Botulinum H: Chất độc tự nhiên khủng khiếp nhất đối với con người

Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (US National Library of Medicine), 1 gram chất độc botulinum H ở dạng bột chưa pha loãng có thể giết chết hơn 1 triệu người. Đây là một loại độc tố mà khủng bố sinh học rất muốn dùng vì nó có thể gây tử vong khi hít phải.

Tính cho đến nay, botulinum H được cho là chất độc nguy hiểm nhất đối với con người.

Với liều gây chết trung bình (LD50) ở người khoảng 1,3 đến 2,1 nanogram/kg tiêm tĩnh mạch (hoặc tiêm bắp) và 10 đến 13 nanogram/kg khi hít vào, botulinum H là chất độc mạnh nhất trong 8 loại chất độc của botulinum. Các chất độc khác ký hiệu bằng các chữ cái từ A đến G.

chatdoc1

Botulinum H được cho là chất độc nguy hiểm nhất đối với con người. (Hình minh họa).

Chất độc khủng khiếp nhất đối với con người botulinum H, chỉ mới được các nhà khoa học thuộc Sở Y tế Công Cộng California (Mỹ) phát hiện năm 2013.

Khi đi vào cơ thể người, botulinum H sẽ ngăn chặn sự giải phóng của acetylcholine, một chất hóa học được tiết ra bởi dây thần kinh cho phép các cơ làm việc.

Khi đó, các xung động thần kinh sẽ bị ngưng trệ khiến cho cơ thể người nhiễm độc bị liệt vận động toàn thân.

chatdoc2

Chất độc thần kinh này sẽ làm tê liệt toàn bộ cơ thể người, gây ngừng thở rồi tử vong. (Hình minh họa).

Sau khi nhiễm độc ít phút, người nhiễm độc sẽ cảm thấy khó nói, các cơ mặt như liệt hoàn toàn, song thị (nhìn 1 thành 2), mí mắt sụp.

chatdoc3

Một trong những biểu hiện của người nhiễm độc tố botulinum H là song thị (mắt nhìn 1 thành 2). (Ảnh: Internet).

Sau đó, chất độc gây liệt các cơ hô hấp khiến nạn nhân khó thở rồi ngừng thở và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ba botulinum loại A (Botox, Dysport và Xeomin) và một botulinum loại B (Myobloc) có mặt trong nhiều loại sản phẩm y tế và mỹ phẩm thương mại khác nhau. Các chất độc loại này nếu sử dụng quá liều lượng cho phép có thể làm cho mạch máu người bị tan rã.

chatdoc4

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc kháng độc của Botulinum H. (Ảnh: Internet).

Cho đến nay, mặc dù đã thực hiện rất nhiều các cuộc nghiên cứu nhằm tìm ra thuốc kháng độc đối với botulinum H, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể “vô hiệu hóa” chất độc tự nhiên này.

Đặc điểm của vi khuẩn Clostridium botulinum
Chất độc thần kinh botulinum H là một loại protein được sinh ra từ vi khuẩn Clostridium botulinum.

Clostridium botulinum (C. botulinum) là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, có khả năng di động và sinh nha bào (một hình thái đặc biệt của vi khuẩn) khi gặp phải môi trường sống bất lợi, như nóng, khô, chất sát khuẩn.

chatdoc5

Vi khuẩn Clostridium botulinum chụp dưới kính hiển vi màu. (Ảnh: Gizmodo).

Một đặc điểm khủng khiếp của nha bào này là nó có khả năng chịu đựng mức nhiệt 1.200 độ C trong vòng 4 phút.

Được mô tả lần đầu tiên năm 1897, vi khuẩn C. botulinum có khả năng sản sinh ra rất nhiều loại chất độc, trong đó độc tố thần kinh là nguy hiểm hơn cả, chỉ cần 0,03 mg cũng đủ khiến 1 một người trưởng thành tử vong.

C. botulinum thường sống trong đất, bùn, bụi bẩn, ruột cá, ruột gia súc. Đặc biệt, loại vi khuẩn này phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, môi trường kín như thịt, cá hộp để lâu ngày.


Cách phòng tránh
Theo cảnh báo của các bác sĩ, để không bị nhiễm C. botulinum, chúng ta tuyệt đối không ăn các thức ăn ôi thiu, nghi ngờ ôi thiu hoặc cất giữ quá lâu.

Đặc biệt, mùa hè là khoảng thời gian hoàn hảo để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, các bà nội trợ nên hết sức cẩn thận trước khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh bị nhiễm độc.

Đọc kỹ hạn dùng, xem xét kỹ bao bì đối với các sản phẩm đóng hộp. Để đảm bảo, nên luộc sôi, đun nóng kỹ các sản phẩm đồ hộp trước khi ăn. Vì vi khuẩn này có thể bị hủy diệt ở nhiệt độ hơn 85 độ C trong 5 phút (trong trường hợp C. botulinum chưa kịp sản sinh nha bào).

Đặc biệt chú ý, không cho trẻ dưới một tuổi hoặc nhỏ hơn ăn mật ong. Trẻ sơ sinh bị ngộ độc do ăn phải các bào tử của C. botulinum, do đó vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong ruột non, rồi dần dần sinh ra độc tố, tấn công cơ thể non nớt của trẻ.
Nguồn:Trithuctre

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *