Năm 2004, kính viễn vọng Hubble đã phát hiện ra một hành tinh Zombie trong tinh vân “Con mắt của Sauron”, đây là câu chuyện về Fomalhaut b, một hành tinh đã chết và sống lại.
Fomalhaut nằm ở vĩ độ 31 độ Bắc và là một ngôi sao rất trẻ, chỉ 200 đến 300 triệu năm tuổi. Nó được bao quanh bởi một vòng đai, bên trong che giấu một hành tinh mà các nhà thiên văn học gọi là Fomalhaut b.
Fomalhaut và vòng bụi xung quanh (Ảnh qua Sound Of Hope)
Chúng ta đều biết rằng bản thân hành tinh không phát ra ánh sáng, nó chỉ phản chiếu ánh sáng của ngôi sao mẹ và rất khó quan sát khi khoảng cách tăng lên. Nhưng Fomalhaut b thì khác, mặc dù cách Trái Đất 25 năm ánh sáng nhưng nó lại cực sáng trong dải ánh sáng nhìn thấy nên ở khoảng cách xa như vậy Hubble vẫn có thể chụp ảnh rõ ràng khiến các nhà khoa học cảm thấy rất bất ngờ.
Sau khi xác nhận vị trí của Fomalhaut b vào năm 2008, các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng hồng ngoại để quan sát Fomalhaut b, nhưng điều kỳ lạ là Fomalhaut b đã biến mất.
Nói chung, bức xạ hồng ngoại của một hành tinh có kích thước gấp đôi Sao Mộc như vậy là rất sáng, nhưng Fomalhaut b không có bất kỳ bức xạ hồng ngoại nào. Vào năm 2012, một bằng chứng quan sát mới cho thấy Fomalhaut b là một hành tinh lớn, và quan sát này đã khiến Fomalhaut b được hồi sinh thành công, đây chính là nguồn gốc của cái tên hành tinh Zombie.
Vòng bụi Fomalhaut cho thấy vị trí của hành tinh. (Ảnh qua Sound Of Hope)
Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, danh hiệu Hành tinh Zombie khiến Fomalhaut b thực sự là một hành tinh thây ma kỳ lạ. Nhưng đến năm 2014 một nghiên cứu mới khẳng định Fomalhaut b đã biến mất một cách bí ẩn, thậm chí kính thiên văn Hubble cũng không thể quan sát thấy dấu vết nào của nó. Do đó, một số người cho rằng Fomalhaut b thực chất không phải là một hành tinh, mà là một đám mây vụn băng khổng lồ được hình thành do sự va chạm của hai tiểu hành tinh.
Họ cho rằng, thời điểm xảy ra vụ va chạm không lâu trước khi Hubble phát hiện ra Fomalhaut b vào năm 2004, điều này cũng có thể giải thích tại sao Fomalhaut b cực kỳ sáng trong dải ánh sáng khả kiến, nhưng không thể quan sát được trong dải hồng ngoại. Khi đám mây băng hình thành vào năm 2004, nó đang dần tan biến cho đến khi biến mất hoàn toàn vào năm 2014.
Vào năm 2020, Liên minh Thiên văn Quốc tế đã thông báo xóa tên Fomalhaut b, xem như hành tinh bí ẩn tồn tại trong thời gian ngắn này chưa từng tồn tại. Được biết, kính thiên văn Webb vừa được phóng lên bầu trời sẽ ưu tiên quan sát Fomalhaut và đĩa bụi của nó, đồng thời các nhà khoa học sẽ tiếp tục tìm kiếm dấu vết của các hành tinh trong hệ sao này.
Nguồn: TH
- Bí ẩn tượng Nhân sư Giza: Kho tàng tri thức trong phòng ngầm dưới chân tượng
- Người ngoài hành tinh từng giúp Đức quốc xã chế tạo đĩa bay?
- Tận cùng của khoa học phải chăng là tôn giáo: Những phát hiện của Toán học và Hóa học