Hàng nghìn năm về trước, người Ấn Độ cổ đại đã xây dựng một chiếc cầu bằng cách xếp các viên đá chồng lên nhau để nối liền Ấn Độ với Sri Lanka. Tuy nhiên ngày nay, những gì còn sót lại của con đường cổ đại này chỉ là những vết tích mờ ảo và người ta chỉ có thể thấy phần còn lại này dưới đáy biển khi nhìn từ trên cao.
Ấn Độ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Theo các học giả phương Tây, nền văn minh này ra đời trong thời đại của những nền văn minh xuất hiện sớm khác như văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập cổ, Trung Hoa, vv… Tức là khoảng chỉ 7.000 năm. Tuy nhiên, hầu hết người Ấn Độ không hề chấp nhận quan điểm đó của người phương Tây. Theo họ, nền văn minh Ấn Độ đã bắt nguồn từ những thời đại vô cùng xa xôi, vượt xa tất cả những trí tưởng tượng phong phú nhất của Tây phương.
Một trong những điển tích nổi nhất của Ấn Độ là “Cây cầu Rama” hay còn gọi với cái tên “Ram Setu” và “cây cầu của Adam”. Nó nối liền Tamil Nadu, Ấn Độ với Mannar, Sri Lanka.
Bách khoa toàn thư Britannica miêu tả đây là một chuỗi các bãi cát ngầm nhưng lưu ý thêm rằng: “Theo truyền thuyết, đây được cho là phần còn sót lại của một đường đắp cao khổng lồ được xây dựng bởi Rama, vị anh hùng trong sử thi “Ramayana” của Ấn Độ giáo. Chiếc cầu này sẽ giúp quân đội hành quân từ Ấn Độ đến Ceylon (Sri Lanka) để giải cứu Sita, người vợ bị bắt cóc của ông.
Cây cầu được vua Rama xây dựng để giải cứu người vợ Sita bị bắt cóc. (Ảnh: Pinterest)
Tính xác thực về nguồn gốc cây cầu này đang bị chôn vùi trong các cuộc tranh luận chính trị và tôn giáo. Một số người muốn phá hủy phần di tích còn sót lại của cây cầu để mở một bến cảng. Đề xuất này đã bị bác bỏ vì nó chống lại quan điểm chung và sẽ phá hủy một công trình di sản quan trọng thời cổ đại.
Liệu “Cây cầu Rama” chỉ là một truyền thuyết hay nó thực sự là một công trình có thực trong lịch sử? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Từ cây cầu trong truyền thuyết xưa
Trong sử thi Ramayana mà người Ấn Độ vẫn còn giữ gìn được tới ngày nay, có kể về “chiếc cầu Rama”. Từ một thời rất rất xưa, vua Rama và quân đội của ông đã xây một cây cầu bằng “đá nổi” để vượt qua eo biển và tấn công vua Ravena nhằm giải cứu nàng Sita, vợ của Rama đã bị Ravena bắt cóc. Vua khỉ Hanuman, người bạn của Rama, cùng đoàn quân khỉ đã đảm nhận công việc xây dựng.
Những con khỉ xây dựng một cây cầu nổi trên biển bằng cách viết tên của Rama trên những tảng đá và ném chúng xuống nước. Theo truyền thuyết, những viên đá không bị chìm bởi vì có tên của Rama viết trên chúng. Quân đội của Rama sau đó đã sử dụng cây cầu để vượt biển về phía Sri Lanka.
Theo truyền thuyết, đội quân khỉ đã giúp vua Rama xây dựng cây cầu bằng những viên đá đặt chồng lên nhau dưới đáy biển. (Ảnh: Clipmass.com)
Ở Ấn Độ, hầu hết người dân đều cho rằng câu chuyện này hiển nhiên là một sự kiện lịch sử có thật, đã xảy ra cách nay hàng chục hàng trăm nghìn năm trước. Người Ấn Độ chú trọng vào đời sống tâm linh, tin vào các giá trị văn hóa truyền thống. Dù là người dân thất học hay là những khoa học gia đại tài, hầu như tất cả đều tôn kính các Swami và các Guru – những bậc thầy cao cả vì họ hiểu biết hơn tất cả các nhà khoa học. Và tất cả các bậc thầy ấy đều nói rằng, lịch sử của loài người là vô cùng cổ xưa và cũng rất thần thánh.
Nhưng người Tây phương sẽ nhìn sự việc này với con mắt nghi ngờ, câu chuyện ấy đối với “giới khoa học chủ lưu” quả là một việc khó có thể tin được vì đây chỉ là câu chuyện trong thần thoại chứ không phải là khoa học thực chứng.
Đến công trình nhân tạo có thực?
Tiến sĩ Badrinarayanan, nguyên giám đốc Cục Địa chất Ấn Độ và nhà điều phối cục khảo sát của Viện Công nghệ Hải dương Quốc gia ở Chennai, đã nghiên cứu các mẫu vật chính thu thập từ cây cầu.
Ông kể với tạp chí Rediff rằng:
“Trong các mẫu vật ở độ sau 10m, chúng tôi đã phát hiện thấy các lớp cát biển trên cùng và bên dưới, ở giữa là hỗn hợp giữa san hô, đá cát chứa canxi, và các chất liệu giống đá mòn. Điều đáng ngạc nhiên là bên dưới đó đến 4–5 m, chúng tôi lại phát hiện được cát lỏng và sau đó là các lớp kết cấu cứng ở đó.”
Sử thi Ramayana miêu tả kích thước cây cầu: “Dài 100 yojana và rộng 10 yojana (1 yojana tương đương với khoảng 8 km)”. Đây là một kích thước khổng lồ, rõ ràng không phù hợp với cây cầu được quan sát thấy ngày nay. Dù vậy, tỷ lệ được miêu tả như vậy có thể vẫn phù hợp.
Bharath Gyan là một nhóm nghiên cứu văn hóa Ấn Độ truyền thống từ một nền tảng tâm linh. Họ cho rằng tỷ lệ 10:1 phù hợp với các số đo thực tế của cây cầu được quan sát ngày nay. Cây cầu này dài khoảng 35 km và rộng 3,5 km. Tất nhiên, cây cầu tồn tại ngày nay không hoàn toàn đồng dạng vì chiều rộng thay đổi đôi chút tại các vị trí khác nhau.
Ảnh cây cầu Rama được chụp từ vệ tinh của NASA. (Ảnh: Universe Explorers)
Năm 2007, khi các bức ảnh mới của NASA cho thấy Cây cầu Adam xuất hiện và thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ tuyên bố rằng NASA đã xác định niên đại chiếc cầu này lên đến 1,7 triệu năm. Mốc niên đại này phù hợp với các truyền thuyết Ấn Độ, tương đương với một trong bốn thời kỳ của nhân loại, thời kỳ mà vua Rama đã từng sống.
Vào thời điểm đó, người phát ngôn của NASA Michael Braukus nói rằng ông không biết gì về việc NASA đã từng tiến hành định tuổi bằng đồng vị cacbon tại khu vực này, do đó phủ nhận tuyên bố của đảng Bharatiya Janata. Một số báo cáo vào thời đó cho rằng đất đai ở hai bên bờ cây cầu đã được xác định niên đại lên đến 1,7 triệu năm tuổi, chứ không chỉ riêng cây cầu.
Kết quả định tuổi của các viện khoa học Ấn Độ, bao gồm Trung tâm Cảm ứng Từ xa thuộc trường Đại học Bharathidasan, đã xác định niên đại hình thành cây cầu vào khoảng 3.500–5.000 năm trước. Tiến sĩ Badrinarayanan đã ước tính khoảng thời gian hình thành cây cầu dựa trên kết quả quan sát các vật mẫu lõi là vào khoảng từ 5.800 đến 4.000 năm trước.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng việc xác định niên đại bất kỳ bộ phận cụ thể nào của cây cầu (như mẫu vật san hô) cũng không thể cung cấp một bức tranh thật sự về tuổi thọ của toàn bộ cây cầu.
Trong “Sử tích Ramayana”, cây cầu này được cho là đã được xây dựng trên một nền móng bằng gỗ (vốn được đặt trên một mặt phẳng tự nhiên tồn tại trước đó) sau đó các tảng đá lớn nhỏ được đặt lên. Vì vậy nhiều người cho rằng sự xói mòn sau nhiều năm của câu cầu khiến nó khó phân biệt với kết cấu tự nhiên có sẵn.
Hình miêu tả truyền thuyết về Cầu Adam được xây dựng bởi một đội quân khỉ. Tác phẩm năm 1850 của một họa sĩ vô danh. (Ảnh: archive.is)
Giống như kim tự tháp Ai Cập, cây cầu này một lần nữa khiến giới nghiên cứu kinh ngạc về trình độ khoa học kĩ thuật của con người cổ đại, nhất là khi với niên đại 1,7 triệu năm – thời kì mà theo học thuyết Darwin, con người vẫn đang là khỉ vượn, làm sao chúng có thể tạo ra một công trình vĩ đại và tinh vi như vậy?
Có nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng kết luận có sức thuyết phục nhất chính là việc con người chưa từng bao giờ là khỉ vượn, có các nền văn minh trước nền văn minh nhân loại ngày nay tồn tại trong quá khứ. Họ cũng đi lên từ một cộng đồng nhỏ, phát triển hình thái xã hội, khoa học kĩ thuật, đạt đến đỉnh cao, sau đó thoái trào và diệt vong.
Trên thực tế, các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều các di chỉ và cổ vật kỳ lạ chứng minh cho luận điểm này, chẳng hạn:
Vào tháng Sáu năm 1968, nhà sưu tập William J. Meister ở Antelope Spring, Utah, Mỹ tìm thấy một tảng đá dày năm centimet trên đó có hóa thạch của một dấu giày của con người kèm theo một dấu vết khác vô cùng đặc biệt: hóa thạch một chú bọ ba thùy bị giày dẫm xuống. Điều này khiến cho các nhà khoa học vô cùng bối rối, bởi bọ ba thùy là loài sinh vật đã biến mất vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 250 triệu năm. Làm sao con người có thể dẫm lên một sinh linh đã biến mất cách đây hàng trăm triệu năm? Lại đặc biệt là người đi giày, một dấu hiệu rõ ràng của nền văn minh. Hóa thạch của dấu giày có niên đại hàng trăm triệu năm? Làm sao tất cả những điều này lại là sự thật?
Hóa thạch bọ ba thùy trên dấu giày 250 triệu năm tuổi (Ảnh: wikipedia)
Theo kiến thức phổ thông, Galileo Galilei là người đã phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609 tại Italia nhưng một hòn đá với niên đại 30.000 năm tìm thấy ở Peru được chạm khắc hình người với trang phục hiện đại, trên tay cầm một chiếc kính viễn vọng đang quan sát các chòm sao, hành tinh và sao chổi. Một số hòn đá còn miêu tả những cảnh tượng như truyền máu, cấy ghép nội tạng và mổ đẻ ngày nay…điều này nếu chiểu theo thuyết tiến hóa thì quả thực không thể lý giải được.
Đá Ica niên đại 30.000 năm in hình người mặc quần áo, tay cầm kính viễn vọng đang quan sát thiên thể (Ảnh: Museo Cabrera)
Trong một ví dụ ấn tượng khác, năm 1972, một nhà máy của Pháp đã nhập khẩu quặng uranium từ Oklo, Cộng hòa Gabon, ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của họ, các kỹ sư đã phát hiện uranium đã được sử dụng và đã tới hiện trường khảo sát. Kết quả khám phá ra rằng địa điểm của mẫu quặng là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn, tồn tại từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động gần 500.000 năm. Cấu trúc của lò hiện đại và được bố cục hợp lý đến mức con người thời nay chưa thể tạo dựng.
Còn rất nhiều các tích cổ khó giải thích như trên nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhà khoa học dũng cảm đã thừa nhận rằng có những nền văn minh thời tiền sử khác nhau đã từng tồn tại và biến mất nhiều lần trong lịch sử dài đằng đẵng. Cuối cùng, sự thật về nguồn gốc của chúng ta có vẻ hoàn toàn khác xa với những điều được giải thích thông thường qua các bộ sách giáo khoa, rằng chúng ta là loài người văn minh hiện đại duy nhất từ trước tới nay trên địa cầu này và chúng ta vốn tiến hóa từ người vượn. Chỉ những ai dám vượt lên những nhận thức thiên kiến, đón nhận và suy xét một cách lý trí những phát kiến và thành tựu khảo cổ mới có thể nhận thức được những điều thực sự chân chính.
Nguồn: ĐKN
- Kiếp nạn 900 năm trước trên sông Tiền Đường: Tất cả người chết đều có chung đặc điểm
- Phát hiện chấn động của giới khảo cổ có khả năng “viết lại lịch sử Trung Quốc”
- Thuồng luồng hóa rồng gây lũ lớn năm 1998 và lật tàu năm 2015?