Các nhà sư cho thấy Thiền định có thể thay đổi cấu trúc não bộ

Trong hầu hết thế kỷ trước, bộ não con người được các nhà tâm lý học coi là có cấu trúc cố định, không thể biến đổi. Tuy nhiên, quan điểm của họ đã trải qua một sự thay đổi căn bản trong vài thập kỷ qua, sau khi tiến hành một số thí nghiệm trên các nhà sư Phật giáo. Sau khi chụp quét não của những nhà sư này, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra rằng bộ não con người không phải là “cố định”, mà là một cơ quan có khả năng thay đổi sau một khoảng thời gian.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Vision Times




Chụp quét não các nhà sư

Zoran Josipovic, một nhà khoa học nghiên cứu và giáo sư trợ giảng tại Đại học New York (Mỹ), đã tham gia vào nghiên cứu việc thiền định từ góc độ của khoa học thần kinh trong một thời gian dài. Trên thực tế, ông đã được tiến hành chụp quét cộng hưởng từ MRI nhiều nhà sư Phật giáo nổi tiếng trong suốt quá trình nghiên cứu của ông.

Zoran Josipovic, nhà khoa học thần kinh tại ĐH New York. Ảnh: Youtube

Zoran Josipovic tiến hành chụp quét não của một nhà sư. Ảnh: BBC




“Một lợi ích mà thiền định mang đến cho những người thực hành nó nhiều lần là thiền định giúp tăng cường khả năng tập trung. Nghiên cứu về việc thiền định … đã được chứng minh là rất hứa hẹn vì nó cho thấy bộ não có khả năng thay đổi cấu trúc để tối ưu hóa theo cách thức mà chúng ta chưa từng được biết đến trước đây”, ông Jos Josipovic nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC .

Thông qua các nghiên cứu của mình, Josipovic phát hiện ra rằng khi các Phật tử thư giãn tâm trí, họ sẽ có thể tiến nhập vào trạng thái “bất nhị” (nonduality) hay còn gọi là “nhất thể” (oneness) với thế giới, một tâm thức hợp nhất giữa một người và môi trường chung quanh. Khi đó, mạng lưới thần kinh của họ thay đổi bằng cách “hạ thấp bức tường tâm lý ngăn cách họ với môi trường xung quanh”, theo lời Josipovic. Các nhà sư với kinh nghiệm lâu năm sẽ có khả năng giữ cho cả mạng lưới thần kinh bên trong và bên ngoài của họ hoạt động đồng thời trong khi thiền định.

Chụp quét não bộ của những người tập thiền lâu năm, như nhà sư trong hình, có thể giúp các nhà khoa học giải mã các bí ẩn về một mạng lưới thần kinh chủ chốt trong não bộ. Ảnh: Scienceline




Các nhà sư Phật giáo có kinh nghiệm lâu năm cũng có thể giữ cho cả mạng lưới thần kinh bên trong và bên ngoài của họ hoạt động đồng thời trong khi thiền định. (Ảnh: qua pixabay / Muff 1.0 )

Phần bên ngoài của mạng lưới thần kinh sẽ hoạt động khi một người xử lý các hoạt động bên ngoài như gõ máy tính, chơi game, v.v. Phần bên trong của não chỉ hoạt động khi con người tự xem xét chính bản thân họ, nhìn vào nội tâm của họ. Nói chung, cả hai mạng lưới này sẽ không hoạt động đầy đủ cùng một lúc ở những người bình thường. Tuy nhiên, các nhà sư lại có khả năng thực hiện điều này, vì thế họ có khả năng lớn hơn trong việc trải nghiệm trạng thái hợp nhất với môi trường xung quanh.




Thay đổi cấu trúc bộ não

Một số nghiên cứu khác về bộ não của các nhà sư, hầu hết trong họ được rèn luyện các kỹ thuật kiểm soát tâm trí, đã liên tục chỉ ra rằng bản thân những suy nghĩ của chúng ta có thể thay đổi bộ não theo nghĩa đen.
“Lý thuyết tu luyện, trong đó cho rằng việc tiếp xúc nhiều lần và lặp lại với các thông điệp xã hội sẽ có khả năng định hình các hệ thống niềm tin của chúng ta, không chỉ có các mối liên hệ sinh học rõ ràng có thể kiểm chứng, mà rằng việc thay đổi nhận thức của chúng ta về những thông điệp xã hội này không chỉ có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta, mà còn thay đổi cách chúng ta xử lý các thông điệp đó trên bình diện sinh học (qua xinap thần kinh), một cách vĩnh viễn. Điều đó có nghĩa là cấu trúc xã hội của cái thực tại tồn tại trước mặt không chỉ là một sự tương tác hai chiều, mà thực sự còn rất chân thực giữa bản thân và xã hội, hay môi trường xung quanh. Chúng ta thực sự đang tạo ra cái thực tại của bản thân mình, và chúng ta có thể thay đổi nó, giống như cách nó có thể thay đổi chúng ta”, theo tạp chí Tâm lý học ngày nay ( Psychology Today ) . Ngoài ra, như chúng ta đã biết, vật chất có tác động đến ý thức, nhưng qua kết quả thí nghiệm này, có vẻ như ý thức (suy nghĩ) cũng có tác động rất chân thực đến vật chất (cấu trúc não bộ) vậy.




Zoran Josipovic quan sát ảnh chụp não bộ trên máy vi tính. Ảnh: BBC

Vì vậy, lần tới khi bạn thấy một người bạn thân “phấn khích hơi quá” của mình bảo bạn hãy ‘suy nghĩ tích cực’ để khiến cuộc sống tốt đẹp hơn, thì hãy nhớ rằng họ không phải nói chuyện đùa. Những tuyên bố như vậy hiện giờ đã có một cơ sở khoa học nhất định. Kết quả này đã mở ra một số tiềm năng rất thú vị trong lĩnh vực tâm lý học.

Vì vậy, lần tới khi bạn thấy một người bạn thân “phấn khích hơi quá” của mình bảo bạn hãy ‘suy nghĩ tích cực’ để làm cho cuộc sống tốt hơn, thì hãy nhớ rằng họ không chỉ đơn giản khích lệ bạn đâu. Câu nói đó có một cơ sở khoa học nhất định đó. (Ảnh: qua pixabay / Muff 1.0 )




Một mặt, các kỹ thuật thiền có thể được phát triển để giúp những người bị trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc nghiện ma túy vượt qua các suy nghĩ tiêu cực.


Trên thực tế, rất nhiều trung tâm cai nghiện ma túy đã bao gồm thiền như một phần trong liệu pháp điều trị của họ. Trẻ em có sự tự tin thấp hoặc lo lắng xã hội có thể tiếp xúc với thiền ngay từ khi còn nhỏ để chúng không phải lớn lên với các vấn đề với lòng tự trọng. Các nhà tù đã bắt đầu đưa ra những bài học thiền định đã phát hiện ra rằng các tù nhân của họ sau khi tập đã trở nên bình tĩnh hơn.

Chúng ta mới chỉ bắt đầu thấy được trên bề mặt về việc kết hợp thiền định với ngành khoa học thần kinh có thể mang đến cho nhân loại những lợi ích to lớn nào. Khi nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này, chắc chắn chúng ta sẽ có khả năng bước sang một kỷ nguyên mới bình yên hơn, hạnh phúc hơn.

Nguồn: ĐKN – Theo Vision Times

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *