Ít nhất 9.300 năm trước, ở một khu vực hiện đang chìm trong biển Địa Trung Hải, những người săn bắt hái lượm thời kỳ đồ đá đã hoàn thành một kỳ tích ngoài những gì các chuyên gia ngày nay nghĩ là có thể vào thời điểm đó.
Họ cắt một cột đá vôi nặng 15 tấn một cách chính xác, khoan lỗ trên đó và đã dịch chuyển nó gần 300 mét. Khối đá nguyên khối dài 12 mét.
Một khối đá nguyên khối được tìm thấy chìm giữa bờ biển Sicily và Tunisia, bao gồm cả cận cảnh một lỗ trên khối đá. (Ảnh: Science Direct)
Theo Ancient Origins, vào năm 2012, các nhà hải dương học nghiên cứu đáy biển Địa Trung Hải ở Kênh Sicilia giữa Tunisia và Sicily đã tìm thấy tảng đá nguyên khối ở độ sâu 131 feet (40 mét).
Trong một bài báo mới trên Journal of Archaeological Science, các nhà nghiên cứu cho biết khu vực này đã bị nhấn chìm hoàn toàn vào khoảng 9.300 năm trước, trong khoảng vài trăm năm.
Trước đó, khu vực này là vùng biển nông với một quần đảo gồm nhiều hòn đảo ở khoảng giữa đảo Sicily và bờ biển Bắc Phi.
Do đó, người ta cho rằng cây cột đã được chạm khắc cách đây ít nhất 9.300 năm.
Các nhà nghiên cứu đã có thể xác định niên đại của tảng đá nguyên khối bằng cách trích xuất các mảnh vỏ sò từ nó. Họ nhận thấy nó có cùng thành phần và tuổi với đá vôi cách đó khoảng 300 mét.
Điều này cho thấy nó đã được vận chuyển một khoảng cách tương tự.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc phát hiện ra cây cột đá chìm dưới nước này có thể khiến các học giả phải suy nghĩ lại về ý tưởng về “chủ nghĩa nguyên thủy công nghệ” (technological primitivism) trong những người săn bắn hái lượm.
Emanuele Lodolo và Zvi Ben-Abraham đã viết trong bài báo của họ: “Khám phá này cung cấp bằng chứng cho hoạt động quan trọng của con người thời đại đồ đá giữa (Mesolithic) ở vùng Kênh Sicilia”.
Lodolo và Ben-Abraham tuyên bố rằng một số yếu tố khiến họ tin rằng cột đá là do con người đẽo gọt chứ không phải do tự nhiên tạo thành.
Họ viết rằng tảng đá nguyên khối có hình dạng thông thường và ba lỗ có đường kính tương tự nhau. Nó bao gồm đá vôi có tính chất khác với đá ở vùng lân cận, nhưng tương tự như đá không xa nơi nó được vận chuyển.
Khối đá nguyên khối ngập trong nước biển. (Ảnh: Science Direct)
Họ viết: “Sự hiện diện của tảng đá nguyên khối cho thấy hoạt động phổ thông của con người trong [khu vực]. Nó được cắt và lấy ra như một viên đá duy nhất từ sườn núi thẳng đứng bên ngoài cách đó khoảng 300 mét về phía nam, sau đó được vận chuyển và có thể được dựng lên. Từ kích thước của tảng đá nguyên khối, chúng tôi có thể cho rằng nó nặng khoảng 15 tấn”.
Các nhà khoa học không suy đoán về chức năng của tảng đá nguyên khối. Nhưng họ cho rằng nó nằm ở một khu vực quan trọng, nằm giữa Sicily và Tunisia.
Sicily có thể có người sinh sống từ 17.000 đến 27.000 năm trước, khi có một cầu đất liền (land bridge) từ Italy. Cầu đất liền là chặng của một hành trình có đi qua đất liền nối giữa hai chặng đường biển.
Các tác giả viết: “Việc phát hiện ra địa điểm ngập nước ở Kênh Sicilia có thể mở rộng đáng kể kiến thức của chúng ta về các nền văn minh sớm nhất ở lưu vực Địa Trung Hải và quan điểm của chúng ta về sự đổi mới và phát triển công nghệ mà cư dân thời kỳ đồ đá giữa đạt được. Đá nguyên khối… được tạo thành từ một khối lớn duy nhất, cần phải cắt, khai thác, vận chuyển và lắp đặt, điều này rõ ràng cho thấy các kỹ năng kỹ thuật trọng yếu và kỹ nghệ tuyệt hảo”.
Các nhà nghiên cứu thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng: “Niềm tin cho rằng tổ tiên của chúng ta thiếu kiến thức, kỹ năng và công nghệ để khai thác tài nguyên biển hoặc thực hiện các chuyến vượt biển cần phải dần dần bị loại bỏ. Những phát hiện gần đây… đã dứt khoát loại bỏ ý tưởng về “chủ nghĩa nguyên thủy công nghệ” thường được gán cho những người định cư ven biển là chỉ biết săn bắn hái lượm”.
Nguồn: NTD
- Những cảnh báo trong 3 tháng đầu 2023 của thần đồng tiên tri Ấn Độ gây xôn xao
- Leonardo da Vinci từng tiên đoán về tương lai chính xác như nào?
- Những bức ảnh hiếm hoi nhất trong lịch sử nhân loại