Các nhà vật lý học nói với chúng ta rằng họ đang nắm trong tay bằng chứng vũ trụ mà ta vẫn biết là một chương trình giả lập trên máy tính. Làm sao mà họ có được bằng chứng đó? Họ tạo ra một chương trình giả lập và nó có nhiều điểm tương đồng với chúng ta và với vũ trụ này.
Nếu vũ trụ này là giả lập thì ai là kẻ tạo ra nó?
Đây có thể gọi là một thử nghiệm đã tồn tại trên giấy khá lâu rồi, các nhà triết học lẫn những nền văn hóa nổi tiếng đều tin vậy và chỉ ra rằng một nền văn minh đủ lớn, đủ thông minh rồi sẽ tạo ra một vũ trụ giả lập.
Rồi nền văn minh trong vũ trụ giả lập ấy lại tiến hóa lên đủ tiên tiến, đủ thông minh để có thể tạo ra một vũ trụ giả lập bên trong một vũ trụ giả lập mà họ đang sinh sống. Cứ như vậy ta sẽ có nhiều vũ trụ giả lập hơn số lượng vũ trụ thực. Và đâu đó tồn tại một tỉ lệ cái vũ trụ này cũng chỉ là một vũ trụ giả lập mà thôi.
Ta vẫn dự đoán (hay lo sợ) về việc đó, và giờ một đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Đại học Bonn ở Đức, dẫn đầu là nhà khoa học Silas Beane, nói rằng họ đang có bằng chứng cho việc vũ trụ giả lập là có thực.
Trong bản báo cáo của mình, họ chỉ ra rằng vũ trụ giả lập của chúng ta hiện tại vẫn còn rất nhỏ và yếu, vì thế những định luật vật lý vẫn bị hạn chế rất nhiều.
Những nhà nghiên cứu khác phân tích rằng: “vấn đề nằm ở mọi môi trường giả lập nằm ở chính các định luật vật lý, nó hiện hữu liên tiếp và chồng lên một lưới ba chiều riêng rẽ, được phát triển và nới rộng ra theo từng bước tiến của thời gian”.
Đây là thế giới mà ta đang sống?
Về cơ bản, điều đó có nghĩa rằng bản thân một môi trường giả lập có những hạn chế nhất định, những hạn chế mà chính hệ thống máy tính của nó áp đặt lên, ví dụ như lượng năng lượng mà một hạt có được trong một chương trình nào đó. Tất cả đều có một giới hạn, và giới hạn đó dựa phần lớn vào hệ thống giả lập nó mạnh mẽ tới mức nào.
Chúng ta đang sống trong một nhà tù tạo nên bởi một thực thể nào đó mạnh hơn, lớn hơn và tiên tiến hơn rất rất nhiều. Ta không thể nhìn thấy được những bức tường gạch của nhà tù tăm tối đó, nhưng qua vật lý nói riêng và khoa học nói chung, có lẽ sẽ có ngày ta với tay ra và chạm vào bức tường đó.
Hoặc ít ra, là nhiều người tin thế.
Liệu chúng ta có thực sự sống trong một thế giới giả lập?
Nguồn: Thời Đại