phát hiện sớm hơn nhiều thập kỷ so với những khám phá khảo cổ liên quan.
Nếu đúng là một người nông dân chạm khắc theo mẫu trong sách, vậy thì anh ta lấy mẫu đó ở đâu trong khi phải hàng chục năm sau người ta mới phát hiện ra những hoa văn đó?
Lịch sử nhân loại cần được viết lại
Đá khắc cảnh cấy ghép tim (ảnh Chánh kiến)
Còn một chứng cứ thuyết phục khác, đó là trong các rãnh chạm khắc có tồn tại một lớp oxy hóa; các lớp oxy hóa bám trên bề mặt chạm khắc khẳng định phải xuất hiện sau thời điểm chạm khắc. Tiến sĩ địa chất Erik Wolf và Viện Mỏ Dầu khí của Đại học Bonn đã xác định niên đại của lớp oxy hóa trong rãnh đá. Kết quả cho thấy lớp oxy hóa trong các rãnh khắc có niên đại ít nhất hơn 12.000 năm.
Nói cách khác, qua phân tích bằng các phương pháp khoa học, người ta thấy rằng những phiến đá này không phải là sản vật của nền văn minh nhân loại lần này. Nhân loại có thể đã từng tồn tại một hoặc nhiều nền văn minh trước đó.
Những phát hiện về đá Ica và nhiều di tích khảo cổ khác đã đủ để viết lại sách về lịch sử nhân loại; không nên mãi bám cứng vào thuyết tiến hóa của Đác-uyn.
Nguồn: Nguyenuoc
- Rồng biển: Huyền thoại và những ghi chép có thật
- Quỷ Cốc Tử – Nhân vật thần bí nhất lịch sử Trung Hoa là ai?
- Khám phá mới có thể thay đổi cả lịch sử của Tháp Babel