Các nhà khoa học chứng minh rằng vũ trụ tồn tại nhiều hơn 3 chiều không gian.

Thậm chí có thể tồn tại cả các sinh vật sống ở đó.

Cooper đang thay đổi thực tại trong không gian chiều thứ 4

Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta đã xem bộ phim Interstellar – Hố đen tử thần. Logic ở cuối phim cho rằng : vũ trụ tồn tại nhiều chiều không gian hơn không gian 3 chiều chúng ta đang sống, nếu có thể tiếp cận vào chiều không gian cao cấp hơn, chúng ta có thể tác động vào thực tại, quá khứ thậm chí là tương lai.

Chính vì logic này nên việc hố đen “bỗng dưng” xuất hiện bất ngờ để cứu trái đất có thể được suy đoán như sau : tồn tại “ai đó” ở chiều không gian cao cấp hơn đã tạo ra hố đen, nhằm giúp nhân vật chính thay đổi thực tại, khiến trái đất thoát khỏi cảnh diệt vong.

Vậy ý tưởng về các chiều không gian cao cấp chỉ là trong viễn tưởng ?

Không hề ! bởi lý thuyết này bắt nguồn từ chính các nhà vật lý.

1/ Các lý thuyết khoa học ủng hộ khái niệm không gian đa chiều.

Trước tiên chúng ta cần nhắc lại một chút :

Thế giới của các hạt vi mô có cơ học lượng tử, còn vĩ mô như các hành tinh, thiên hà lại có thuyết tương đối ! hai thuyết này đều đã được chứng minh là chính xác qua thực nghiệm. Tuy nhiên khi áp dụng cả 2 thuyết cùng lúc cho những điểm kì dị của vũ trụ như hố đen hay khoảnh khắc sau vụ nổ lớn (bigbang) thì mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Các nhà khoa học chỉ dùng được 1 trong 2 thuyết. Chúng không thể cùng đúng một lúc.

Chính vì lẽ đó loài người bắt buộc phải tìm ra các học thuyết mới nhằm thống nhất chúng lại. Và ta có 3 ứng viên sau đây :

LÝ THUYẾT DÂY ( STRING THEORY )

Năm 1970 các nhà khoa học nhận ra rằng, thay vì mô tả vũ trụ dựa trên các điểm giống như các hạt, chúng ta có thể mô tả nó dưới dạng các chuỗi dao động nhỏ (các ống năng lượng). 




Cách suy nghĩ mới này về các thành phần cơ bản của tự nhiên hóa ra lại giải quyết được nhiều vấn đề lý thuyết hóc búa. Ví dụ như một dao động cụ thể của chuỗi có thể được hiểu là Graviton (hạt truyền tương tác hấp dẫn).

Từ đó trọng lực đã có thể được đưa vào một khuôn khổ thống nhất với các lý thuyết khác. Bài toán thống nhất mô hình chuẩn và thuyết tương đối xem chừng sắp đến hồi kết thúc.




Tuy nhiên vấn đề nảy sinh tiếp theo lại “cực kì nghiêm trọng”

Một vũ trụ tồn tại trong không gian ba chiều sẽ không thể đủ điều kiện để giải đáp những bài toán trong lĩnh vực vật lý còn đang dang dở.

Chính vì lẽ đó các nhà khoa học đã “gạt bỏ” tư duy cố hữu của nhân loại hiện tại và thêm vào 7 chiều không gian nữa. Từ đó các phương trình bắt đầu cho ra nghiệm chính xác.




Theo lý thuyết dây, vũ trụ phải có 10 chiều tất cả, ba chiều không gian và một chiều thời gian đã mở, còn 6 chiều kia bị cuộn lại từ sau vụ nổ lớn, tức là chúng đang tồn tại nhưng bị “ẩn dấu” trong nhận thức của chúng ta.

LÝ THUYẾT M ( M THEORY )

Stephen Hawking là một trong những nhà khoa học nghiên cứu thuyết M

Năm 1995, các nhà khoa học tiếp tục “nâng cấp” thuyết dây lên thành thuyết M và nhận thấy nó bắt đầu phù hợp về mặt toán học hơn so với các lý thuyết ứng cử viên khác.

Và Stephen Hawking trước khi mất đã đặt niềm tin rất lớn vào thuyết M, ông cho rằng khi hoàn thiện, học thuyết này sẽ đặt dấu chấm hết cho các câu hỏi của vật lý hiện tại.

Nhưng cũng như thuyết dây, thuyết M thậm chí còn “yêu cầu” không gian phải lên tới 11 chiều.

LÝ THUYẾT KALUZA – KLEIN (KK THEORY)

Thuyết Kaluza-Klein (lý thuyết KK) là một lý thuyết cổ điển, mong muốn thống nhất hấp dẫn và điện từ thành một lực duy nhất.




Vào năm 1919, nhà toán học và vật lý người Đức Theodor Kaluza đã gửi giả thuyết của mình đến cho Einstein, sau đó công bố cho đại chúng vào năm 1921. Lý thuyết của ông giả định rằng không gian phải tồn tại thêm một chiều thứ 5.

Năm 1926, sau khi cơ học lượng tử được khai phá bởi các lý thuyết của Heisenberg và Schrodinger, nhà vật lý Oskar Klein đã “lật lại” lý thuyết năm chiều cổ điển của Kaluza và tiếp tục phân tích.

Klein khẳng định : một chiều không gian còn thiếu có thể bị nén lại với kích thước siêu nhỏ khiến chúng ta hầu như không có phương pháp theo dõi nào đủ khả năng để nhận thức được chúng.

Năm 1999, ý kiến đột biến khác được một giáo sư tại MIT là Lisa Randall đưa ra (bà là một trong những nhà vật lý có ảnh hưởng nhất thế giới) giải thích lý do tại sao chúng ta cần nhiều hơn ba chiều để hiểu vũ trụ.




Nhan sắc “cực phẩm” của giáo sư Randall. Theo tôi lời bà nói chắc chắn là chân lý của vũ trụ.

“Thuyết tương đối của Einstein cho chúng ta biết rằng : năng lượng và vật chất có thể bẻ cong không – thời gian, vì vậy một chiều không gian vô tận có tồn tại những không thể bị phát hiện, là điều có thể giải thích được”

Một năm sau đó, nhà vật lý học Andreas Karch tiếp tục củng cố ý kiến của bà và cho rằng : Không gian 3 chiều chỉ tồn tại ở một vài khu vực nhất định trong vũ trụ chứ không phải tất cả, vẫn có nơi xuất hiện những chiều không gian cao cấp hơn.

Và chính những không gian cao hơn đang là nơi lực hấp dẫn – hay hạt Graviton “ẩn mình”.

( Tôi sẽ phân tích luận điểm này cùng thí nghiệm tại máy gia tốc hạt CERN vào bài viết sau )


2/ Kết luận :

Tất cả những lý thuyết kể trên hiện nay đang dần hoàn thiện và giúp giải đáp nhiều câu hỏi từng làm đau đầu các nhà vật lý học.

Có nghĩa rằng tỷ lệ chúng ta đang sống trong một vũ trụ nhiều hơn 3 chiều không gian là gần như chắc chắn.

Liệu rằng ở những chiều không gian cao cấp hơn có sinh vật sống hay không? những sinh vật ở đó có thể tác động đến thực tại của chúng ta hay không? Có lẽ chúng ta nên tiếp tục mong chờ vào sự khám phá của các nhà khoa học.

Nhưng một điều kì lạ và trùng hợp mà tôi từng đọc trong cuốn sách của bà Vanga. Chính Vanga đã xác nhận rằng : “Sự tiên tri của bà không phải ngẫu nhiên mà có, nó đến từ các sinh vật khác, ở một chiều không gian khác cao cấp hơn”.

Nguồn: NU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *