Các trường hợp du hành xuyên thời gian trong truyền thuyết cổ đại

Có một số truyền thuyết và huyền thoại nhất định cho thấy các nền văn minh cổ đại có thể sở hữu một số kiến thức về lĩnh vực du hành thời gian.

Câu câu chuyện du hành thời gian trong truyền thuyết cổ đại.(Ảnh: Internet)

Trong quá trình nghiên cứu các công nghệ tiên tiến thời cổ đại, chúng tôi đã bắt gặp một số câu chuyện mà chúng tôi rất muốn chia sẻ với độc giả.

Câu chuyện đầu tiên là về hang động của Bảy người ngủ.

Truyện kể rằng, dưới thời hoàng đế La Mã Decius (khoảng năm 250), trong cuộc đàn áp tín đồ Cơ Đốc giáo, có bảy chàng trai trẻ đã chạy trốn trong một hang động. Tại đây họ đã chìm sâu vào giấc ngủ.

Sau đó, họ thức giấc và đi bộ vào thành Ephesus để mua lương thực.

Họ rất kinh ngạc khi biết rằng họ đã thiếp đi không chỉ trong một đêm, mà trong hơn 200 năm. Trong khoảng thời gian đó Cơ Đốc giáo đã phổ truyền đến mọi ngóc ngách của Đế quốc La Mã.

Sự tích về Bảy người ngủ trong Cơ Đốc giáo có thể là một trường hợp du hành xuyên thời gian. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Wikimedia)




Khi hoàng đế Theodosius II nghe kể về chuyện này, ông đã nhìn nhận đây là bằng chứng của sự phục sinh, một hiện tượng vẫn đang được thảo luận sôi nổi trong các nhà thờ lúc đó.

Về sau “Bảy người ngủ” này đã qua đời và được chôn cất trong hang động nơi họ từng ngủ.

Hang động của Bảy người ngủ ngày nay ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)




Hang động của Bảy người ngủ nằm ở sườn phía đông của đồi Panayirdag ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong hàng trăm năm, người dân luôn muốn được chôn cất ở một nơi gần đó nhất, vì họ cho rằng những người này rất thiêng. Theo một niềm tin Cơ Đốc giáo, Thánh Maria Madalena cũng được mai táng ở đây.

Làm thế nào Bảy người ngủ có thể “ngủ vùi” trong vòng 200 năm? Liệu họ đã trải nghiệm hiện tượng du hành xuyên thời gian hay đây chỉ là một câu chuyện không có thật?

Có một vài ví dụ về hiện tượng du hành xuyên thời gian trong Kinh Thánh. Một câu chuyện đặc biệt, được tác giả nổi tiếng Erich von Däniken đề cập đến, xoay quanh nhà tiên tri Jeremiah.

Trong cuốn sách Baruch, chúng tôi bắt gặp một câu chuyện kỳ lạ khác về chủ đề du hành thời gian. Cuốn sách Baruch, thường được biết đến là 1 Baruch, được coi là cuốn sách thứ yếu của Kinh Thánh.

“Trong phần đầu (chương 1-4) nhà tiên tri Jeremiah đã được Đức Giê-hô-va cho biết rằng người Chaldean sẽ phá hủy Jerusalem và ông nên chôn các cuốn kinh thư thần thánh khỏi đền thờ.

Sau đó ông bị quân Babylon bắt giữ.

Trước khi thành Jerusalem bị phá hủy, nhà tiên tri Jeremiah đã gửi Abimelech, một thái giám, đến hái sung tại vườn cây ăn quả của Agrippa.




Trong vườn cây, người thái giám chìm vào giấc ngủ và chỉ tỉnh dậy 62 năm sau đó.

Một người đàn ông già đã bảo cho ông biết điều đã xảy ra (chương 5)”, TS Raymond Surburg viết, một giáo sự thâm niên về Kinh Thánh và các loại ngôn ngữ trong Kinh Cựu Ước.

Phải chăng Abimelech đã trải nghiệm một trường hợp du hành thời gian?

Jeremiah tranh MichelangeloChân dung nhà tiên tri Jeremiah. Tranh vẽ năm 1512 của Michelangelo. (Ảnh: Wikimedia)




Trong cổ thư Mahabharata, một trong hai cuốn sử thi tiếng Phạn chính yếu của Ấn Độ cổ, chúng ta bắt gặp truyện kể về chuyến hành trình đi gặp đấng sáng thế Brahma của vua Raivata Kakudmi. Dù chuyến đi kéo dài không lâu, nhưng sau khi vua Kakudmi trở về thì Trái Đất đã trải qua 108 yuga, và người ta cho rằng mỗi yuga tương đương khoảng 4 triệu năm. Đấng Brahma giải thích với vua Kakudmi rằng thời gian trôi nhanh chậm khác nhau ở các không gian khác nhau.

du hanh thoi gian hinduVua Raivata đã đi được vài trăm năm, nhưng sau khi quay trở về thì nhiều triệu năm đã trôi qua. (Ảnh: Internet)

Một câu chuyện đáng kinh ngạc khác đến từ Nhật Bản. Đó là truyền thuyết về Urashima Taro, một chàng trai đánh cá. Truyền thuyết kể rằng ông đã đến dạo chơi thuỷ cung của Đông Hải Long Vương.

Urashima Taro đã đi được 300 năm trước khi quay trở về. (Ảnh: Internet)




Ông ở lại đó trong 3 ngày, nhưng khi trở lại mặt nước, 300 năm đã trôi qua. Tất cả những gì ông từng có đã biến mất; gia đình, bạn bè và cuộc sống trước đây, tất cả đã thay đổi trong chỉ dường như vài ngày. Tam tạng kinh của Phật giáo có ghi chép rằng trên thiên đường (thiên quốc) của 30 Chư thiên, thời gian trôi qua khác với dưới hạ giới, khi 100 năm ở hạ giới chỉ bằng 1 ngày trên Thiên quốc. Ngoài ra còn có rất nhiều các ví dụ khác nữa.


Tất cả những câu chuyện kể trên đều xoay quanh một khái niệm vật lý hiện đại: “du hành thời gian”. Chủ đề du hành thời gian đã thu hút nhân loại trong nhiều năm, có lẽ lâu hơn rất nhiều so với chúng ta có thể tưởng tượng …

Nguồn:TH – Tác giả: Message to Eagle.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *