Chiêu “Sư tử hống” trong kiếm hiệp Kim Dung và phim Châu Tinh Trì có thật?

Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy sóng âm thanh mang theo khối lượng. Tức là chiêu “Sư tử hống” trong võ hiệp Kim Dung và phim Châu Tinh Trì có thể có thật trong cuộc sống…

Sư tử hống là môt loại võ công Trung Hoa nổi tiếng, được khán giả Việt Nam biết đến nhiều qua bộ phim “Tuyệt đỉnh Kungfu” của Châu Tinh Trì năm 2004. Theo đó, đây là chiêu thức vận dụng nội công và khí công, phát ra âm thanh để tấn công đối thủ.

Trong bộ phim, người sử dụng loại võ công này là Bao Tô Bà được miêu tả đã hút luồng không khí rất lớn, sau đó dồn tổng lực hét lớn khiến Đệ nhất sát thủ Hỏa Nhân Tà Thần trọng thương ngay tức khắc.

Tuyệt kỹ ‘Sư tử hống’ trong phim của Châu Tinh Trì.
Còn trong bộ tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký của cố nhà văn Kim Dung, nhân vật Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn là người sử dụng loại võ công này. Sư tử hống được mô tả là một trong 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm vốn được dân tộc Miêu, sống ở Tây Tạng sáng tạo ra.

Môn võ công này sử dụng âm thanh phát ra, được khuếch đại bằng khí công tạo ra sóng hạ âm, sóng hạ âm tác động với sóng điện não đồng thời tác động đến nhịp đập của tim. Nếu bị ảnh hưởng của sóng này trong thời gian ngắn nó sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, đau tim, nếu để lâu dẫn đến thiệt mạng.

Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn nổi tiếng với tuyệt kỹ “Sư tử hống”.




Trong phim được mô tả kèm theo hiệu ứng nổ đối với đồ vật xung quanh và một luồng khí lực cực mạnh thổi về phía đối thủ. Khi hét lên âm thanh gầm gừ như tiếng sư tử.

Để luyện được loại võ công này người luyện tập phải có một khả năng hét mạnh mẽ, có thể rèn luyện mỗi ngày, cần một không gian rộng lớn và một sức khỏe tốt.

Khi Thiên Ưng giáo, một giáo phái hưng thịnh lúc bấy giờ tổ chức cuộc họp để khoe thanh đao Đồ Long vừa đoạt được ở Vương Bàn Sơn, thì Tạ Tốn thình lình xuất hiện. Giữa đám đông, Tạ Tốn đã đoạt đao Đồ Long và nảy ra ý định giết chết tất cả để bịt đầu mối.

Ông sử dụng tuyệt kỹ Sư tử hống để làm điên khùng hết thảy, chỉ trừ có 2 người là Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn. Hai người này do đã thắng Tạ Tốn trong một cuộc tỷ thí, nên đã được ông bảo bịt giẻ vào tai, như vậy mới giữ được tính mạng…

Chiêu “Sư tử hống” trong “Tuyệt đỉnh Kungfu” và kiếm hiệp Kim Dung đều được “tác giả” khẳng định là hư cấu. Thế nhưng, một nghiên cứu khoa học gần đây gián tiếp chứng minh rằng, tuyệt kỹ “Sư tử hống” có cơ sở khoa học, dù con người khó có thể thực hiện.

Vật chất thực sự hiện hữu trong âm thanh
Thông thường, người ta cho rằng sóng âm là các dao động cơ học lan truyền trong không gian, và không có khối lượng.

Tuy nhiên theo Science Alert, các nhà vật lý học vừa tìm ra bằng chứng cho thấy các vi hạt trong sóng âm thực sự có mang theo một ít vật chất trong lúc dao động, điều này đồng nghĩa chúng có thể tạo ra trọng trường.




Trong nhiều năm, người ta đã tranh cãi liệu âm thanh có mang khối lượng? Ảnh: Sciencealert.

Khám phá mới có thể thay đổi hiểu biết của con người về không gian. Để hiểu được điều này, hãy bắt đầu một chút về các lý thuyết cơ bản. Nếu đá một quả banh, đồng nghĩa bạn đã truyền năng lượng cho nó. Các định luật của Einstein chứng minh rằng bằng cách truyền năng lượng như vậy, bạn cũng đã truyền một ít “khối lượng” cho quả banh.




Nếu quả banh này là một hạt rất nhỏ, và cú đá là các dao động sóng âm, kết quả cho ra cũng tương tự. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ, các nhà vật lý đã tranh cãi về việc liệu động lượng trong các hạt dao động có tăng thêm khối lượng tổng thể hay không.

Năm ngoái, nhà vật lý học Alberto Nicolis từ Đại học Columbia, New York cùng một đồng nghiệp tại Đại học Pennsylvania, Philadelphia đã tìm hiểu xem làm thế nào các sóng khác nhau phân rã và tán xạ trong khí helium hóa lỏng siêu lạnh.

Kết quả không chỉ cho thấy âm thanh thực sự có thể tạo ra khối lượng, mà các khối lượng này còn có thể ”nổi” dọc theo các trường hấp dẫn.

Phát hiện này không có ý nghĩa nhiều với các âm thanh trên Trái đất, vốn rất nhỏ bé. Tuy nhiên đối với các ngôi sao neutron, âm thanh khủng khiếp do chúng tạo có thể gây ra các nhiễu loạn trọng lực đáng kể.

Nicolis đã sử dụng một bộ kỹ thuật đặc biệt để chỉ ra rằng âm thanh có khối lượng bên trong chất lỏng và chất rắn thông thường, thậm chí tạo ra trường hấp dẫn yếu của riêng chúng.

Nếu trong ánh sáng có photon, các vi hạt trong âm thanh được gọi là phonon. Ảnh: Electronic Design.




Kết luận mới của họ mâu thuẫn với quan điểm trước đây rằng phonon không có khối lượng. Chuyển động của chúng giờ đây được chỉ ra rằng có phản ứng với trường hấp dẫn theo những cách kỳ lạ, bản thân chúng cũng là một nguồn tạo lực hấp dẫn.

Và đây có thể là định nghĩa mới về khối lượng.

Tranh cãi sẽ kết thúc?
Về bản chất, giống như các thành phần tạo nên ánh sáng được gọi là photon, các thành phần dao động trong âm thanh gọi là phonon. Theo công thức E=mc2 nổi tiếng của Einstein, nếu chúng ta có thêm năng lượng, đồng nghĩa cũng có thêm khối lượng.

Tuy nhiên, các sóng ánh sáng di chuyển trong chân không còn sóng âm thì chuyển động trong các trường lưu chất hoặc chất rắn. Do đó, sự tương tác giữa phonon và các thành phần vật chất trong môi trường trở nên rất phức tạp.

Sử dụng lý thuyết trường hiệu quả, Nicolis, Angelo Esposito và Rafael Krichevsk đã tính toán được tác động của các phonon lên trường hấp dẫn xung quanh chúng.

Kết quả là họ đã chứng minh được sóng âm có mang theo khối lượng trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó.

Tuy nhiên khối lượng này rất không đáng kể, vì theo công thức trên, chúng ta phải chia năng lượng của sóng âm cho bình phương vận tốc ánh sáng trong chân không.




Tuy vậy các nhà nghiên cứu cho rằng một trận động đất với cường độ rung chuyển đủ lớn có thể lan truyền tới hàng tỷ kg vật chất. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân chính khiến Hỏa Nhân Tà Thần trọng thương sau khi lãnh phải một chưởng “Sư tử hống” hay một loạt cao thủ trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký bị phát điên…


Trên cơ sở khoa học, để một con người thi triển thành công chiêu “Sư tử hống”, họ phải tạo ra một cú thét cực kỳ lớn và có thể cần đến vật khuếch đại và hướng âm hiệu quả hơn, chứ không hẳn là một chiếc chuông chùa như trong phim của Châu Tinh Trì hay một tiếng hét như của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn.

Nguồn: DV 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *