Bức ảnh hiếm cho thấy thông đạo bí ẩn đi vào bên trong Tượng Nhân Sư Ai Cập

Theo nhiều báo cáo và các bức ảnh hiếm về Tượng Nhân Sư lớn ở Giza, rất có thể tồn tại các khoang, phòng chứa và các đường hầm dẫn xuống dưới một trong những công trình cổ đại bí ẩn nhất trên hành tinh.

Ảnh: elishean.fr

Bên dưới là bức ảnh hiếm của tượng Nhân Sư được chụp từ khinh khí cầu vào đầu thế kỷ 19. Thời điểm chụp là trước khi tiến hành các cuộc khai quật và trùng tu. Lưu ý thấy có một lỗ hổng lớn ở trên đỉnh đầu tượng Nhân Sư.

Ảnh: Ancient Code

Tượng Nhân sư lớn ở Giza chính là một trong những công trình cổ xưa bí ẩn nhất trên Trái Đất. Công trình kiến trúc cổ đại hoành tráng này là một trong số ít các công trình cổ đại mà chưa xác định được tung tích tác giả, và giới học giả chủ lưu thì vẫn đang cảm thấy bối rối trước lịch sử bí ẩn của nó trong nhiều năm.
Dài 73.5 m và cao hơn 20 m, tượng Nhân Sư Lớn Giza giữ kỉ lục là công trình nguyên khối lớn nhất trên bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, vẻ đẹp và sự huyền bí của nó còn vượt xa cả yếu tố quy mô này.

Cận cảnh lỗ hổng lớn ở trên đỉnh đầu tượng Nhân Sư ở Ai Cập. Ảnh: intérêt pour tous

Tượng Nhân Sư Lớn được phát hiện năm 1817, trong tình trạng gần như bị cát bụi che phủ. Đoàn khai quật khảo cổ học hiện đại đầu tiên khi đó, do Giovanni Battista Caviglia dẫn đầu, đẫ cố gắng khai quật hoàn toàn phần ngực của tượng.

Sau vào thập kỉ, từ năm 1925 đến 1936, cuối cùng tượng Nhân Sư đã được khai quật toàn bộ bởi đoàn thám hiểm khảo cổ do Émile Baraize dẫn đầu.

Nhiều nhà nghiên cứu đề xuất giả thuyết cho rằng tượng Nhân Sư chưa được xây dựng hoàn tất, những người thợ ban đầu mới chỉ hoàn thành được một nửa. Theo nhiều phát hiện khác nhau, các học giả phỏng đoán tượng Nhân Sư ban đầu được dựng lên với một quy mô lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể nhìn thấy ngày nay.

Tuy nhiên, kích thước đồ sộ và vẻ đẹp huyền bí của tượng không phải là điều duy nhất khiến các nhà nghiên cứu bối rối. Thực tế các học giả không biết được ai đã xây dựng tượng đài hùng vĩ này, điều này càng làm tăng thêm vẻ huyền bí của tượng Nhân Sư Lớn, vốn đã là tâm điểm của vô số những suy đoán liên kết nó với các nền văn minh thất lạc trong lịch sử. Trên thực tế, một số học giả như Mark Lehner và Graham Hancock đã chỉ ra sự thẳng hàng đáng kinh ngạc giữa tượng Nhân sư, quần thể Kim tự tháp trên Cao nguyên Giza và Sông Nin trong mối liên hệ với các chòm sao Sư Tử (Leo), Lạp Hộ (Orion) và hệ Ngân Hà.
Tuy nhiên, có lẽ những bí ẩn lớn nhất lại nằm bên trong và bên dưới bản thân bức tượng.




Ảnh: Ancient Code

Ảnh: Ancient Code

Từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng có khá nhiều căn phòng ngầm nằm bên trong và bên dưới bức tượng. Hơn nữa, một số nhà nghiên cứu khác còn đưa ra giả thuyết cho rằng “Sảnh đường hồ sơ (Hall of Records) huyền bí nằm ngay bên dưới tượng đài cổ xưa bí ẩn này. Người ta tin rằng nơi đây nắm giữ chiếc chìa khóa giải khai nền văn minh và lịch sử nhân loại. Thần thoại kể rằng, đây là một thư viện được chôn vùi ở đâu đó tại Ai Cập, và nhiều người tin rằng nó có thể nằm bên dưới bức tượng Nhân sư Giza bí ẩn, đang chiễm chệ tự hào quan sát quẩn thể Kim tự tháp trên Cao nguyên Giza.

Tàng thư Hall of Records là nơi lưu trữ tri thức của người Ai Cập cổ đại trong các cuộn giấy cói cổ xưa. Người ta tin rằng nó giải thích được lịch sử của lục địa thất lạc Atlantis, cũng như vị trí của lục địa này.

So sánh về tầm quan trọng, Hall of Records của người Ai Cập có thể sánh ngang với Đại thư viện của Alexandria, nơi lưu trữ vốn tri thức của người Hy Lạp.

Hiện trạng lỗ hổng lớn ở trên đỉnh đầu tượng Nhân Sư, sau khi đã được bịt kín. Ảnh: ytimg.com

Tuy có người tin rằng Hall of Records tồn tại và được xây bởi nền văn minh Ai Cập cổ đại, vẫn có một số người khác nghĩ rằng Thư viện này là có thực nhưng không phải do người Ai Cập cổ đại dựng nên, mà là do một nền văn minh cổ xưa hơn cả thời Ai Cập cổ đại.
Điều kỳ lạ là, có một vài bức ảnh cổ và cực hiếm hoi chụp tượng Nhân Sư, cho thấy cái có vẻ như là vô số lối vào bên trong công trình bí ẩn này. Những lối vào này được cho là sẽ dẫn đến các hành lang thông ra các căn hầm lớn nằm bên dưới tượng Nhân Sư. Những căn hầm này từ lâu đã được liên hệ với các thư viện ngầm dưới lòng đất bí ẩn chứa đầy các thư tịch cổ xưa có thể ghép nối lại ‘lịch sử chưa được biết đến’ của nhân loại.

Trong cuốn sách “Thông điệp của tượng Nhân Sư”, hai tác giả Graham Hancock và Robert Bauval đã phát biểu rằng chính phủ Ai Cập đã hợp tác với các nhà khảo cổ học người Mỹ phong tỏa bất cứ cuộc điều tra nào xung quanh hoặc bên dưới bức tượng, ngăn cản bất cứ ai tìm được các khoang ngầm bên dưới lòng đất cũng như tìm ra điều gì bên dưới tượng Nhân Sư.

Một số bức ảnh chỉ ra nhiều khả năng cao là có các đường hầm và thông đạo dẫn đến các căn hầm chưa được khám phá bên dưới tượng Nhân Sư.

Điều thú vị là, Charles Thompson, người thám hiểm tượng Nhân Sư vào năm 1733, từng đề cập đến các lối vào và “một lỗ hổng trên đỉnh phần lưng” bức tượng.




Robert Temple bên trong các khoang rỗng ở phần sau bức tượng Nhân Sư. Ảnh: Tạp chí New Dawn

Các bức ảnh hiếm về tượng Nhân Sư cho thấy nhiều điểm dị thường đã bị “che đậy đi” trong các quá trình trùng tu sau này. Có một số ảnh chụp tượng Nhân Sư với một vết nứt lớn ở trên cùng phần hông tượng, nhiều người tuyên bố rằng vết nức này dẫn vào bên trong hầm mộ. Theo trang secrethistoy.wikia.com, còn có bằng chứng về một lối vào lớn hình chữ nhật nằm nằm trên cùng phần hông phía sau bức tượng. Lối vào này có kích thước 1.22 x 0.61 m và đã được đề cập đến trong nhiều báo cáo du lịch xoay quanh các chuyến viếng thăm tượng. Đường hầm và căn hầm mai táng dẫn đến khu vực này được cho là đã được xây dựng vào thời các Pha-ra-ông, mà chỉ một số người có thể tiếp cận.
Tuy nhiên, rất nhiều người biết rằng có nhiều khám phá tại Ai Cập chưa từng được đưa ra công chúng. Cũng có báo cáo về nhiều cuộc khai quật đã bị Chính phủ Ai Cập bắt dừng lại vì lý do ‘an ninh quốc gia’, một trong những ví dụ điển hình nhất là mê cung bí ẩn được phát hiện năm 2008 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu người Bỉ và người Ai Cập.

Khoang rỗng ở phần sau bức tượng Nhân Sư. Ảnh: catchpenny.org

Ngôi đền ngầm dưới lòng đất bao gồm hơn 3000 căn phòng chứa đầy chữ tượng hình và các bức vẽ đáng kinh ngạc; khu phức hợp bí ẩn dưới lòng đất nằm ở Hawara, cách Cairo chưa đầy 100 km và không xa Kim tự tháp Amenemhat III.

Khám phá lạ thường này đã được để nằm ngoài tầm mắt công chúng trong các hoàn cảnh bí mật. Kết quả cuộc thám hiểm được công bố ngắn gọn vào năm 2008 trên tạp chí khoa học NRIAG và kết quả nghiên cứu được trình bày trong một bài giảng công khai tại Đại học Ghent. Các kênh truyền thông Bỉ đã tham dự. Tuy nhiên, phát hiện này đã nhanh chóng bị dập tắt bởi Tổng thư ký Hội đồng Khảo cổ Tối cao (Ai Cập) đã cho ngừng tất cả các trao đổi thông tin về khám phá này dưới ảnh hưởng của các đạo luật ‘an ninh quốc gia’ của Chính phủ Ai Cập.

Điều này có nghĩa là không có gì ngạc nhiên khi các khoang, hầm chứa và thông đạo phát hiện bên dưới tượng Nhân Sư đã được các nhà chức trách giải quyết “hợp lý” để giữ mọi thứ nằm bên dưới bức tượng một bí mật đối với công chúng phổ thông.




‘Mở khóa tượng nhân sư, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi’

Cuối năm ngoái, một cậu bé thiên tài người Nga, người đã khiến giới khoa học kinh ngạc trong hơn 20 năm qua tuyên bố rằng sự sống trên Trái Đất sẽ thay đổi khi bức Tượng Nhân Sư Ai Cập được “mở khóa”.


Boriska Kipriyanovich, 21 tuổi, là một hiện tượng đã khiến giới chuyên gia kinh ngạc bởi vốn kiến thức uyên thâm của cậu về không gian vũ trụ ngay từ khi còn là một đứa trẻ.

Cậu tuyên bố rằng trong một tiền kiếp, cậu là người Sao Hỏa và đã bay tới Ai Cập cổ đại trong vai trò một phi công.

Cậu bé thiên tài người Nga nói nếu mở khóa tượng Nhân sư Ai Cập, sự sống toàn nhân loại sẽ thay đổi. Ảnh: dailystar

Cậu cho biết người sao Hỏa có một mối liên kết chặt chẽ với người Ai Cập cổ đại trên Trái Đất.

Cậu cho biết sự sống trên Trái Đất sẽ thay đổi khi bức tượng Nhân Sư Ai Cập ở Giza được “mở khóa”, nói thêm rằng nó có một cơ chế mở khóa ở đằng sau tai. Cậu cho hay:

“Cuộc sống của nhân loại sẽ thay đổi khi tượng Nhân sư được mở ra, nó có một cơ chế khai mở ở đâu đó đằng sau phần tai bức tượng; tôi không nhớ chính xác nữa”.
Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *