Một lý do chính khiến chúng ta vẫn bị mê hoặc bởi những công trình kiến trúc cổ đại ngày nay là bí ẩn về những tảng đá khổng lồ được cắt và lắp lại với nhau với độ chính xác không thể giải thích được. Với cách nhìn nhận của chúng ta, chưa hề có lời giải đáp rõ ràng về bí ẩn công nghệ xây dựng những công trình này.
Đền Horus được bảo tồn tốt ở Edfu là một ví dụ về kiến trúc Ai Cập và nghệ thuật điêu khắc trên đá cực kỳ cao siêu. (Ảnh: Wikipedia)
Những lời giải thích cố hữu cho rằng những công cụ bình thường, thô sơ kết hợp với những nỗ lực phi thường của con người đã làm nên tất cả. Không có lời giải thích thuyết phục nào cho việc tại sao các kỹ thuật và thiết kế xây dựng lại có nhiều điểm tương đồng trên khắp hành tinh xuất hiện ở các kiến trúc cổ đại to lớn.
Nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp
Ngoài bí ẩn về công nghệ xây dựng, còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp khác: Công cụ xây dựng nào đã được sử dụng? Tại sao chúng ta không thấy bất cứ thông tin nào được lưu lại giải thích các kỹ thuật xây dựng đáng kinh ngạc này?
Những kỹ thuật này được giữ bí mật là có mục đích gì? Hay câu trả lời chính là để thách thức chúng ta phải đối mặt với chính mình? Có phải lý do chúng ta không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về các công cụ bởi vì người cổ đại đã cố tình tạo ra những công cụ sử dụng âm thanh và rung động mà chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn? Hay một lý do khác là do chúng ta đã hiểu sai về các công cụ được sử dụng?
‘Những tảng đá biết bay của Ai Cập’
Một tài liệu cổ xưa của Herodotus, một nhà sử học và địa lý Ả Rập cổ đại cho rằng người Ai Cập đã sử dụng âm thanh để vận chuyển những khối đá khổng lồ. Ông đã ghi lại một truyền thuyết hàng thế kỷ vào năm 947 sau Công Nguyên.
Theo tạp chí Mysterious Universe, truyền thuyết kể lại như sau:
“Khi xây dựng các kim tự tháp, những người tạo ra chúng đã cẩn thận định vị những mảnh giấy cói huyền diệu bên dưới các cạnh của những tảng đá hùng vĩ sẽ được sử dụng trong quá trình xây dựng. Sau đó, từng viên một, những tảng đá lớn bị rung lên bởi một thứ kỳ lạ, và khá bí ẩn, chỉ được mô tả như một thanh kim loại. Những tảng đá lớn sau đó từ từ bắt đầu bay lên không trung, và giống như những người lính ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh – tiến lên một cách chậm rãi, có phương pháp, từng khối đơn lẻ, trên một con đường lát đá được bao quanh hai bên bởi những thanh kim loại giống nhau, bí ẩn”.
Quyền trượng Was
Thần Anubis với cây Quyền trượng Was. (Ảnh: public Domain)
Tất cả chúng ta đều đã nhìn thấy các vị thần Ai Cập như Anubis, đang đứng với một cây gậy kỳ lạ trên tay như hình trên. Tuy nhiên, không nhiều người biết đồ vật đó là gì. Nó được gọi là quyền trượng Was, một cây quyền trượng biểu tượng cho vương quyền và trên đỉnh là một cái đầu ngạnh có hình dạng giống như một chiếc răng nanh cách điệu hoặc một con vật khác. Cây gậy mỏng, thẳng hoàn hảo và liên kết với các vật thể bí ẩn khác như Thập tự giá Ankh và Djed. Chúng chỉ đơn thuần là biểu tượng, hay chúng có thể là một loại công cụ nào đó?
Theo Từ điển Bách khoa Lịch sử Cổ đại, những đồ vật này là biểu tượng đại diện cho quyền lực và sự thống trị của hoàng gia.
“Ba biểu tượng quan trọng nhất, thường xuất hiện trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập từ bùa hộ mệnh đến kiến trúc là Ankh, Djed và Was. Chúng thường được kết hợp trong các bia ký và thường xuất hiện trên quan tài cùng nhau trong một nhóm hoặc riêng biệt. Trong từng trường hợp, các biểu tượng này tượng trưng cho giá trị vĩnh cửu: Ankh đại diện cho cuộc sống; Djed đại diện cho sự thịnh vượng; Was đại diện cho sức mạnh”.
Ankh đại diện cho cuộc sống; Djed đại diện cho sự thịnh vượng; Was đại diện cho sức mạnh. (Ảnh: Kyera Giannini CC BY 2.0)
Trong một số mô tả, Was được phát hiện khi đang nâng cao mái của một ngôi đền qua ánh mắt của thần Horus. Tương tự như vậy, Djed được nhìn thấy trên những sợi dây đền thờ dường như giữ bầu trời trong khu phức hợp tại Djoser ở Saqqara.
Một video từ Ancient Architects đã khám phá ý tưởng này, cho thấy các ví dụ về âm thoa được người Ai Cập sử dụng. Người dẫn dắt câu chuyện Matthew Sibson đến từ Vương quốc Anh nêu ra một số ý tưởng hấp dẫn về cách người Ai Cập có thể đã sử dụng các vật thể như quyền trượng và âm thoa để cắt xuyên qua những viên đá cứng nhất bằng cách sử dụng sức mạnh của âm thanh và rung động. (Xem video bên dưới)
Những phác hoạ về những chiếc âm thoa được tìm thấy trên bức tượng của Isis và Anubis, mỗi người đều cầm một cây gậy. Một bức chạm khắc cho thấy hai âm thoa được các vị thần kết nối bằng dây. Bên dưới âm thoa, một vật thể tròn có bốn ngạnh được đặt chính giữa và nó gần giống như một mũi tên hướng lên trên.
Trong video, Sibson tiết lộ một email thú vị nhưng chưa được xác minh trên trang web KeelyNet.com từ năm 1997. Email cho thấy rằng các nhà khảo cổ học Ai Cập đã tìm thấy những chiếc âm thoa cổ đại và có thể đã cho rằng chúng là “dị thường” khi họ không thể hình dung mục đích của chúng là gì.
“Cách đây vài năm, một người Mỹ đã mở cánh cửa dẫn đến phòng lưu trữ của bảo tàng Ai Cập có kích thước khoảng 2,4 m x 3 m. Bên trong đó, cô đã tìm thấy “hàng trăm” thứ mà cô mô tả là “âm thoa”.
Những cổ vật này có kích thước từ khoảng 0.2 m đến khoảng 2,4 m hoặc 2,7 m chiều dài tổng thể và giống như máy bắn đá, nhưng với một sợi dây được kéo căng giữa các nhánh của âm thoa. Cô khẳng định, chúng chắc chắn không phải là kim loại màu, đó là thép.
Những vật này giống như hình chữ ‘U’ với một tay cầm (hơi giống một cái chĩa ba) và khi kéo dây, chúng sẽ rung trong một khoảng thời gian dài.
Sibson thắc mắc liệu những thiết bị này có thể đã được gắn các mảnh dụng cụ cứng vào dưới cùng của tay cầm hay không và liệu chúng có thể được sử dụng để cắt hoặc khắc đá hay không, một khi chúng được làm cho rung lên.
Mặc dù email chỉ là bằng chứng mang tính giai thoại, nhưng nó dường như xác nhận chữ tượng hình của âm thoa trên bức tượng của Isis và Anubis, với dây được kéo căng giữa các cọc thép.
Tiếp theo, chúng ta thấy một con dấu Xi lanh của người Sumer cũ hơn nhiều cho thấy một hình người đang giữ một thứ có vẻ như là âm thoa. Chúng ta có thể thấy, có vẻ như những người cổ đại biết nhiều hơn về tác động của âm thanh và rung động hơn những gì chúng ta biết hiện nay.
Ngày nay, chúng ta biết được những phương pháp mới để nghiên cứu các kiến trúc cổ đại. Khảo cổ học âm thanh cho biết âm thanh đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc xây dựng các công trình vĩ đại trên khắp thế giới. Trong khi đó, nghiên cứu về sóng âm cho thấy rung động làm thay đổi hình học của vật chất theo những cách phức tạp và khó giải thích như thế nào. Ngoài ra, những bí ẩn của Cơ học lượng tử đang hé mở khi chúng ta tìm thấy các hạt mới và sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để khám phá cách vật chất tự hoạt động.
Liệu cuối cùng chúng ta có thể đạt đến thời kì mà chúng ta sẽ bắt đầu hiểu chính xác cách người cổ đại trên thế giới đã tạo ra những tượng đài khổng lồ trên toàn thế giới?
Phải chăng đã tồn tại những nền văn minh với kỹ thuật phát triển tiên tiến hơn nền văn mình lần này của chúng ta?
Nguồn: NTDVN
- Bí ẩn 5 công trình kiến trúc cổ đại chưa có lời giải
- Những công trình ghép đá nặng nghìn tấn-ẩn đố về kỹ thuật xây dựng của người xưa
- Công nghệ xây dựng “tiên tiến” của người La Mã cổ đại:2.000 năm tới nay vẫn sử dụng