Choáng ngợp biệt phủ của Hòa Thân: Một cây cột nhà giá gần 9.500 tỷ đồng

Có câu nói: “Tỷ phú Jack Ma cũng không mua nổi 1 ngôi nhà của Hòa Thân” quả thực không hề quá khi muốn bàn về sự đắt giá của căn biệt phủ này. Phủ Hòa Thân được xem như một báu vật vô giá của Trung Hoa, được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Ảnh: Tinhoa

Phủ Hòa Thân hay còn có tên khác là Cung Vương Phủ, hiện là Vương Phủ, nằm ở phía Tây Bắc Thập Sát Hải (tên gọi của một chuỗi các ao hồ trong nội thành Bắc Kinh). Hòa Thân khi đó đã tiêu tốn rất nhiều vàng bạc để mua một  mảnh đất gần Tử Cấm Thành. 

Năm Càn Long thứ 41 (1776 Tây lịch), Quân cơ đại thần, Hàn lâm đại học sỹ Hòa Thân cho xây phủ đệ chạy dọc Tiền Hải và sau hông Hậu Hải là những Hồ nước lớn phía đông bắc Tử Cấm Thành và đặt tên là “Hòa đệ” (phủ nhà họ Hòa).

Hòa Thân là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Là viên quan được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng. Ảnh Internet

Dinh thự nằm ở vị trí tuyệt vời nhất ở Bắc Kinh. Người ta tin rằng có hai “Tĩnh mạch rồng” tại thành phố Bắc Kinh: một là “rồng đất” trong Cung điện mùa hè và một là “rồng nước”, chính là phủ Hòa Thân. Không hề ngoa khi nói rằng dinh thự của Hòa Thân nguy nga tráng lệ chỉ đứng sau cung điện của hoàng đế Càn Long. 

Theo sử sách chép lại, Hòa Thân đã đích thân quy hoạch và trang trí dinh thự này theo những tiêu chuẩn khắt khe của 1 cung điện. Các chuyên gia sử học nhận định chỉ 1 cây cột nhà trong phủ của Hòa Thân đã có giá tới 2,7 tỷ NDT (gần 9.500 tỷ VND).




Dinh thự của Hoà Thân nằm ở vị trí tuyệt vời nhất ở Bắc Kinh. Nguồn ảnh Tinhhoa

Tổng diện tích của dinh thự này lên tới hơn 60.000 m2, trong đó phủ đệ chiếm tới hơn 30.000 m2, còn lại là khu vực hồ nước, hoa viên chiếm tới 28.000 m2. Toàn bộ tổng thể căn biệt phủ đều hàm chứa những tinh túy trong văn hóa thời nhà Thanh. Vì thế mới có câu “một tòa Cung Vương phủ, nửa bộ sử Thanh triều” nhằm nhấn mạnh giá trị văn hóa, lịch sử căn biệt phủ này.




Nguồn ảnh: Tinhhoa

Phủ được bố trí theo kiểu “Tam Lộ Ngũ Tiến”, kiến trúc tinh xảo mà rộng lớn. Cung Vương phủ có 99 căn phòng với ý nghĩa “mãi mãi dư thừa”. Thiết kế của toàn bộ dinh thự được kết hợp hoàn hảo và thể hiện đầy đủ sự vinh quang và sang trọng của hoàng gia. Các tòa nhà bên trong phủ được đặt trong sân tứ giác kiểu truyền thống. 

Kiến trúc ở trục chính dùng ngói lưu ly xanh, mô phỏng kiến trúc dành cho Phủ Đệ của Thân Vương. Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ, theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh.




Nguồn ảnh: Tinhhoa

Sâu vào biệt phủ, có một tòa nhà hai tầng với 88 cửa sổ, mỗi  cửa sổ lại có một hoa văn khác nhau. Có giả thuyết nói rằng, Hòa Thân cố tình thiết kế cửa sổ như vậy để phân biệt vị trí đặt các căn phòng chứa bảo vật trong biệt phủ. Hòa Thân là một viên quan nhất phẩm, vì vậy những người có chức vị thấp hơn ông không thể xây dựng lâu đài to đẹp hơn bất kể số lượng ngôi nhà, hình thức mái nhà hoặc màu sắc của gạch.

Không chỉ có các kiến trúc đặc biệt, trong cuốn sử Thanh triều ghi lại rằng trong phủ Hòa đệ có vô số bảo vật trấn trạch ở mọi ngóc ngách. Tiêu biểu nhất 9.999 hình con dơi mang ý nghĩa tốt lành, phú quý được trang trí dọc theo hành lang của biệt phủ. 




Nguồn ảnh: Tinhhoa

Bên dưới mỗi hình con dơi đều có 1 chữ “Phúc”. 9.999 chữ ẩn này kết hợp cùng với tấm bia đá chữ “Phúc (福)” do đích thân Khang Hy ngự bút sẽ tạo thành “Vạn Phúc”. Vì ở thời xưa, chỉ có hoàng đế mới được sử dụng chữ “Vạn” nên Hòa Thân đã nghĩ ra cách sắp đặt này để không ai phát hiện ra ngụ ý của mình.




Nguồn ảnh: Tinhoa

Ngoài ra, Hòa Thân còn cho xây dựng 2 ngọn núi nhân tạo.Tương truyền, trong lòng mỗi ngọn núi ấy, ông ta đặt một vật trấn trạch: Đó là một con tỳ hưu lớn tạc bằng ngọc phỉ thúy xanh rất quý hiếm (trong khi đó chính vua Càn Long cũng chỉ có con tỳ hưu nhỏ hơn và bằng bạch ngọc). Vật trấn trạch thứ hai là chữ Phúc do chính Càn Long viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, đã bị Hòa Thân chiếm làm của riêng. Chữ Phúc ấy được Hòa Thân cho tạc vào một khối đá quý trong lòng núi nhân tạo.




Chữ Phúc ấy được Hòa Thân cho tạc vào một khối đá quý trong lòng núi nhân tạo. Ảnh Tinhhoa

Trên mỗi ngọn núi là một tòa lầu để ngắm trăng, đọc sách, ngâm thơ. Đường lên các tòa lầu là một hành lang với lối đi dốc nhưng không có bậc để biểu thị cho con đường thăng quan tiến chức của Hòa Thân mãi hanh thông.

Vào thời đó, Viên Minh Viên được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc với kỹ thuật xây dựng cực kỳ công phu. Hòa Thân đã cho sao chép lại thiết kế cửa ở Viên Minh Viên và cho sửa đi 1 chút để tránh những lời đồn đoán. 

Hòa Thân còn cho xây 1 sân khấu riêng để nghe hát hí kịch trong phủ của mình. Sân khấu này được coi là độc nhất vô nhị ở kinh thành, thậm chí còn lớn hơn sân khấu trong Tử Cấm Thành rất nhiều. Qua độ hoàng tráng của Cung Vương Phủ, có thể thấy được phần nào sự giàu có của Hòa Thân quả thực không phải là lời đồn.




Sân khấu này được coi là độc nhất vô nhị ở kinh thành. Ảnh Tinhoa

Tuy hoành tráng như vậy, “Hòa đệ” từng bị xem là một nơi ‘không mấy cát tường’ khi sở hữu lời nguyền từng khiến cho hậu duệ của 4 vị chủ nhân trước kia gặp phải không ít tai ương, đen đủi.

Nhân vật đầu tiên phải gánh chịu “lời nguyền” tai ương do tòa kiến trúc này mang lại cũng chính là Hòa Thân và gia tộc họ Hòa. 

Ngày mồng 3 tháng 1 năm Gia Khánh thứ 4, Thái thượng hoàng Hoằng Lịch quy tiên thì ngay ngày hôm sau, Gia Khánh bãi chức Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc của Hòa Thân, cho khám xét phủ đệ của ôn.




Nguồn ảnh: Tinhhoa

Ngày 18 tháng Giêng cùng năm (tức 22 tháng 2 năm 1799), Hòa Thân được Gia Khánh ban cho lụa trắng tự vẫn, toàn bộ gia sản của ông đều bị tịch biên (tài sản thu được từ Hòa phủ ước khoảng 20 triệu lượng bạc trắng). Kể từ sau khi Hòa Thân qua đời, tòa phủ đệ khổng lồ này được chia làm hai, một nửa giao cho con trai Hòa Thân là Phong Thân Ân Đức và vợ là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa. Nửa còn lại được Gia Khánh tặng cho người em ruột cùng mẹ của mình, tức Khánh Vương Ái Tân Giác La Vĩnh Lân.

Về sau, con trai của Phong Thân Ân Đức và công chúa cũng yếu mệnh qua đời tại tòa phủ đệ của họ. Bản thân người con trai này của Hòa Thân cũng chỉ sống được tới năm 36 tuổi. Đến năm Quang Đạo thứ ba, tức năm 1832, Cố Luân Hòa Hiếu công chúa cũng tạ thế tại đây. Kể từ đó, toàn bộ “Hòa đệ” chính thức trở thành Khánh vương phủ. Biệt phủ của Hòa Thân và gia tộc họ Hòa năm nào cũng đã biến thành tài sản nội bộ của hoàng tộc Ái Tân Giác La kể từ đó.




Nguồn ảnh: Tinhhoa

Tính từ đời Hòa Thân, tòa vương phủ này đã thay đổi nhiều đời chủ nhân. Tuy nhiên trong số đó, nổi bật hơn cả phải kể tới 4 nhân vật bao gồm: Nữu Hỗ Lộc Hòa Thân, Ái Tân Giác La Vĩnh Lân, Ái Tân Giác La Dịch Khuông và Ái Tân Giác La Dịch Hân.

Sau khi em trai Gia Khánh là Khánh Thân Vương Vĩnh Lân tiếp quản tòa phủ đệ này, ông cũng qua đời chỉ vẻn vẹn vài năm sau đó. Sáu người con trai của Vĩnh Lân sau này chẳng hề có được kết cục tốt đẹp. Đa số họ hoặc là chết trẻ, hoặc bị tuyệt tự, có người thì bị trị tội, cách chức.




Nguồn ảnh: Tinhhoa

Trong số này, người được kế thừa tước vị Khánh thân vương của Vĩnh Lân là con trai thứ ba tên Miên Mẫn. Tuy nhiên Miên Mẫn cũng không trường thọ, chỉ sống tới năm 40 đã qua đời, lại không có con ruột. Sau khi ông mất, người em trai thứ năm là Miên Đễ kế thừa tước vị cùng vương phủ, nhưng không lâu sau cũng vì trị tội mà bị cách chức. Tới đây, chức vị và phủ đệ của Khánh Thân vương được trao lại cho Dịch Khuông, con thừa tự của Miên Mẫn.

Ái Tân Giác La Dịch Khuông vốn không phải con ruột Miên Mẫn mà là con của em trai ông, gọi Miên Mẫn là bác. Nhờ được người bác này nhận làm con thừa tự, ông đã được kế thừa tước vị và vương phủ. Tuy nhiên Dịch Khuông cũng nhanh chóng bị kết tội và mất đi quyền sở hữu đối với tòa vương phủ này. Thế nhưng điều kỳ lạ lại nằm ở chỗ, kể từ sau khi chuyển khỏi nơi đây, số phận của ông lại khởi sắc hơn bao giờ hết.




Nguồn ảnh: Tinhhoa

Thậm chí vào năm 1898, Dịch Khuông còn được phong làm Thiết Mạo Tử Vương (đặc quyền cho số ít các vương gia nhà Thanh có thể truyền lại tước vị cho con mà không bị giáng cấp). Kể từ đó, Dịch Khuông sở hữu tiền tài vô số, sau đó còn sinh hạ 6 người con trai và 12 con gái. Sau khi Dịch Khuông rời đi, nơi đây liền được Hàm Phong ban thưởng cho em trai là Cung thân vương Dịch Hân. Cái tên “Cung vương phủ” cũng có từ đó. 

Kể từ khi trở thành vị chủ nhân thứ 4 của tòa vương phủ này, gia tộc Dịch Hân lại tiếp tục phải đón nhận những điều không may mắn. Bằng chứng 4 người con trai của ông không phải chết yểu thì cũng vắn số. Trong số đó, người con trưởng chỉ sống tới 28 tuổi, con thứ tuy may mắn hơn nhưng cũng không thọ lâu, tới năm 49 tuổi đã qua đời. Hai người con trai còn lại của Dịch Hân đều không may ‘yểu mệnh’ từ khi còn rất nhỏ.


Nguồn ảnh: Tinh hoa

Vào thế kỷ 20, Phủ Hòa Thân được sử dụng bởi Đại học Công giáo Furen, và sau đó là Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Học viện Âm nhạc Trung Quốc. Trong thời kỳ ‘Đại Cách mạng Văn hóa’, biệt phủ này thậm chí còn được sử dụng như một nhà máy trong một thời gian. Cuối cùng, vào năm 1982, nó trở thành Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc và mở cửa cho khách du lịch thăm quan từ những năm 1990.

Cung Vương Phủ hiện tại khác nhiều so với thời Hòa Thân làm chủ, tuy nhiên vẫn hàm chứa tinh túy của văn hóa kiến trúc vương phủ đời Thanh. Phủ Hòa Thân được xem như một báu vật vô giá của Trung Hoa, được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *