Công trình kiến ​​trúc 7.000 năm tuổi, cổ hơn Stonehenge, kim tự tháp Ai Cập

Công trình kiến ​​trúc cổ ở Prague là một trong những “bằng chứng lâu đời nhất về kiến ​​trúc” ở Châu Âu.

Các nhà khảo cổ phát hiện ra tàn tích về một cấu trúc thời kỳ đồ đá lâu đời hơn cả Stonehenge và thậm chí cả các kim tự tháp Ai Cập gần Praha.

Công trình kiến ​​trúc 7.000 năm tuổi, cổ hơn Stonehenge, kim tự tháp Ai Cập

Đó là một khu phức hợp bí ẩn hình vòng tròn, gần 7.000 năm tuổi, do cộng đồng địa phương tạo nên làm nơi họ tụ tập. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ mục đích thực sự của công trình cổ này.

Công trình khối tròn có kích thước lớn, đường kính khoảng 55 mét, tương đương với chiều cao của Tháp nghiêng Pisa. Jaroslav “4;ídký, phát ngôn viên của Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hoà Czech cho biết: “Còn quá sớm để nói về bất cứ điều gì liên quan đến những người xây dựng nên vòng tròn này nhưng rõ ràng đây là một phần của văn hóa đồ gốm”.

Các di tích được xác định niên đại bằng carbon phóng xạ từ cuộc khai quật giúp nhóm nghiên cứu xác định chính xác ngày xây dựng cấu trúc và liên kết với một khu định cư thời đồ đá mới phát hiện gần đó. Những ngôi làng canh tác định canh của họ nằm ở giao điểm của Ba Lan đương thời, miền đông nước Đức và miền bắc Cộng hòa Czech.

Đó là những ngôi nhà hình dạng dài, những kiến ​​trúc hình chữ nhật lớn, có sức chứa từ 20 đến 30 người mỗi nhà. Đáng chú ý là những viên đá tròn có kích thước khác nhau, phổ biến nhất là đường kính khoảng 60 mét để tạo nên công trình.




Các nhà khảo cổ học cho rằng “công trình hình tròn là bằng chứng lâu đời nhất về kiến ​​trúc ở toàn bộ châu Âu”. Nhìn từ trên cao, hình tròn bao gồm một hoặc nhiều rãnh tròn, rộng có khoảng trống dùng làm lối đi vào. Hàng trăm công trình đất hình tròn này đã xuất hiện ở khắp Trung Âu, nhưng tất cả đều có niên đại chỉ khoảng hai hoặc ba thế kỷ.
Năm 1991, nhà khảo cổ phát hiện Vòng tròn Goseck, nó có đường kính 75 mét và có một hàng rào bằng gỗ đôi và ba lối vào ở Đức. Đây là kiến trúc tròn được phát hiện sớm nhất ở châu Âu.

Hai trong số các lối vào tương ứng với mặt trời mọc và lặn trong mùa đông và mùa hè. Vòng tròn Goseck hoạt động như một đài quan sát hoặc một loại lịch theo dõi thời gian.

Theo Jaroslav “4;ídký, các hình tròn là nơi tổ chức các nghi thức xã hội. Họ xây dựng để tập hợp một số lượng lớn người, tổ chức các lễ kỷ niệm, các sự kiện quan trọng đối với cộng đồng, ví dụ như nghi thức thông hành, hiện tượng thiên văn hoặc trao đổi kinh tế.

Bí ẩn về kim tự tháp Ai Cập: Được xây bên dòng sông ‘ma’?
Các kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng – những pháo đài bất động, không thể xuyên thủng tưởng chừng được xây dựng giữa sa mạc khô cằn, nhưng thực tế có phải như vậy?




Những mê cung bằng đá này được người Ai Cập cổ đại xây dựng để tôn vinh người chết và đưa họ sang thế giới bên kia, được xây dựng cách đây khoảng 4.500 năm mà không có công nghệ hiện đại với độ chính xác đáng kinh ngạc .




Một nghiên cứu mới cho thấy các điều kiện môi trường thuận lợi góp phần lớn để xây dựng các kim tự tháp Giza, và một nhánh cổ của sông Nile đóng vai trò như một đường dẫn hàng hải cho việc vận chuyển nguyên vật liệu.

Nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng đã có nhiều con thuyền xuôi ngược quanh khu vực Giza ngự trị này nay một cách hoàn toàn dễ dàng, không có gì phức tạp nhờ sự hiện diện của một hệ thống sông “ma”.




“Để xây dựng các kim tự tháp, lăng mộ và đền đài trên cao nguyên, dường như các kỹ sư Ai Cập cổ đại đã tận dụng lợi thế của sông Nile và những trận lũ lụt hàng năm của nó. Học đã sử dụng một hệ thống kênh rạch và lưu vực khéo léo để tạo thành một quần thể cảng dưới chân cao nguyên Giza, “Nhà địa vật lý Hader Sheisha (Đại học Aix-Marseille, Pháp), người dẫn đầu nghiên cứu chia sẻ.




Các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra các hạt phấn hoa đã hóa thạch từ các lõi khoan trầm tích khu vực xung quanh kim tự tháp Giza để vẽ một bức tranh chi tiết hơn về hệ thống sông hàng thiên niên kỷ trước.




Các hạt phấn hoa được bảo quản trong các lớp trầm tích cổ đại và trong các nghiên cứu khác, chúng được sử dụng để tái tạo lại khí hậu trong quá khứ và các cảnh quan thảm thực vật trông rất khác ngày nay.

Bằng chứng thực vật thú vị này có thể giúp tái hiện lại khí hậu khu vực khi mà kim tự tháp Giza được xây dựng nên, cũng như cảnh quan của thảm thực vật khi đó.





Kết quả là một cảnh quan trông rất khác vùng sa mạc mênh mông mà Giza và quần thể kim tự tháp quanh đó ngự trị ngày nay. Phấn hoa cổ đại này xuất phát từ những thực vật đầm lầy giống cỏ, mọc ở gần mép các hồ nước.

Điều này cho thấy nhánh sông cổ đại Khufu của sông Nile chạy ngang khu vực Giza mà đã từng rất rộng lớn vào khoảng 8.000 năm về trước.

Đến thời của Giza nhánh sông vẫn đủ lớn để duy trì một đồng bằng sông trù phú với thảm thực vật xanh tươi và tuyến đường thủy thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu xây kim tự tháp.

Nguồn: VGT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *