Cận cảnh chiếc xe máy đầu tiên trong lịch sử loài người, ra đời năm 1885

Có lẽ thời đại ngày nay không ai trong chúng ta còn trở nên xa lạ với hình ảnh của chiếc xe máy tham gia giao thông. Nhưng đã khi nào bạn có thể ngờ rằng thiết kế công nghệ đáng kinh ngạc trên đã xuất hiện cách đây đến gần 2 thế kỷ?

Daimler Reitwagen – hay còn có tên gọi khác là Einspur – được coi như chiếc xe máy đầu tiên trên thế giới, thiết kế bởi Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach vào năm 1885. Đây cũng là lý do chính làm nên tên tuổi của Daimler, khiến ông được mệnh danh là “Cha đẻ của xe máy”. Mặc dù khi ấy đã xuất hiện ba phát minh tương tự trước đó – hai chiếc Michael-Perreaux và Roper ra đời trong những năm 1867-1869, và chiếc Copeland năm 1884, Reitwagen vẫn là sáng chế đầu tiên ứng dụng động cơ đốt trong, là nguyên mẫu chuẩn mực cho mọi phương tiện thuộc mọi địa hình sử dụng cơ chế vận hành tương tự thời bấy giờ.

Cụ thể, điều làm nên danh hiệu trên của Reitwagen, về bản chất, phụ thuộc vào khái niệm được công nhận chính thức của một chiếc xe máy là phải gắn liền và được ứng dụng công nghệ động cơ đốt trong (theo định nghĩa đặt ra của Từ điển Oxford). Kể cả như vậy, việc sử dụng đến 4 bánh xe cho Reitwagen cũng đặt ra hai câu hỏi lớn. Nếu thanh rầm ngang của xe có tác dụng như một bộ phận hỗ trợ cân bằng ổn định, thì nó cũng đồng nghĩa với việc sản sinh ra một bài toán hóc búa khác liên quan đến cơ chế động lực học của xe, khiến cho Reitwagen cần đến một bánh xe phụ phía sau vì những tiêu chuẩn thiết kế về góc lái đã không được tuân theo triệt để.

Cộng thêm một vài lý do khác nữa, nhà chế tạo motor David Burgess-Wise đã ví sản phẩm của cặp đôi Daimler-Maybach như một “đồ tự chế tạm thời”, và “so với một chiếc motor thực sự, nó đã lạc hậu, lỗi thời đến 20 năm tuổi”.

Tuy nhiên, Kevin Cameron – Chuyên gia Kỹ thuật tại Cycle World lại ủng hộ quan điểm ngược lại, rằng động cơ hơi nước hiện đang chết dần chết mòn, và Reitwagen mới được coi là chiếc xe máy thực thụ đầu tiên nhờ công nghệ động cơ đột phá của nó. “Lịch sử luôn ưu ái ghi danh những sáng chế tạo nên kỳ tích, chứ không phải đồ bỏ đi.”

Hình ảnh minh họa cho van tiếp nhận và van xả




Bên cạnh đó, Melissa Holbrook Pierson lại phát biểu về thiết kế xe bốn bánh trên của Daimler: “Nó trông như một công cụ tra tấn vậy.” Thực ra, chế tạo xe máy – thứ vô tình làm nên tên tuổi của ông – không hoàn toàn là mục đích ban đầu của Daimler. Trước đó, Daimler đã khám phá ra một phân xưởng nhỏ ở nhà kho phía sau khu vườn của mình vào năm 1882 tại quận Cannstatt thuộc Stuttgart. Cùng với sự trợ giúp của cộng sự Maybach, họ đã chế tạo thành công động cơ một xi-lanh công suất lớn cải tiến, ra mắt công chúng với bằng sáng chế vào tháng 3 năm 1885.

Cấu tạo của nó bao gồm một bộ chế hòa khí kèm đồng hồ đo ở mặt trên, một van tiếp nhận hình nấm hoạt động kèm với pít-tông tạo ra lực hút, và thay vì tích hợp hệ thống đánh lửa điện tử, động cơ này sử dụng bộ phận đánh lửa hình ống với nhiệt độ cao – ông làm bằng bạch kim nối thẳng với khoang đốt, xúc tác bằng mồi lửa từ bên ngoài. Vì vậy, các nhiên liệu làm từ than đá cũng có thể được áp dụng. Ngoài ra, còn có thêm bộ phận bánh đà kép và một hộp trục khuỷu làm từ nhôm.

Nguyên mẫu động cơ ban đầu




Bước tiến tiếp theo được đặt ra bởi Daimler và Maybach là tích hợp và vận hành động cơ trên vào một môi trường thử nghiệm thích hợp để có thể chứng minh tính khả thi của nó. Họ chỉ tập trung vào nhiệm vụ tìm hiểu kỹ hơn về cơ chế của động cơ, chứ chưa tính đến việc chế tạo ra một phương tiện di chuyển nữa, vì đơn giản, mẫu thử nghiệm này chưa đủ để thỏa mãn hiệu suất mà một máy móc cần để hoạt động trơn tru.

Phiên bản gốc ra đời năm 1884 sử dụng một hệ thống truyền động bằng dây đai, kẹp xoắn nối đến tay lái đóng vai trò như một tay phanh khi kéo về một chiều, và tạo động lực, sản sinh năng lượng cho bánh xe khi kéo theo chiều ngược lại. Thiết kế xe đạp chân của Roper những năm cuối 1860 cũng áp dụng cơ chế hai chiều tương tự.

Bản sao Reitwagen năm 1885




Ngoài ra, một xi-lanh có thể tích 264cc cũng được gắn liền với hệ thống động cơ bốn kỳ, có viền đệm cao su, cùng với 2 bánh chính làm bằng gỗ bọc sắt và một cặp bánh lò xo phụ giúp chiếc xe đứng vững. Công suất động cơ vào khoảng ½ mã lực (0,37 kW) với 600 chu kỳ/phút, cho phép di chuyển với tốc độ 7mph (11km/h). Paul – cậu con trai 17 tuổi của Daimler đã lái chiếc xe lần đầu tiên vào ngày 18/11/1885, hoàn thành quãng đường lên tới 12km trải dài từ Cannstatt cho tới Untertürkheim tại Stuttgart, Đức.

Không may là vị trí ngồi lái đã bắt lửa vì bộ phận động cơ ngay bên dưới quá nóng. Ngay mùa đông sau đó (1885-1886), hệ thống truyền động được cải tiến lên thành cơ chế kép, một cho bánh xe chính và một bên vành đai bánh xe phía sau. Đến năm 1886, Reitwagen đã “hoàn thành sứ mệnh” của nó, chấp nhận ở lại phía sau cùng quá khứ để nhường chỗ cho những thế hệ phương tiện tiên tiến và hoàn thiện hơn.

Sản phẩm trưng bày tại Bảo tàng Mercedes-Benz




Cũng phải nói thêm, phiên bản gốc của chiếc Reitwagen đã bị phá hủy trong một vụ cháy tại cụm nhà máy Daimler-Motoren-Gesellschaft Seelberg-Cannstatt vào năm 1903, nhưng đã có vài thiết kế bản sao mô hình tương tự xuất hiện tại bộ sưu tập của Bảo tàng Mercedes-Benz tại Stuttgart, Bảo tàng Deutsches ở Munich, Sảnh Trung bày của Honda tại Nhật Bản, và Sự kiện Motor AMA tổ chức ở Ohio. Thậm chí ở Melbourne, Australia năm 2001, Triển lãm Nghệ thuật Motor Guggenheim cũng đã được Deutsches cho “mượn” hình mẫu của họ để quảng bá và giới thiệu.


Mỗi mô hình lại có những điểm khác nhau tùy theo phiên bản nâng cấp của nguyên mẫu gốc, Bản sao tại AMA lớn hơn bản gốc, sử dụng liên kết định hướng cải tiến cùng hệ thống truyền động phức tạp hơn, như trong dự định của tác giả vào năm 1884. Phiên bản tại Deutsches lại có thiết kế tay lái đơn giản, nhưng thêm vào đó là vành phụ tùng ở bánh xe phía sau.

Nguồn: Genk – Thevintagenews

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *