Các nhà khoa học tìm ra bằng chứng thuyết phục về câu chuyện “Moses chia biển”

Câu chuyện ông Moses tách nước biển ra làm hai để đoàn người Do Thái có thể băng qua, sau đó nhấn chìm toàn bộ truy binh Ai Cập là một phép lạ nổi tiếng trong Kinh Thánh Công Giáo.

cacnhakhoahoc1

Tranh minh họa câu chuyện “Moses chia biển”.

Sự tích Thánh Moses chia biển

Trên thế giới hiện nay, số tín đồ Cơ Đốc giáo vào khoảng gần 2 tỷ người. Họ đều biết về truyền thuyết “Vượt qua biển Đỏ” trong “Xuất Ai Cập ký” (“Exodus” trong «Cựu Ước»).

Theo đó, Moses của người Israel sau khi tiếp thụ ý chỉ của Thiên Chúa Jehovah, đã nhiều lần triển hiện thần tích tại Ai Cập. Đặc biệt là lần cuối cùng, khi tất cả những đứa con đầu lòng mới sinh của người Ai Cập cùng hết thảy súc vật mới sinh trong một đêm bị chết sạch, Pharaon Ai Cập buộc phải thả những người Israel đã bị làm nô lệ hơn 400 năm.




Khi Moses dẫn người Israel tới bờ biển Đỏ, Pharaon đã nuốt lời và cho quân binh đuổi theo. Người Israel rất sợ hãi, nhưng Moses nói với họ: “Không phải sợ, cứ dừng lại. Hãy xem Thiên Chúa Jehovah thi hành cứu ân với chúng ta hôm nay”.

Khi màn đêm buông xuống, có một đám mây mù tạo thành bức tường để tách những người Ai Cập ra khỏi người Israel. Người Ai Cập ở bên hắc ám, còn người Israel ở bên quang minh như ban ngày. Thiên Chúa Jehovah nói với Moses: “Ngươi giơ cây quyền trượng hướng về phía biển, đem nước tách ra. Người Israel sẽ theo đó vượt qua biển”.

Khi tới bờ biển, theo ý chỉ của Thiên Chúa Jehovah, Moses giơ cây quyền trượng tách nước biển ra hai bên để tạo nên một con đường, với hai bức tường nước hai bên cao chót vót. Người Israel bèn theo con đường đó mà vượt qua biển Đỏ.

Khi Pharaon dẫn quân binh truy kích tới con đường này, Thiên Chúa Jehovah nói với Moses: “Ngươi hướng cây quyền trượng về phía biển, lệnh cho nước ập vào xe, ngựa của quân Ai Cập”. Tức thì Moses hướng quyền trượng về phía biển, nước biển bắt đầu khép lại, khiến Pharaon và đám quân binh đuổi theo người Isreal thảy đều chìm trong biển nước.

cacnhakhoahoc2
Tranh minh họa câu chuyện “Moses chia biển”. (Nguồn: BoMb01.com)




Câu chuyện này được truyền bá hết sức rộng rãi qua hàng nghìn năm và nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh cũng có đề cập đến như một quyền năng của Thiên Chúa thể hiện qua năng lực của nhân vật Moses. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng câu chuyện là hư cấu. Thế nhưng, các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng điều đó có thể thực sự đã xảy ra.

Những chứng tích được tìm thấy dưới lòng biển Đỏ

Nhà khoa học người Thụy Điển Lennart Moller đã hợp tác với kênh truyền hình trong chương trình tìm hiểu dấu vết con đường trên biển Đỏ. Tại đây, họ đã tìm thấy một số lượng lớn các di tích cổ thuộc quân đội Ai Cập.

Trước đó, năm 1978, TS. Ron Wyatt cũng đã tìm thấy xương người, ngựa, và xác tàu xe ngầm ở biển Đỏ. Chúng được cho là bằng chứng vượt biển Đỏ của quân đội Pharaon khi truy đuổi dân Do Thái.

cacnhakhoahoc3

Những bánh xe được tìm thấy dưới lòng biển Đỏ. (Ảnh: Daily News)




Một trong nhiều hài cốt bị khoáng hóa được tìm thấy tại nơi vượt biển, đã được ngành xương học của Đại học Stockholm xét nghiệm và chứng minh là xương đùi của người, là xương đùi phải của một người nam cao khoảng 165-170cm. Về cơn bản, nó đã “hóa thạch” – tức là đã bị các san hô và khoáng chất thay thế, do đó không thể dùng phương pháp Cacbon đồng vị phóng xạ để xác định niên đại của mẫu xương, mặc dù mẫu vật đó rõ ràng là khảo vật cổ xưa. Bánh xe và trục xe bị bao phủ bởi san hô và bị lật úp.

Khi TS. Ron Wyatt lần đầu đi thăm Nuweiba vào năm 1978, ông tìm thấy một cây cột có khắc chữ của người Phénicie nằm ở dưới nước. Không may thay, chữ viết đã bị ăn mòn, vì vậy tầm quan trọng của cây cột này không được biết đến cho tới năm 1984, khi cây cột đá granit thứ hai được tìm thấy ngang bờ biển Saudi và rất giống với cây cột thứ nhất với chữ viết còn nguyên vẹn.

Trong những chữ của người Phénicie có từ: Mizraim (Ai cập); Solomon; Edom; chết; Pharaon; Moses và Yahweh (Jehovah) ám chỉ rằng vua Solomon đã cho dựng những cây cột này để tưởng niệm phép lạ vượt biển. Chính quyền Saudi Arabia không cho phép khách du lịch vào và có lẽ vì sợ những du khách xâm phạm trái phép, nên kể từ đó chính quyền Saudi đã dẹp bỏ cây cột này, thay vào đó là cây cột kéo cờ.




cacnhakhoahoc4

Cột trụ tưởng niệm của vua Solomon. (Ảnh: preteristarchive.com)

TS. Carl Drews cũng đã có giả định khá hợp lý. Ông tin rằng có một rạn san hô dài 1,6km ngoài khơi từ Ai Cập qua Biển Đỏ ở hành lang phía Bắc, khi gió biển thổi với tốc độ 30m/giờ sẽ có thể đẩy nước dạt sang hai bên. Tại đây mực nước lúc thủy triều xuống thấp vào khoảng 1,5 đến 1,8m (có thể tới 2,7 đến 3m).


Do đó, vịnh Suez sẽ mở rộng dài hơn về phía Bắc và phạm vi thủy triều cũng lớn hơn. Và nếu điều này là sự thực thì khi thủy triều lên cao, “bức tường nước” hoàn toàn có thể nhấn chìm được đoàn quân Ai Cập như lời chép lại trong Thánh Kinh.

Vào năm 1798, hoàng đế nước Pháp Napoleon Bonaparte và một nhóm binh lính của ông đã cưỡi ngựa băng qua vịnh Suez. Ở Hàn Quốc cũng có con đường đá rộng lớn nối liền hai hòn đảo Jindo và Modo đầy bí ẩn và hấp dẫn.

Những tư liệu trên cho thấy câu chuyện Thánh Moses rẽ biển là hoàn toàn có cơ sở tồn tại, đồng thời một lần nữa minh chứng tính chính xác của Kinh Thánh.

Video: Những bằng chứng được tìm thấy dưới đáy Biển Đỏ

Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *