Choáng ngợp thấy sư tử vàng nặng cả tấn cùng vô số báu vật trong ngôi mộ cổ 2000 năm

Các nhà khảo cổ học tại Tân Cương Trung Quốc vô cùng choáng váng khi phát hiện ra vô số báu vật thuộc hàng “quốc bảo” trong ngôi mộ cổ 2.000 năm. Trong đó bao gồm một con sư tử vàng nặng tới 1 tấn.

Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Tân Cương cho biết, những ngôi mộ cổ này thuộc về thời kỳ từ Xuân Thu Chiến Quốc đến thời nhà Tần và nhà Hán, chủ nhân của các ngôi mộ đều là người dân tộc thiểu số du mục.

Những ngôi mộ cổ này thuộc về thời kỳ từ Xuân Thu Chiến Quốc đến thời nhà Tần và nhà Hán. (Ảnh minh họa: Pixabay)

 Đường sắt Nam Tân Cương  bắt đầu từ Turfan, đi qua Yuergou, Korla (Kurla) và Kashgar, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện một lăng mộ chứa đầy vàng cùng các báu vật vô giá. (Ảnh chụp màn hình )

45 năm trước công nhân đường sắt xây dựng nhà ga Yuergou đã phát hiện ra hàng loạt mộ cổ có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong số những ngôi mộ này, có một ngôi mộ đặc biệt hơn cả. Nó chứa vô số báu vật thuộc hàng quốc bảo bằng vàng, bao gồm một con sư tử vàng nặng tới 1 tấn, khiến cả nước và thậm chí cả thế giới phải sửng sốt.

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được tổng số hơn 20 ngôi mộ lớn nhỏ, trong đó còn có nhiều đồ đồng và đồ gốm nhưng không có ngôi mộ nào có giá trị khảo cổ đáng kể.

Cụ thể, năm 1976, trong quá trình xây dựng nhà ga Yuergou, các công nhân đường sắt đào được nhiều ngôi mộ cổ.

Lăng mộ này còn được gọi là “Lăng mộ vàng”. Trong số này có một lăng mộ vô cùng lớn, mà số lượng vàng bạc và báu vật được tìm thấy trong lăng mộ này cũng nhiều vô kể, có thể nói là nhiều chưa từng thấy.

Hạt vàng được phát hiện trong lăng mộ. (Ảnh chụp màn hình )

Đây là một lăng mộ thẳng đứng, có chiều sâu 7,1 mét, dài khoảng 6,56 mét, rộng 4,22 mét, được ốp đá cuội, hình dáng thô và đơn giản, phản ánh lối sống du mục cổ đại. Có 8 tấm kim bài bằng vàng khắc hình con hổ, 4 chiếc đai lưng vàng hình con hổ, một tấm kim bài hình sư tử và hơn 200 đồ trang trí bằng vàng khác như hoa vàng, hạt vàng được phát hiện trong lăng mộ.




“Bảo vật” sơn mài có một không hai trong lăng mộ cổ giúp chấm dứt tranh cãi liệu Trung Quốc có khả năng làm đồ sơn mài hoàn hảo trong thời Chiến quốc, nhà Tần, nhà Hán hay không. 

Tuy nhiên, điều này càng khiến công chúng tò mò và quan tâm đến nó.

Đáng tiếc rằng, kết quả khai quật “Lăng mộ vàng” đã không được công bố cho công chúng vì nhiều lý do đặc biệt khác nhau.

Mỹ nhân chủ lăng mộ cổ

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, chủ nhân lăng mộ có thể sống cách đây 2.135 năm, là nữ – một mỹ nhân chỉ khoảng 30 tuổi khi qua đời.

Một tấm kim bài hình sư tử và hơn 200 đồ trang trí bằng vàng khác như hoa vàng. (Ảnh chụp màn hình)

Đặc biệt, có một lỗ khoan trên hộp sọ của chủ nhân lăng mộ. Theo các nhà khảo cổ, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô.


Khối lượng báu vật đồ sộ trong “Lăng mộ vàng” khiến các nhà khảo cổ lẫn công chúng đều tò mò chủ nhân của nó là ai, có thân thế đặc biệt gì.

Tuy nhiên, các vật liệu và hoa văn trong lăng mộ cũng tương thích với các quý tộc Xiongnu, sinh sống trong khu vực này ở thời kỳ sau và cũng thích vàng.

Việc khoan lỗ trên hộp sọ được cho là sẽ giảm áp lực nội sọ giúp người mắc chứng đau đầu dễ chịu hơn nhưng kỹ thuật này rất khó, chỉ bất cẩn một chút sẽ khiến người bệnh tử vong.

Dân tộc du mục ở Bắc Á cổ đại từng sử dụng kỹ thuật khoan lỗ trên hộp sọ để chữa bệnh đau đầu. 

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *