Các nhà khoa học: NASA đã tìm thấy bằng chứng về sự sống cổ xưa trên sao Hỏa

Một nhóm các nhà sinh vật học quốc tế tuyên bố rằng tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã phát hiện ra các phân tử hữu cơ mà có thể là bằng chứng về sự sống trên Sao Hỏa, Futurism đưa tin.

Sự phát hiện ra “Thiophene” – những hợp chất đặc biệt được tìm thấy trong than đá, dầu thô và nấm cục trắng trên Trái đất – có thể là dấu hiệu của sự sống cổ xưa trên Hành tinh Đỏ.

Khả năng của sự sống trên Sao Hỏa là một chủ đề được quan tâm đáng kể của sinh vật học vũ trụ do khoảng cách cận kề của hành tinh này và tính tương đồng với Trái Đất. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Astrobiology, nhóm nghiên cứu lập luận rằng sự phát hiện ra “Thiophene” – những hợp chất đặc biệt được tìm thấy trong than đá, dầu thô và nấm cục trắng trên Trái đất – có thể là dấu hiệu của sự sống cổ xưa trên Hành tinh Đỏ.

Nhà sinh vật học thiên văn của Đại học bang Washington và tác giả chính của nghiên cứu Dirk Schulze-Makuch nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi đã xác định được một số mối liên hệ về sinh học của Thiophene dường như nhiều hơn hóa học, nhưng chúng tôi vẫn cần có thêm bằng chứng” .

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Schulze-Makuch chưa đưa ra kết luận nào.

Ông nói tiếp: “Nếu bạn tìm thấy Thiophene trên Trái đất, thì bạn sẽ nghĩ chúng thuộc về sinh học, nhưng việc chứng minh các phân tử Thiophene trên Sao Hỏa [cũng thuộc về sinh học] tất nhiên sẽ khó hơn một chút”.

Mặc dù Thiophene được tạo thành từ hai nguyên tố thiết yếu sinh học là carbon và lưu huỳnh, nhưng rất có thể chúng đã được tạo ra trong các va chạm thiên thạch làm nóng sunfat đến nhiệt độ cao – một cách giải thích mà các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét.

Nếu các hợp chất thực sự là một dấu hiệu của sự sống, thì chúng có thể là kết quả của quá trình vi khuẩn khoảng ba tỷ năm phá vỡ các phân tử sunfat.

Nhưng, một lần nữa, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng.

Tàu thăm dò Curiosity của NASA phân tích các hợp chất bằng cách phá vỡ chúng thành các mảnh. Tuy nhiên, nhà thám hiểm Rosalind Franklin của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu sắp tới có mang theo Máy Phân tích Phân tử hữu cơ của Sao Hỏa (MOMA) có thể sử dụng kỹ thuật khác để phân tích các phân tử này.


Theo nhà nghiên cứu Schulze-Makuch, điều khiến ông phấn khích nhất là khả năng tìm thấy các tỷ lệ khác nhau của các đồng vị nặng và nhẹ trong hợp chất. Đây chính là kết quả của quá trình các sinh vật phá vỡ các nguyên tố và cũng chính là “tín hiệu cho sự sống”.

Ông Schulze-Makuch cho biết: “Nói như Carl Sagan, “yêu sách phi thường đòi hỏi bằng chứng phi thường”. Tôi nghĩ rằng để có bằng chứng [phi thường] này đòi hỏi chúng ta thực sự phải đưa người lên đó [Sao Hỏa] và nhà du hành sẽ nhìn qua kính hiển vi và thấy một vi khuẩn đang di chuyển”.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *