Cuộc sống cuối thời nhà Thanh: Dân đút tiền để được… chết nhanh hơn

Những bức ảnh cũ phản ánh một cách chân thực xã hội Trung Quốc cuối thời Thanh, thật khác xa những gì chúng ta vẫn thấy trên phim.

Thời vua Càn Long, Hoàng đế tự nhận quốc gia mình rất giàu mạnh, cho nên thực thi chính sách bế quan tỏa cảng. Về sau, các quốc gia phương Tây sử dụng thuốc phiện để mở ra lối vào Trung Hoa, khiến biết bao người chìm đắm trong khói thuốc phiện.

Bởi vì thuốc phiện, biết bao người Trung Quốc tan cửa nát nhà, còn chính những người hút thuốc phiện lại biến thành những bộ xương di động, tinh thần ngày một sa sút, còn tự đổ không biết bao nhiêu tiền của vào túi người phương Tây.

Cuối thời nhà Thanh, bởi vì chính quyền nhà Thanh hủ bại vô năng, khiến Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây lăm le xâm lược. Khi bát quốc liên quân tiến vào kinh thành Bắc Kinh, chúng cướp bóc tài sản của dân chúng, tung hoành ngang ngược trên lãnh thổ Trung Hoa.

Có một tên lính phương Tây còn ngang nhiên vồ lấy một thiếu nữ, trêu ghẹo cô gái ngay trên phố, đằng sau là những người đang hoảng hốt tháo chạy, họ đã chẳng lo nổi cho mình nên chẳng có ai quan tâm tới sống chết của cô gái.

Thời nhà Thanh, những hình phạt dùng để trừng phạt tội phạm đều vô cùng tàn khốc, hơn nữa cũng cực kỳ vô nhân đạo. Có một hình phạt đó là đem người phạm tội buộc trên cột, cho dù thời tiết ra sao cũng phải duy trì một tư thế ấy. 

Cho dù là ngất đi cũng vẫn sẽ bị treo như thế. Dưới cái nắng gay gắt, phạm nhân sẽ chết dần vì đói và khát, song hình phạt tàn khốc ấy chỉ là cách để phạt những phạm nhân tội nhỏ mà thôi.

Khổ hình thời Thanh có rất nhiều, ví dụ như đem phạm nhân nhốt cố định trong lồng gỗ, thò mỗi đầu ra, cơ thể không thể cử động được. 

Phạm nhân đứng trong lồng nhưng chân không thể chạm đất, cứ đứng như thế dưới cái nắng gay gắt, người bình thường sẽ chẳng chịu nổi quá 3 tiếng đồng hồ. 

Đây là hình phạt cho những người phạm tội nặng, nhiều người vì không chịu nổi hình phạt này nên chọn đút tiền để được chết nhanh hơn.

Còn về phía dân đen, sinh ra trong giai đoạn lụi tàn của triều đại, những người nghèo sống không bằng chết. Người ăn mày nay đang đứng trên đường, chuẩn bị đi xin ăn.

Thời ấy, làm ăn mày cũng không phải là một việc dễ dàng, có đôi khi ăn mày trên một con đường còn nhiều hơn người đi đường. 

Có thể rất nhiều người không dám tin, nhưng đây chính là lịch sử chân thực, khác xa những hình ảnh chúng ta vẫn thấy trên phim.

“Ở Trung Quốc, nếu bạn thấy mười mấy người cả già trẻ lớn bé đang tranh giành nhau ác liệt… một đống phân bò, đừng cảm thấy lạ lẫm làm gì.”

Đây là miêu tả của một người truyền giáo về người nghèo thời kỳ Vãn Thanh, không hề nói quá một chút nào. Khi ấy phân bò là loại phân bón quan trọng, rất nhiều người sẽ nhặt nó lên nếu thấy trên đường, có thể một thôn xóm nhỏ có đến mấy chục người tới tranh giành.

Năm 1877, miền Bắc Trung Quốc đối mặt với đợt hạn hán đạt khủng khiếp chưa từng có. Thời điểm đó, trình độ canh tác thấp, những năm được coi là bội thu người dân còn chưa đủ lương thực nên khi thảm họa thiên nhiên ập tới, nạn đói đã đến như một điều tất yếu.


Kéo dài từ năm 1877 đến năm 1878, thảm họa Đinh Mậu – Nạn đói ở miền bắc Trung Quốc xảy ra cuối thời nhà Thanh đã khiến 10 triệu người chết đói, 20 triệu nạn nhân tìm đường tháo chạy để kiếm tìm sự sống.

Thật khó có thể tưởng tượng hết mức độ thảm khốc của thảm họa ấy. Để duy trì hơi thở thoi thóp, người nghèo chỉ có thể ăn những thứ như vỏ cây, cọng cỏ. Thi thể người chết đói chồng chất không được xử lý, kết quả là dịch bệnh hoành hành.

Những bức ảnh chân thực này nếu không được công bố rộng rãi, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ chỉ biết đến nhà Thanh với qua những thước phim truyền hình mà ở đó, hầu như chỉ đề cập đến đời sống chốn hoàng cung xa hoa, không bao giờ túng thiếu.
Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *