Kênh video khoa học The Slow Mo Guys vừa có cơ hội ghi hình màn trình diễn “phi kim xuyên kính” ảo diệu của nhà sư Thiếu Lâm.
Ảnh: ĐKN
Võ công Thiếu Lâm ngoài đời dù không “ảo diệu” như phim nhưng vẫn dư sức làm cho chúng ta phải thán phục. Một trong những công phu phổ biến, được các võ sư Thiếu Lâm biểu diễn nhiều nhất chính là “phi kim xuyên kính”, trong đó, người võ sư sẽ ném một cây kim xuyên tấm kính và chọc thủng quả bong bóng sau kính. Có thể bạn đã từng xem màn biểu diễn này rồi, nhưng dù vậy cũng đừng nên bỏ qua video này để chứng kiến màn phi kim tuyệt vời dưới tốc độ siêu chậm.
Những anh chàng từ kênh YouTube The Slow Mo Guys nổi tiếng với những video quay chậm vừa mời nhóm võ sư Thiếu Lâm về biểu diễn màn phi kim xuyên kính để họ quay lại với tốc độ 1.000 và 28.000 khung hình/giây (gấp gần 30 tốc độ quay “super” slow motion trên Galaxy S9 mới ra).
Võ sư Fang Fei chia sẻ, đây là một trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm cực khó, cần cả thập kỷ để tập luyện. Bước vào màn biểu diễn, sau một hồi vận công, Fang Fei vào thế và phi chiếc kim thẳng vào tấm kính, lập tức khiến cho quả bóng sau kính phát nổ.
Khi quay chậm 1000fps, có thể thấy kim không bay xuyên qua kính mà chỉ đâm thủng kính và chính mảnh vỡ kính mới là thứ làm nổ bong bóng.
Ở lần quay thứ hai, nhóm The Slow Mo Guys không để bong bóng nhằm quan sát rõ cây kim hơn, khi xem chậm ở tốc độ 28.000 khung hình giây, quả thật đầu kim có đâm xuyên qua lớp kính một chút trước khi văng ra ngoài.
Với một chiếc kính mỏng hơn, có khả năng kim sẽ bay xuyên qua đấy chứ.
Video:
Trên thực tế, cũng như với rất nhiều “tuyệt kỹ” Thiếu Lâm khác, công phu này cũng phân cấp bậc và trình độ. Đối với người luyện đến trình độ thượng thừa, tuyệt kỹ này sẽ đúng như tên gọi của nó, và cây kim sẽ xuyên qua kính thật sự.
Video màn trình diễn “phi kim xuyên kính” ở cấp bậc cao:
Anh chàng Dan trong nhóm The Slow Mo Guys cũng muốn thử tài ném kim của mình, kết quả khá hơn dự đoán, ít nhất anh cũng làm trầy xước miếng kính, tầm sư học đạo 10 năm nữa biết đâu Dan cũng thành thạo công phu này.
72 “tuyệt kỹ Thiếu Lâm”: Không chỉ là phim ảnh
Nếu nhắc đến các công phú cái thế vang danh thiên hạ của Thiếu Lâm, thì “phi kim xuyên kính” kể trên chỉ là một trong số rất nhiều các tuyệt kỹ. Sự thực thì, các công phu Thiếu Lâm là một biển võ học bác đại tinh thâm, danh bất hư truyền.
Cách đây nhiều năm, kênh National Geographic đã thực hiện một phóng sự để tìm hiểu những bí ẩn trong biển võ học của Thiếu Lâm và họ đã ghi lại những hình ảnh khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Pha phi kim xuyên kính trên vẫn chưa là gì so với những khổ luyện mà các võ sư Thiếu Lâm phải trải qua.
Một trong những màn tập luyện khắc nghiệt nhất của các môn đồ trẻ tuổi Thiếu Lâm là pha treo cổ ngồi thiền.
Video:
Đến nay video này đã đạt được hơn 18 triệu lượt xem trên Youtube với những bình luận đầy thán phục.
“Họ thậm chí không thể tự tử”, một người bình luận.
“Thật đáng kinh ngạc khi những người này không bao giờ đi ra ngoài kia và cho “phương tây” biết họ thật sự mạnh mẽ đến mức độ nào”, một người dùng khác chia sẻ
Tinh hoa của 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm: không phải là rèn luyện thể dục!
Với nhiều cách gọi khác nhau, ví như 72 “tuyệt kỹ” Thiếu Lâm, hay 72 “cái thế công phu” Thiếu Lâm, hay 72 thất thập nhị huyền công, v.v… thực chất đã cho thấy được cái sức mạnh to lớn của võ học Thiếu Lâm danh bất hư truyền, nhưng lại chưa điểm trúng được điểm tinh túy của những bộ công phu đó.
Trên thực tế, sở dĩ công phu Thiếu Lâm nổi tiếng thế giới, có thể tạo nên những kỳ tích phi thường như vậy, như dùng tay không chặt đá, dùng giáo đâm vào cỗ khiến thanh giáo bị bẻ cong, … là bởi nó thuộc phạm trù võ thuật khí công.
Nói đến đây, cần phải điểm qua một chút về hệ thống phân loại võ thuật đương thời.
Theo Wikipedia, hệ thống công phu võ thuật hiện tại hợp thành “tứ đại công phu”, gồm Nội công, Ngoại công, Nhuyễn công và Ngạnh công, trong đó Nhuyễn Ngạnh công phu tuy có khi được xếp vào hệ thống Ngoại công, nhưng vẫn thường thấy sự khu biệt của nó do những điểm đặc thù.
Tuy nhiên nếu xét theo bản chất phương pháp rèn luyện, thì có thể phân võ thuật ra làm 2 loại: võ thuật khí công (bao gồm Nội công, nhuyễn công và ngạnh công) và võ thuật thể dục (hay ngoại công).
Ngoại công (hay võ thuật thể dục) về cơ bản chú trọng đến rèn luyện thể chất, khiến thân thể cương cường, da thịt gân xương đều cứng chắc. Về hình thức bề mặt, người học luyện các chiêu thức tấn công và phòng thủ, các bài quyền pháp, giao đấu … Một số môn võ thuật thuần túy ngoại công có thể kể đến là Taekwondo, Karate, Judo, hay quyền Anh, đấu vật, đấm bốc …
Taekwondo. Ảnh: NBC Olympics
Quyền Anh. Ảnh: Bongdaplus
Đấu vật sumo ở Nhật Bản. Ảnh: britannica.com
Những môn ngoại công này về cơ bản là giống với thể dục, bởi chú trọng đến việc rèn luyện thể chất, cơ bắp thuần túy.
Trong khi đó, võ thuật khí công (bao gồm Nội công, nhuyễn công và ngạnh công) thì lại nằm hoàn toàn ở một đẳng cấp khác. Nó là sự kết hợp giữa luyện võ (rèn luyện thể chất) và luyện khí công. Trong giai đoạn đầu của luyện khí công võ thuật, người học cần phải rèn luyện thể chất bề mặt khắc khổ.
Những động tác rèn luyện sự bền bỉ và dẻo dai của cơ bắp. Ảnh: smatterist.com
Ảnh: smatterist.com
Ảnh: smatterist.com
Sau này, người học sẽ được thầy chỉ dạy cách vận khí. Khi đã có thể vận được khí, người luyện sẽ có thể làm ra những kỳ tích phi thường mà việc rèn luyện thể chất đơn thuần trong ngoại công không thể đạt được. Như có thể thấy trong các video trên, ngay trước mỗi màn trình diễn, các võ sư Thiếu Lâm đều vận công, điều chuyển khí lực, rồi mới xuất thủ.
Dần dà qua thời gian, loại khí trong luyện võ này sẽ chuyển hóa thành một dạng vật chất cao năng lượng với mật độ cao. Khi đó họ sẽ có thể bỏ qua thời gian vận khí chuẩn bị ban đầu. Đây có thể coi là cấp bậc cao nhất trong võ thuật khí công.
Do đó, có thể kết luận rằng, để đạt được những kỳ tích trên, cần nội ngoại kiêm tu, kết hợp rèn luyện thể chất bề mặt (ngoại công) và điều chuyển nặng lượng nội tại (nội công, hay khí công). Thiếu một cái là không được.
Nguồn: DKN
- Nguyên lý vượt thời gian thật đơn giản nhưng tại sao con người chưa thực hiện được?
- Văn tự cổ cho thấy bom nguyên tử đã phát nổ trên Trái đất từ thời cổ đại
- Vết nứt khổng lồ xuất hiện ở châu Phi: “Phải chăng lục địa đen đang chia làm hai?”