Cái chết chỉ là ảo ảnh – trong vũ trụ lượng tử, chúng ta tồn tại mãi mãi

Bất kỳ sinh vật sống nào trên Trái đất cũng gặp phải cái chết, nên việc con người muốn biết sự thật, điều gì thực sự đang chờ đợi họ sau khi chết là điều khá dễ hiểu. Cơ đốc giáo và các tôn giáo khác nói về cuộc sống vĩnh cửu trên thiên đường hoặc địa ngục, và Phật giáo đưa ra thuyết luân hồi. Các chuyên gia cũng đã đưa ra những xem xét về cái chết theo quan điểm khoa học…

Theo Tiến sĩ Robert Lanza đến từ Viện Y học Tái tạo Astellas, cái chết không phải là dấu chấm hết cho sự tồn tại, mà chỉ là một sự thiết lập lại lượng tử. Ý thức của con người di chuyển đến một điểm khác trong không-thời gian thay thế.

Các nhà khoa học cho rằng cái chết chỉ là ảo ảnh, ý thức của con người tồn tại mãi mãi. (Ảnh: Pixabay)

Ý thức của chúng ta tạo ra một bức tranh mà chúng ta cho là Vũ trụ. Thời gian và không gian là không thể đo lường được. Đây chỉ là những khái niệm do con người tạo ra để lưu trữ thông tin.

Theo Lanza, ý thức là năng lượng rời khỏi cơ thể sau khi chết. Quá trình này được gọi là thuyết trung sinh (biocentrism), Albert Einstein đã nói về nó. Nhà khoa học vĩ đại cũng từng tuyên bố rằng năng lượng không thể tự sinh ra cũng như mất đi, nó chỉ biến đổi thành một dạng khác.

Lanza nói: “Có vô số vũ trụ, và mọi thứ có thể xảy ra đều xảy ra trong vũ trụ nào đó. Cái chết không tồn tại trong bất kỳ ý nghĩa thực tế nào trong các tình huống này. Tất cả các vũ trụ có thể tồn tại đồng thời, bất kể điều gì xảy ra trong bất kỳ vũ trụ nào. Mặc dù các cơ thể cá nhân được định sẵn để tự hủy hoại, nhưng cảm giác sống – ‘Tôi là ai?’ – chỉ là một nguồn năng lượng 20 Watt hoạt động trong não. Nhưng năng lượng này không mất đi khi chết. Một trong những tiên đề chắc chắn nhất của khoa học là năng lượng không bao giờ chết; nó không thể được tạo ra cũng như không bị phá hủy. Nhưng liệu năng lượng này có truyền từ thế giới này sang thế giới khác không?”.
Lanza kết luận rằng luân hồi được nhắc đến trong tôn giáo không phải là hư cấu. Ý thức của mỗi người đều có mặt trong Vũ trụ. Ý thức tạo ra thời gian vì một người có thể dễ dàng dùng quá khứ hoặc tương lai để tạo ra một hệ quy chiếu mới. Cái chết là sự khởi động lại mở ra những khả năng mới.

Các nhà khoa học khác cũng đồng tình với quan điểm của Lanza rằng chết không phải là hết.

Nhà vật lý toán nổi tiếng, Sir Roger Penrose tại Đại học Oxford và các nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý Max Planck ở Munich cho rằng vũ trụ vật lý mà chúng ta đang sống chỉ là nhận thức của chúng ta và một khi cơ thể vật chất của chúng ta chết đi, thì ý thức hay linh hồn sẽ đi vào vô hạn vũ trụ bên ngoài. Một số người tin rằng ý thức đi đến các vũ trụ song song sau khi chết.

Ông Penrose nói: “Bên kia là một thực tại vô hạn lớn hơn nhiều… mà thế giới này bắt nguồn từ đó. Bằng cách này, cuộc sống của chúng ta trong bình diện tồn tại này được bao trùm, bao quanh, bởi thế giới bên kia rồi… Cơ thể chết đi nhưng trường lượng tử tâm linh vẫn tiếp tục. Theo cách này, chúng ta là bất tử”.


Trong khi các nhà khoa học vẫn đang tranh luận sôi nổi về ý thức chính xác là gì, Stuart Hameroff đến từ Đại học Arizona và Penrose kết luận rằng đó là thông tin được lưu trữ ở mức lượng tử. Penrose đồng ý – ông và nhóm của ông đã tìm thấy bằng chứng cho thấy “các ống siêu nhỏ dựa trên protein – một thành phần cấu trúc của tế bào người – mang thông tin lượng tử – thông tin được lưu trữ ở cấp độ hạ nguyên tử”.
Penrose lập luận rằng nếu một người chết lâm sàng, thông tin lượng tử này sẽ được giải phóng từ các vi ống và vào vũ trụ. Tuy nhiên, nếu họ được hồi sinh, thông tin lượng tử sẽ được chuyển trở lại các vi ống và đó chính là điều gây ra trải nghiệm cận tử.

Ngoài ra, ông cho rằng: “Nếu họ không được hồi sinh, và bệnh nhân chết, có thể thông tin lượng tử này có thể tồn tại bên ngoài cơ thể, có lẽ là vô thời hạn, như một linh hồn”.

Nguồn: NTDVN – Theo dailygalaxy, ordonews

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *