Con mắt thứ ba cho phép nhìn mà không sử dụng mắt thường, thực ra không có gì quá huyền bí cả?

Thể tùng quả trong não người. (Getty Images)

Được người phương Đông mô tả như khả năng nhìn không sử dụng mắt thường, khả năng nhìn xuyên qua tuyến tùng thì chỉ những người đã trải qua tu luyện lâu dài thâm sâu mới có được.
Một trong những huyền thoại được lưu truyền trong các nền văn hóa cổ xưa của phương Đông là sự tồn tại của con mắt thứ ba, điều mà y học phương Tây ít mô tả nhưng được các nhà sinh lý học nêu lên theo những cách khác nhau.

Theo người phương Đông, con mắt thứ ba nằm trong tuyến tùng, cho phép nhìn mà không cần sử dụng đôi mắt.




Nó được mô tả như khả năng mà những người thiên bẩm có được sau thời gian dài tu luyện thâm sâu và thường là thầy thuốc.

Trong những sách cổ thời Trung Quốc cổ đại, các thầy thuốc đều cần có khả năng này để phát hiện và quan sát bệnh ở bên trong cơ thể của bệnh nhân.

Ngày nay, các nhà sinh lý học thừa nhận thể tùng quả ở một số loài có tồn tại các tế bào cảm thụ ánh sáng trực tiếp.

Chúng được mô tả theo những cách khác nhau, nhưng đều không giải thích được tại sao con người có thể nhìn bằng hệ thống này.




Sinh lý của loài cá, bò sát và các nhóm động vật khác cho thấy bên trong tuyến tùng có những tế bào cảm thụ ánh sáng tương tự như tế bào cảm thụ ánh sáng của võng mạc, có thể hoạt động trực tiếp đối với các kích thích đến từ bên ngoài.
“Chúng có khả năng cảm nhận ánh sáng trực tiếp“, thông qua các tế bào cảm thụ ánh sáng, các quang tử (hạt ánh sáng) được truyền trực tiếp tới thể tùng quả.

Theo một cách nào đó, những con cá này “nhìn” trực tiếp, nhưng đặc tính năng này bị mất ở chim và động vật cao cấp. Tuy nhiên, người ta tìm thấy những tế bào quan trọng này ở động vật có vú.

Ở cá, các tế bào cảm thụ ánh sáng phản ứng trực tiếp trong bóng tối và chúng tạo ra melatonin (một loại hôc môn), làm tăng nồng độ melanophores. Theo các nhà sinh lý học, điều này cho phép chúng nhìn được rõ ràng.




Macrophinna microstoma là một trong những động vật có thể nhìn thấy trực tiếp nhờ tuyến tùng trong hộp sọ của chúng. (Ảnh chụp màn hình YouTube)

Các nhà khoa học mô tả melatonin ở động vật có vú có liên quan đến chu kỳ sinh học, ảnh hưởng đến hưng phấn và giấc ngủ, nó cũng điều chỉnh nhiều chức năng như chống oxy hóa, kích thích miễn dịch, chống ung thư, chu kỳ kinh nguyệt và lão hóa.
 
Trong cơ thể người, trong tuyến tùng có thể quan sát thấy sự hiện diện của các tế bào pinealocytes, nó giống như tế bào cảm quang.

Có thể khẳng định các tế bào pinealocytes này phát hiện ra những dao động của ánh sáng và tiết ra hooc mon melatonin. Các pinealocytes nhận những xung động trực tiếp hoặc thông qua một mạch thần kinh phức tạp từ võng mạc.




Những gì mắt nhìn thấy phải qua một số bước trước khi đến pinealocytes. Từ võng mạc, các sợi trục của  tế bào thần kinh võng mạc hướng về phía vùng dưới đồi (hypothalamus). Tín hiệu của hình ảnh truyền tới được xử lý ở đây.


Tín hiệu này hướng về phía hạt nhân của vùng dưới đồi (hypothalamus). Từ vùng dưới đồi, nó truyền theo đường đa thần kinh giao cảm gọi là tâm thất của vùng dưới đồi (hypothalamus), theo các tế bào thần kinh thoát ra khỏi hạch cổ trên để tới được thể tùng quả.

Nếu pinealocyte tương đương với tế bào cảm quang của tuyến tùng trong các loại cá, nó có thể là một lời giải thích cho khả năng nhìn được của con mắt thứ ba được mô tả từ thời cổ xưa. Tuy nhiên, khoa học chưa làm rõ được điểm này.

Tuyến tùng cũng là khu vực được máu tưới nhiều nhất trong cơ thể người, nhiều hơn cả thận. Melatonin trực tiếp được tiết ra trong mạch máu ngoại vi, nhanh chóng đi đến toàn bộ cơ thể.

Tuyến tùng nằm trong não, trong khu vực của vùng dưới đồi (hypothalamus). Kích thước của nó là bằng một quả óc chó, có trọng lượng gần 150 miligam.

Nguồn: DKN – biên dịch theo Epoch Times France

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *