“Cóc 9 tầng” phá hủy long mạch khiến Đài Loan gặp đại hạn

Đài Loan gần đây đã phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 56 năm. Mực nước của Hồ Nhật Nguyệt – hồ tự nhiên lớn nhất Đài Loan giảm mạnh, lộ ra diện tích đáy hồ khô cạn bên dưới. Chuyên gia dân gian cho rằng là do “bức tượng con cóc 9 tầng” đặt dưới Hồ Nhật Nguyệt gây nên.

Có cao nhân phong thủy từng chỉ ra rằng hồ Nhật Nguyệt là nơi tọa lạc của long mạch Đài Loan, ảnh hưởng đến quốc vận của Đài Loan; tuy nhiên, từ năm 1999, sau khi chuyển tượng “cóc chín tầng” vào trong hồ đã khiến long mạch bị phá hủy. Từ đó trở đi, Đài Loan liên tiếp hứng chịu tai nạn.

Trang CTS News của Đài Loan đưa tin rằng tình trạng thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng trên khắp Đài Loan đã khiến mực nước ở hồ Nhật Nguyệt tiếp tục giảm xuống khiến “tượng chín con cóc xếp chồng lên nhau” trong hồ hoàn toàn lộ ra.

Hiện tỷ lệ trữ nước của hồ Nhật Nguyệt chỉ còn 40,2%, tình hình khô hạn không thể chủ quan.

Theo tư liệu trên Wikipedia, đảo Lạp Lỗ, hòn đảo ở trung tâm Hồ Nhật Nguyệt, là nơi an nghỉ của những linh hồn tối cao của tổ tiên dân tộc Thiệu, một trong những dân tộc bản địa trong truyền thuyết ở Đài Loan. Do trận động đất năm 1999, nhiều công trình kiến ​​trúc trên hòn đảo bị hư hại nặng, tượng Nguyệt Lão cũng bị đổ, đành phải chuyển đến đền Long Phụng gần khu dân cư Thủy Xã, một phần của toàn bộ hòn đảo cũng bị chìm sâu trong nước.

Năm 1999, sau khi “bức tượng con cóc 9 tầng” được chuyển vào trong hồ, thì ngày 21 trong tháng đó, huyện Nam Đầu, khu vực lớn thứ 2 của Đài Loan, đã xảy ra trận động đất 7,6 độ richter, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, còn kéo theo các thảm họa trên một phạm vi rộng lớn, trong đó có hai ngọn núi đã bị sạt lở.




Hình ảnh 9 con cóc xếp chồng lên nhau phá hủy Tàu Rồng Hồ Nhật Nguyệt. Nguồn ảnh: soundofhope

Ông Tôn Sĩ Hồng, nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu Mạng lưới Địa chấn tại Trung Quốc chỉ ra rằng, khu vực Nam Đầu nằm ở dãy núi trung tâm không phải là nơi có thể xảy ra động đất cường độ mạnh, vùng thường xuyên xảy ra các trận động đất ở Đài Loan là vùng ven biển phía đông là Hoa Liên, Nghi Nam.




Từ lúc Nam Đầu đặt bức tượng con cóc 9 tầng bằng đồng thau đè lên nhau xuống đáy hồ Nhật Nguyệt, không chỉ nơi này xảy ra trận động đất, mà còn xuất hiện hiện tượng nước biển dâng cao sau mỗi lần động đất, số lần động đất cũng tăng lên, thường xuyên hơn, với cường độ vào khoảng 6 độ richter.

Cụ thể, ngày 27/3/2013, khu vực Nam Đầu xảy ra trận động đất với cường độ trên 6 độ richter. Chưa đến 3 tháng sau, ngày 3/6 một trận động đất khác khoảng 6,7 độ richter lại xảy đến.

Có chuyên gia phong thủy Đài Loan chỉ ra rằng mầm họa của Đài Loan chính nằm ở “cóc chín tầng”, điều này vô cớ chiêu mời vận đen của con cóc ghẻ, “cóc chín tầng” đè lên địa phận long mạch thiêng liêng của Đài Loan, để cho nó mặc sức quấy phá, vậy nên mới chiêu mời vận đen.

Vào năm 2015, thầy phong thủy Đài Loan Lâm Chính Nghĩa (Lin Zhengyi) trong chương trình “Taiwan To Money” cũng đã chỉ ra rằng hướng của long mạch Đài Loan là kéo dài từ nam đến bắc. Phần long mạch chính là ở dãy núi Trung Ương và dãy núi Tuyết Sơn, trong khi dãy núi A Ly Sơn và dãy núi ven biển là dãy núi hộ pháp trái phải. Chỉ cần bộ phận long mạch chính không bị phá hoại, quốc vận của Đài Loan sẽ tiếp tục hưng thịnh.




Hồ Nhật Nguyệt ở miền trung là dưỡng long thủy để các long mạch nghỉ ngơi dưỡng sức. Trước đây nó luôn được gọi là Long Đầm, mực nước trong hồ nếu cao, linh khí của rồng sẽ rất mạnh. Đảo Lạp Lỗ chính là một biểu tượng của hòn đảo như nơi giao thoa của năng lượng vũ trụ, địa hình đồi núi xung quanh cũng đối ứng với kỳ trân dị thú. Các nhà phong thủy đều rất xem trọng hồ Nhật Nguyệt, và khi đi vào một nơi được gọi là “miệng Cửu Long”, và các vấn đề ở đây đều có ảnh hưởng đến toàn bộ Đài Loan.

Trên thực tế, Hồ Nhật Nguyệt nằm ở trung tâm địa lý của Đài Loan, phong cảnh tú lệ nổi tiếng xa gần, có các tuyến đường thông thường và nguồn tài nguyên phát điện bằng sức nước, khiến Hồ Nhật Nguyệt trở thành một thị trấn thủy điện lớn ở Đài Loan, với tổng công suất lắp đặt 2.768,3 kilowatt, chiếm 62% sản lượng thủy điện của Đài Loan.

Hồ Nhật Nguyệt (Ảnh: Mạng lưới Du lịch và Du lịch Khu thắng cảnh Quốc gia Hồ Nhật Nguyệt). Nguồn: soundofhope.org




Theo báo cáo tóm tắt về mực nước của văn phòng điều độ Công ty Điện lực Đài Loan, hồ Nhật Nguyệt trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1973 chỉ có ba năm khô hạn, nhưng lại không hề chạm đến đáy hồ. Tuy nhiên, kể từ khi “cóc chín tầng” cư ngụ ở hồ Nhật Nguyệt đến nay, tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng khiến người ta không khỏi lo lắng, mỗi lần hạn hán dài lâu, mực nước chạm đến đáy, “cóc chín tầng” trở thành “con cóc khô” lần nữa lại thu hút sự chú ý của nhiều người tham quan.

Hồ Nhật Nguyệt nằm ở trung tâm, là nơi long mạch nghỉ ngơi dưỡng sức nuôi long thủy, trước kia nơi này được gọi là Long Đàm. Mực nước trong hồ cao thì linh khí của rồng sẽ mạnh. Đảo Lalu ở hồ Nhật Nguyệt giống như nơi tiếp ứng năng lượng vũ trụ, địa hình đồi núi xung quanh cũng đối ứng với kỳ trân dị thú, cửu Long tụ tập về đây, nghỉ ngơi lấy lại sức sau lại xuất phát.

Trên thực tế, các thầy Phong Thủy luôn coi trọng long mạch của Hồ Nhật Nguyệt, cổng vào thị trấn Phố Lý được gọi là “Cửu long khẩu”. Nếu nơi đây xảy ra vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Đài Loan.

Ngày 8/3/2021, trong một bài đăng trên Facebook, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết: Đây là thời điểm điều kiện nước khắc nghiệt nhất trong 56 năm qua. Gần đây bà đã đi thăm nhiều chùa miếu, đền thờ và luôn thành tâm cầu nguyện cho “Mưa thuận gió hoà”.

Các đạo sĩ và tín đồ Đạo giáo làm lễ cầu xin nữ thần biển Ma Tổ ban mưa tại đền Trấn Lan Đại Giáp, Đài Trung, Đài Loan ngày 7/3/2021. (Ảnh qua taipeitimes)





Giới chức nhiều nơi ở Đài Loan cũng tổ chức lễ cầu mưa, kêu gọi người dân cùng nhau ăn chay, khẩn cầu nắng hạn gặp mưa rào, để giải quyết tình hình khô hạn.

Trên thực tế, các thầy Phong Thủy luôn coi trọng long mạch của Hồ Nhật Nguyệt, cổng vào thị trấn Phố Lý được gọi là “Cửu long khẩu”. Nếu nơi đây xảy ra vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Đài Loan.

Các giới chức Đài Loan đã thử nhiều cách để cải thiện tình hình nhưng họ lại không chú ý rằng “bức tượng con cóc 9 tầng” vẫn còn đặt trên long mạch của Đài Loan, có lẽ người Đài Loan cần suy nghĩ về việc loại bỏ mầm họa này.

Nguồn: soundofhope

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *