Bữa tiệc giao thừa của hoàng gia nhà Thanh thực khiến người ta phải nể phục vì nguyên liệu cũng như cách chế biến cầu kỳ.
Nhà Thanh tuy không phải là triều đại thịnh vượng nhất Trung Quốc nhưng cũng vô cùng xa hoa. Điều này được thể hiện rõ trong cách ăn uống đặc biệt tinh tế. Tinh hoa ẩm thực được minh chứng trong bữa tối giao thừa của Hoàng đế.
Ngày Tết Nguyên đán đã có từ xa xưa, bữa cơm giao thừa là một trong những điều không thể thiếu. Thông thường, bữa cơm cuối năm tượng trưng cho sự đoàn viên và mong chờ những điều may mắn. Các bậc vua chúa nhà Thanh cũng không ngoại lệ, thậm chí bữa tiệc tất niên của họ còn nhiều nghi lễ và hoành tráng hơn nhiều.
Trong phong tục ăn uống của hoàng tộc nhà Thanh, họ chỉ ăn hai bữa nhưng cả hai bữa đều vô cùng phong phú và đủ chất. Một là bữa sáng, thường là khoảng 6 giờ sáng, hai là ăn tối vào khoảng 2 giờ chiều. Thông thường Hoàng đế sẽ ăn một mình, nếu có ai tham dự cùng thì người đó vô cùng vinh hạnh.
BỮA TIỆC ĐẦU TIÊN
Theo tục lệ, chỉ trong đêm giao thừa, Hoàng đế và các phi tần mới được quây quần và dùng bữa cùng nhau.
Lấy ví dụ về giao thừa năm Càn Long thứ 48, vào sáng ngày cuối cùng trong năm, Càn Long sẽ dùng bữa sáng với các phi tần của mình.
Các món ăn trên bàn có thể kể đến như lẩu gà tiềm hành hoa tiêu, lẩu nấm, gà quay, vịt hầm tổ yến, vịt hầm rượu táo mèo, vịt nấu canh, thịt cừu xé sợi, vịt hấp, khoai lang, bánh gạo và các món ăn kèm… Danh sách nhiều vô kể.
Ngoài những thứ này, còn có đồ ăn nhẹ và trái cây. Các món tráng miệng được phục vụ trên một bàn với tám món ăn, chỉ Hoàng đế mới được thưởng thức. Do có rất nhiều món một người không thể ăn hết nên Hoàng đế sẽ ban phát cho phi tần và các quan lại.
Trên thực tế, Hoàng đế ngồi một bàn một mình, các phi tần ngồi bàn bên cạnh, một vài món ăn cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, việc dùng bữa cũng rất nhiều thủ tục. Sẽ có nhiều người vây quanh để đề phòng có người hại hoàng đế, bát đĩa cũng được thử độc đề phòng kẻ gian hãm hại.
Mọi người vừa ăn xong bữa sáng trong phòng bếp hoàng cung cũng bắt đầu chuẩn bị bữa tối.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
KHAI TIỆC TẤT NIÊN
Bữa tối được đặt trong Càn Khánh cung, không chỉ chế biến tỉ mỉ mà ngay cả bộ đồ dùng bát đĩa cũng vô cùng tinh xảo và trang nhã. Đầu tiên là bàn tiệc rồng vàng, sau đó là bàn dài trước mặt hoàng đế. Sẽ có người đặc biệt sẽ mang các món ăn để Hoàng đế thưởng thức.
Việc dọn thức ăn ra bàn mất hơn một tiếng đồng hồ. Trong tiếng hành lễ và âm nhạc, Hoàng đế Càn Long đã vào chỗ ngồi trước, sau đó mọi người cũng lần lượt ngồi vào vị trí đã được sắp xếp.
Các món ăn được phục vụ về cơ bản là để Hoàng đế ăn trước. Súp được phục vụ trước trong một cặp hộp đựng đồ lễ chạm khắc hình rồng bay bằng sơn mài. Hộp bên trái là súp rau vịt, còn bên phải là hộp canh đậu phụ nấu với vịt. Hai hộp bên trái và bên phải mang ý nghĩa may mắn có đôi.
Sau đó, Hoàng đế ban súp cho các phi tần. Sau bữa ăn, buổi biểu diễn sẽ bắt đầu, Hoàng đế và các phi tần sẽ cùng nhau xem kịch, những người khác sẽ phục vụ trà.
TIỆC CHÍNH
Sau màn diễn kịch, người ta sẽ chuyển sang tiệc chính. Lúc này người hầu sẽ dọn món lên chiếc bàn dài trước mặt Hoàng đế.
Chỉ riêng việc sắp xếp các món ăn cũng đã vô cùng đặc biệt. Toàn bộ bàn tiệc chia thành 8 hàng, 63 món, cộng thêm bốn món phụ , hai bên bàn còn có các loại hoa quả và nhiều đồ ăn nhẹ, bánh ngọt.
Các phi tần và thê thiếp đều có bàn ăn riêng, hai thê thiếp ngồi một bàn, người được sủng ái nhất ngồi bàn đầu tiên, những người còn lại ngồi ở các bàn kế tiếp. Bên cạnh đó, các quan lại sẽ ngồi ở 6 bàn khác. Luôn có hơn 20 món ăn, trong đó món dim sum được chất thành đống cao và bày ra đĩa.
Hình minh họa. Ảnh: Laozilao
Trên bàn của Hoàng đế sẽ bày ra 40 món, có 5 hàng, mỗi hàng có 8 món, chia thành 5 cặp lồng được mang từ bếp lên. Đối với các phi tần và quan lại, mỗi bàn có 15 món và tám loại trái cây.
Sau khi đại tiệc đã kết thúc, Hoàng đế vẫn cần phải đến Phật đường lễ Phật. Thực hiện các nghi thức xong xuôi, Hoàng đế sẽ hạ lệnh ban thưởng một số món ăn cho các số hoàng tử và quan lại.
Nhìn chung, nguyên liệu chủ yếu là gà, cá, vịt và một loài loài thú săn được. Tuy nhiên, Hoàng đế cũng được đặc biệt thưởng thức một số món bổ dưỡng như vi cá, tổ yến hay bào ngư.
Trên thực tế, Hoàng đế Càn Long thích ăn một số món ăn dân dã như vịt kho tộ, đậu phụ hầm, dưa chuột trộn… và không thích ăn hải sản và các món ngon từ núi và biển. Các món ăn cũng được chế biến khá công phu và số lượng món ăn cũng đủ thể hiện được sự xa hoa của nhà Thanh.
Nguồn: SH
- Phát hiện khoa học: “Đức” tích trữ qua nhiều kiếp sống và chuyển hóa thành phúc phận
- Choáng ngợp trước những bảo tàng lộ thiên tráng lệ nhất thế giới
- Bí ẩn về cột đá “Quỷ dữ” ở Anh