Cổ thư Ai Cập tiết lộ vụ chạm trán UFO thời cổ đại

Sách giấy cói Tulli của người Ai Cập cổ đại có thể là văn bản sớm nhất miêu tả một vụ chạm trán UFO cách đây 3500 năm.

(Ảnh: Internet)

Ai Cập cổ đại nổi tiếng với một nền văn hóa phong phú và rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo như kim tự tháp và lăng mộ Pha-ra-ông. Nhưng một câu chuyện kỳ lạ ít người biết đến xoay quanh một cổ thư Ai Cập mang tên “Sách giấy cói Tulli”. Đây là cuốn sách miêu tả chi tiết một vụ chạm trán UFO xảy ra thời Ai Cập cổ đại, vào khoảng năm 1480 TCN trong triều đại của Pha-ra-ông Thutmosis III.

Bản sao nội dung Sách giấy cói Tulli sử dụng chữ tượng hình. (Ảnh: Internet)

Năm 1933, trong chuyến thăm Cairo, Alberto Tulli – giám đốc mảng Ai Cập của bảo tàng Vatican – đã tìm thấy một Sách giấy cói trong tiệm đồ cổ. Tulli cho rằng cuộn giấy có giá rất cao, nên thay vì mua ông đã làm một bản sao, nhưng thay thế ký tự thầy tu trong văn bản gốc bằng chữ tượng hình. Nhiều người nghiên cứu UFO coi đây là bằng chứng không thể chối cãi về sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Đây được coi là một trong những ghi chép sớm nhất trên giấy cói về đĩa bay.

Sau này, Prince Boris de Rachewiltz, nhà Ai Cập học người Italy, đã dịch và tuyên bố Sách giấy cói là một phần trong các tư liệu lịch sử về Thutmose III, tuy rằng không có phần nào trong cuốn sách đề cập đến tên của vị Pha-ra-ông này.




Prince Boris de Rachewiltz, dịch giả Sách giấy cói Tulli. (Ảnh: Internet)

Dưới đây là trích đoạn đề cập đến vụ chạm trán UFO:

Năm 22, trong tháng thứ ba của mùa đông, vào giờ thứ sáu trong ngày, các nhà chép sử trong Ngôi nhà Sự sống phát hiện một đĩa lửa kỳ lạ đang hạ xuống từ phía trên bầu trời. Nó không có đầu, dài và rộng khoảng 5 m. Hơi thở tỏa ra mùi hôi thối, nhưng không phát ra âm thanh.  Nó đến nhà của Nhà vua. Các nhà chép sử trở nên bối rối, đến nỗi bị ngã nhào. Họ đến gặp Nhà vua để tâu chuyện. Nhà vua ra lệnh tham vấn các cuộn sách trong Ngôi nhà Sự sống. Sau đó Ngài trầm tư suy nghĩ về sự việc đang xảy ra.




Sau vài ngày, các đĩa lửa xuất hiện trên bầu trời nhiều hơn bao giờ hết. Chúng chiếu sáng còn hơn cả Mặt Trời, và mở rộng ra 4 phía. Trông chúng thật hùng mạnh.

Quân đội và Nhà vua đứng quan sát bên dưới. Sau bữa tối các đĩa lửa phóng lên cao hơn, rồi bay xa về phía nam. Cá và nhiều thứ khác trút xuống như mưa từ bầu trời: một kỳ quan chưa từng được chứng kiến kể từ khi lập quốc.

Nhà vua ra lệnh dâng hương để xoa dịu trái tim của Amun-Re, vị thần của hai vùng đất (Thượng và Hạ Ai Cập). Rồi Ngài truyền lệnh ghi lại sự kiện này trong Biên niên sử của Ngôi nhà Sự sống để lưu truyền mãi mãi cho muôn đời sau.

Từ bản dịch của tư liệu cổ, sự kiện này xảy ra vào khoảng 1480 TCN và được chứng kiến bởi rất nhiều người. Người Ai Cập cổ đại (giống người Maya, hay Trung Quốc cổ đại) vốn tinh thông lịch pháp, sở hữu một vốn kiến thức thiên văn cực kỳ uyên thâm và sâu rộng, nên không nhiều khả năng họ nhầm lẫn “các đĩa lửa” với một hiện tượng thiên văn hay thời tiết hiếm gặp nào đó. Các nhà sử học tin rằng họ có khả năng phân biệt giữa một hiện tượng thiên văn và một sự kiện kỳ lạ, chưa có lời giải như được miêu tả trên đây.


Biểu đồ thiên văn trong lăng mộ kiến trúc sư Ai Cập cổ đại Senenmut. (Ảnh: Internet)

Nếu bản dịch thật sự chính xác, thì rất có thể cái “đĩa lửa” trong Sách giấy cói Tulli chính là UFO chúng ta vẫn thường được chứng kiến. Nghĩa là, các vị khách ngoài hành tinh đã ghé thăm chúng ta ít nhất từ thời Ai Cập cổ đại.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *