Bùa hộ mệnh có lịch sử lâu đời, pháp lực thần kỳ thật khó tin 

“Bùa hộ mệnh” có thể mang lại may mắn cho con người, hóa giải điềm xấu, gặp dữ hóa lành, tránh xa bệnh tật, đau đớn, tai ương… Những ngôi nhà và công trình kiến ​​trúc của người cổ đại thường có những vật quen thuộc như tỳ hưu, rồng, linh quy, phượng hoàng, nghê, chó đá… để trừ tà và ngăn chặn hung Thần.

Bùa hộ mệnh không mấy lạ lẫm đối với người phương Đông, bởi tín ngưỡng dân gian đã cắm rễ ở vùng đất này. Cho dù là vàng khắc ngọc mài, hay là nút buộc bằng mây tre lá, đối với người đeo mà nói, bùa hộ mệnh luôn luôn có ý nghĩa đặc biệt. Người phương Đông từ cổ cho tới nay cũng có truyền thống trừ tà, ngày lễ ngày Tết thường dán chữ Phúc ở cửa, trước nhà cao tầng thì đặt linh thú. Đây chính là con người bày tỏ lòng kính trời bái Thần, trừ tà đón cát tường, hy vọng được Thần linh phù hộ, mang đến bình an và may mắn.

Bùa hộ mệnh có lịch sử lâu đời, pháp lực thần kỳ thật khó tin. (Ảnh: Pixabay)

Vượt qua nhận thức hiện có, bùa hộ mệnh đã có lịch sử lâu đời

Mặc dù là một lá bùa nho nhỏ hoặc ấn ký, nhưng lại có lịch sử truyền thống lâu đời. Trong “Tây Du Ký”, Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung, một mực đánh tới Linh Tiêu Bảo Điện, Thiên binh Thiên tướng cũng không thể ngăn cản nổi.

Sau đó Ngọc Hoàng Thượng Đế mời Phật Như Lai đến, Phật Như Lai không sử dụng binh khí gì, chỉ sử dụng Phật pháp vô biên đem Tôn Ngộ Không đặt ở dưới Ngũ Hành Sơn, đồng thời dùng một lá bùa bằng giấy niêm phong đè ép Hầu Vương 500 năm.




Cho đến khi Tôn Ngộ Không gặp được Đường Tăng, bái Đường Tăng làm sư phụ thì bùa chú mới bị phá bỏ, Tôn Ngộ Không mới được thả ra khỏi núi, theo Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh.

Phật pháp có nội hàm phi thường sâu xa, nhưng hình thức biểu hiện có khi lại vô cùng đơn giản, chỉ là một lá bùa bằng giấy đơn giản lại có Pháp lực thần kỳ khó mà tưởng tượng được.

Một nhà khảo cổ học người Argentina tên là Juan Moricz đã tình cờ phát hiện ra một đường hầm sâu 240 mét dưới lòng đất trong quá trình khảo cổ ở Ecuador. Điều khiến mọi người khó có thể tin chính là, đường hầm này có tổng chiều dài hơn 4.000 km, quy mô lớn và phức tạp đến mức người ta chưa thể hình dung hết được cuối cùng nó sẽ dẫn đến đâu.

Điều đáng ngạc nhiên là, trong đường hầm không chỉ phát hiện thấy phiến đá khủng long, mà còn có rất nhiều tượng đá và sách vàng trong truyền thuyết. Các nhà khảo cổ học còn phát hiện một chiếc bùa hộ mệnh nhỏ, có một sinh vật nhỏ đứng trên một hình cầu, tay trái cầm mặt trời, tay phải cầm mặt trăng, cái hình cầu dưới chân kia khả năng chính là Trái đất. Tuổi của chiếc bùa nhỏ này là từ 9000 năm TCN đến 4000 năm TCN, mà con người chỉ mới biết Trái đất là hình tròn đại khái là sau chuyến du hành vòng quanh thế giới của Magellan vào thế kỷ 16.




Trong thời tiền sử xa xôi, rốt cuộc ai đã xây dựng đường hầm tráng lệ này? Ai đã lưu lại những kho báu trong đường hầm này? Đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Ảnh minh họa: Pixabay

Các quốc gia cổ đại cũng có ghi chép, bùa hộ mệnh được phổ biến rộng rãi

Trong văn hóa Ai Cập cổ đại, người chết và người sống đều đeo đồ trang sức tạo hình bùa hộ mệnh, bởi vì họ tin tưởng rằng bùa hộ mệnh có sức mạnh bảo hộ thần kỳ. Người Ai Cập đeo tới 275 loại bùa hộ mệnh, hầu hết được làm bằng vàng, bạc và đá quý.

Đối với người Ai Cập cổ đại, bùa hộ mệnh làm bằng gốm tráng men hoặc nửa đá quý, cho dù khi còn sống hay đã chết đều có thể sản sinh ra ma lực để giải trừ mọi nguy hiểm. Người ta tin tưởng rằng, chỉ cần đeo bùa hộ mệnh, liền có thể có được sức khỏe, bệnh nặng được chữa khỏi, được Thần phù hộ, rời xa thống khổ và nguy hiểm.

Dù cho sau khi tử vong, bùa hộ mệnh cũng sẽ theo người chết xuống Âm phủ. Chiếc bùa hộ mệnh chuyên đeo ở đám tang còn có mục đích đặc biệt là đảm bảo bình an trên hành trình sang thế giới bên kia.




Ai Cập cổ đại có nhiều chủng loại bùa hộ mệnh, và chúng cũng có các biểu tượng ý nghĩa khác nhau. Ví như, bùa hộ mệnh hình con mắt sẽ mang đến thị lực tốt đẹp, còn bùa hộ mệnh thỏ rừng sẽ mang đến tốc độ… Bùa hộ mệnh quan trọng nhất là đồ trang sức hình con bọ hung, con bọ này cuộn một quả cầu phân có chứa trứng của nó, tượng trưng cho con đường của mặt trời xuyên qua bầu trời và sự tái sinh.

Các vật có tính biểu tượng bao gồm “bùa hộ mệnh mang danh tính”, “bùa sinh mệnh Ankh”, “bọ hung thiên” (Scarab), “Mắt của Horus”, “rùa vàng thiêng” và “cột Djed”… Các vị thần Ai Cập cổ đại đều được miêu tả là mang bùa Ankh. Trên phù điêu của nhiều ngôi mộ cổ và đền thờ, tay các vị Thần đều cầm biểu tượng Ankh. “Rùa vàng thiêng” là hóa thân của Thần mặt trời.

Trong thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc, Nhật Bản đã học hỏi được rất nhiều văn hóa, một số trong số đó đã được bảo tồn cho đến ngày nay, chẳng hạn như “bùa hộ mệnh” của người Trung Quốc, ở Nhật Bản được gọi là “Omamori”. Việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với người Nhật trong dịp năm mới, đó là cùng bạn bè và gia đình đến các đền chùa để cầu phúc.

Khi tiếng trống Taiko báo hiệu năm mới vang lên, sự khởi đầu chính thức bắt đầu. Mọi người thành kính chắp tay trước ngực và cầu nguyện điều ước đầu tiên cho năm mới trước sảnh Kagura. Ngoài việc cầu mong một năm mới suôn sẻ, còn cảm ơn các vị Thần đã phù hộ độ trì trong một năm qua. Các loại bùa hộ mệnh khác nhau cũng được dùng để viết những điều ước của họ lên, và treo chúng trên kệ của điện thờ để bày tỏ mong muốn tốt đẹp.




“Bùa hộ mệnh” có thể mang lại may mắn cho con người, hóa giải điềm xấu, gặp dữ hóa lành, tránh xa bệnh tật, đau đớn, tai ương… Những ngôi nhà và công trình kiến ​​trúc của người Á Đông cổ đại có những vật quen thuộc như tỳ hưu, rồng, linh quy, phượng hoàng, nghê, chó đá… để trừ tà và ngăn chặn hung Thần.

Vào thời Đông Hán, người ta dùng tấm gỗ đào dài 6 tấc, rộng 3 tấc khắc hình hai vị Thần Đồ và Thần Úc Lũy hai bên tả hữu, treo trước cửa để xua đuổi yêu ma quỷ quái, được gọi là “bùa đào”, cũng chính là tiền thân của câu đối Tết. Hai vị Thần Đồ và Thần Úc Lũy còn được gọi là Môn Thần. Ngày nay, người ta treo những câu đối Tết, tranh Tết, chữ Phúc… trên cửa vào dịp năm mới biểu tượng xuân đến nhân gian, phúc tinh cao, nghênh xuân tiếp phúc…

“Bùa hộ mệnh” được phổ biến rộng rãi trong thời cổ đại và được ghi chép trong các thi từ sách sử. Vào thời nhà Đường, Trương Duyệt đã viết trong bài thơ “Đoan ngọ tam điện thị yến ứng chế tham đắc ngư tự” rằng: “Nguyện tê trường mệnh lũ, lai tục đại ân dư”. “Trường mệnh lũ” ở đây chính là một loại bùa hộ mệnh thông dụng thời bấy giờ, là loại khóa trường thọ.

Khóa trường thọ nói chung được làm bằng bạc, màu trắng của bạc chiếm ưu thế trong ngũ hành và tượng trưng cho năng lượng sống. Ngày nay, khi một đứa trẻ được sinh ra hoặc vào ngày rằm, bà ngoại thường tặng cho cháu trai một chiếc khóa trường thọ, biểu thị khóa chắc lại mệnh trường thọ và phú quý.




Ảnh minh họa: Pixabay

Cố Lộc đời nhà Thanh trong “Thanh gia lục” đã viết rằng: “Đoan Ngọ, chế túi thêu tuyệt nhỏ, hình loại hầu bao, ngũ độc đều đủ, chư tật nổi dậy như ong”. Vào ngày mùng năm tháng năm, ngũ độc con rết, rắn hoặc nhện, bọ cạp, con cóc, thạch sùng hoặc hổ, các loại côn trùng có hại theo nhau ra hoạt động, mọi người liền treo bùa Đạo của Trương Thiên Sư và Chung Quỳ để trừ tà, túi đeo chứa các loại thảo dược như đinh hương, mộc hương, bạch chỉ…, bên ngoài thêu hình ảnh ngũ độc trừ tà, tại cửa lớn cắm xương bồ, ngải lá, đồng thời cấm dục, trai giới, uống rượu hùng hoàng để tránh dịch bệnh.

Những nét văn hóa này, bắt nguồn từ lòng kính Trời tín Thần, trừ ác tránh hung, từ lâu đã dung nhập vào cuộc sống hàng ngày của con người. Mọi người căn cứ theo nhu cầu của mình mà làm ra các loại bùa hộ mệnh khác nhau. Chất liệu của bùa cũng rất đặc biệt. Ngọc thường được dùng với vẻ đẹp của ngũ đức, rùa vàng với hóa thân của Thần mặt trời, trầm hương có thể giải trừ ô uế, đuổi côn trùng và tránh ma quỷ, còn có bạc, lụa, sợi tơ ngũ sắc, đồ trang sức bằng kim loại, chạm khắc đá ô liu, bài vô sự… chủng loại rất phong phú.




Chuỗi hạt chặn mũi tên, tướng quân đại nạn không chết 

Thời cổ đại cũng có rất nhiều câu chuyện về việc mang theo bùa hộ mệnh bảo đảm sự bình an. Thời cổ đại, có một vị tướng quân dũng mãnh thiện chiến, không chỉ tác chiến dũng mãnh, mà tâm địa cũng vô cùng thiện lương.

Một lần trên đường hành quân, ông nhìn thấy một lão hành khất ngồi một mình ở ven đường, quần áo lam lũ, bụng ăn không no, ông động lòng trắc ẩn, bèn đích thân tặng ngân lượng đồng thời phái người hộ tống ông lão về nhà. Ông lão nghe vậy thì nước mắt giàn dụa, liên tục bái tạ. Trước khi đi, ông lão đem chuỗi hạt khắc “Mười tám vị La Hán” đeo trên người mình đưa cho vị tướng quân, nói rằng treo ở trên thân có thể gặp dữ hóa lành, có thể mang đến may mắn cho tướng quân.

Không bao lâu chiến tranh bùng nổ, tướng quân gặp phải địch thủ mạnh, cuộc chiến rất khốc liệt. Rất nhiều tướng sĩ bị thương hy sinh, chỉ có tướng quân dũng mãnh tác chiến, lẻ loi một mình diệt gọn cơ số quân địch, bắt gọn tướng quân địch, giành thắng lợi trọn vẹn.

Khi tướng quân trở về doanh trại, đột nhiên phát hiện ở vị trí tim mình có một lỗ mũi tên! Tướng quân kinh hãi, nhanh chóng cởi bỏ quần áo để kiểm tra. Nhưng ông phát hiện ra rằng cả thân thể không bị tổn thương gì, ngoại trừ chuỗi hạt đeo trên người xuất hiện vết nứt. Hóa ra chính chuỗi hạt này đã chặn đứng mũi tên bắn lén của quân địch, và bảo vệ tính mạng của ông.


Từ đó về sau, vị tướng quân càng trân quý chuỗi hạt hộ mệnh này, mang theo nó nam chinh bắc chiến, giết địch lập công, cuối cùng được thăng chức phong làm tướng quân. Về sau, tướng quân cáo lão hồi hương.

Vài năm sau đó, phát hiện vết nứt năm xưa trên chuỗi hạt đã hoàn toàn khép lại tự bao giờ, tướng quân vui mừng khôn xiết, càng coi đó là Thần vật trân quý. Sau khi ông qua đời, nó còn được đeo trên ngực như một vật hiến tế.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *