Bi kịch cuối đời của Einstein: Thế giới nợ ông lời xin lỗi chân thành!

Cách đây 64 năm, thế giới tiễn biệt nhà vật lý thiên tài thế kỷ 20 Albert Einstein. Sự ra đi của ông cho đến nay vẫn khiến nhiều người day dứt…
Một ngày trước khi Einstein từ giã cõi đời…

einstein 0

“Tôi sẽ đi khi muốn. Thật vô vị khi cố gắng duy trì một cuộc sống nhân tạo. Tôi đã hoàn thành tâm nguyện khoa học của mình. Đã đến lúc ra đi rồi. Và tôi sẽ đi thanh thản.” – Đó là những lời chia sẻ mộc mạc của Albert Einstein ngày 17.4.1955 khi ông được đội ngũ bác sĩ tha thiết yêu cầu ông giải phẫu vì chứng phình mạch ông mắc đã biến chuyển ngày một xấu đi.

Chỉ một ngày ngắn ngủi sau đó, ngày 18.4.1955, bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ 20 vĩnh viễn từ giã cõi đời, để lại đó bao niềm tiếc thương cho gia đình, người thân, cộng đồng khoa học và công chúng thế giới.




“Nhớ hồi còn trẻ, tất cả những gì tôi muốn trong đời là ngồi lặng lẽ ở một góc nào đó rồi chuyên tâm nghiên cứu, tránh xa mọi con mắt tò mò của người đời.” Ước mong giản dị của Einstein từ hồi còn trẻ đến khi ông được cả thế giới biết đến đều trước sau như một.

Einstein chưa bao giờ để gánh nặng của sự nổi tiếng đè bẹp những niềm vui đơn giản trong đời. Với ông, khoa học là cuộc sống. Ông khát khao cống hiến nghiên cứu của mình vì một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn.

Còn nhớ những ngày chiến tranh ác liệt xảy ra năm 1945, khi Mỹ giáng 2 quả bom hạt nhân xuống 2 thành phố của Nhật, nhà bác học coi chiến tranh là một căn bệnh ấy chìm sâu vào nỗi ân hận, day dứt đến tận cuối đời.

Với mong muốn chấm dứt chiến tranh. Với hy vọng về một thế giới không có sự chết chóc, chia lìa… nhà vật lý người Đức ấy mới đặt bút ký vào bức thư lịch sử ấy.

Một năm trước khi qua đời, vào tháng 11.1954, ông mang nỗi day dứt suốt 9 năm kể lại cho người bạn già của mình mà rằng: “Tôi đã gây ra một trong những lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời… đó là khi tôi đặt bút ký vào bức thư gửi Tổng thống Mỹ Roosevelt, mong muốn ông ấy chế tạo bom nguyên tử trước khi Đức Quốc xã có được nó…” (đọc chi tiết nội dung bức thư).




Einstein1

Ông nào có ngờ, ngày 2.8.1939 mà ông đặt bút ký lại là ngày khởi đầu cho những chết chóc khiến ông day dứt mãi về sau, cho đến tận những giây phút cuối đời…
Thiên tài rồi cũng như bao người khác, cũng phải trải qua “sinh-lão-bệnh-tử”. Einstein tiễn biệt cõi đời năm 1955 sau khi động mạch chủ bị vỡ gây chảy máu trong dữ dội. Tang lễ của nhà vật lý vĩ đại ấy được tổ chức hết sức khiêm tốn và giản đơn, theo đúng tâm nguyện cuối đời của ông.

Albert Einstein, người từng dự đoán về sự tồn tại của hố đen – bí ẩn khổng lồ vừa mới được khoa học giải mã sau hơn 100 năm – khi sống, làm việc và từ giã cõi đời đều thật khiến nhiều người khâm phục.

Thế nhưng, vào đúng cái ngày Einstein mất, người ta đang tâm lấy đi một phần thân thể của ông rồi ngụy biện nhằm phục vụ cho khoa học: Đúng vậy! Bộ não của Eisntein bị đánh cắp.

Một người là Thomas Stoltz Harvey, nhà bệnh lý học, trong quá trình khám nghiệm tử thi tại Bệnh viện Princeton (Mỹ), đã tự ý mổ rồi lấy đi bộ não của Einstein mà không có sự cho phép của ông và gia đình ông.




Albert Einstein, một bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20, nhà vật lý từng đoạt giải Nobel, người xây dựng cho thế giới thuyết tương đối vượt xa tầm hiểu biết của người thường, người tạo nên phương trình E = mc2, và định luật về hiệu ứng quang điện, rõ ràng có một bộ não đặc biệt – Và Thomas Stoltz Harvey muốn độc chiếm bộ não đó để tìm sự khác biệt của một thiên tài với người thường.

Sinh thời, Einstein nào có muốn não bộ hoặc bất cứ phần nào trên cơ thể mình khi qua đời bị lấy ra nghiên cứu dưới những chiếc bàn lạnh lẽo. Ông chỉ muốn hài cốt của mình được hỏa táng rồi tự do trở về với cát bụi một cách thanh bình, yên ổn mà không có ai phải thờ phụng, cúng bái. Nhưng nào có được!

Thomas Stoltz Harvey đã phá hủy tâm nguyện giản đơn của con người hết lòng vì khoa học và sống cuộc đời đầy nhân văn ấy. Cái giá mà Thomas Stoltz Harvey phải trả nào có rẻ: Ông ta mất việc, mất vợ và không còn cơ hội cống hiến cho khoa học về sau.

Nhưng thôi! Không bàn về thứ Thomas Stoltz Harvey được hay mất sau quyết định và việc làm điên rồ chẳng khác gì tự ý xâm phạm thân thể người quá cố của ông ta.




Bởi, sự việc sau khi bị phát giác, người ta mới biết khối óc vĩ đại ấy đã bị chia thành 240 phần khác nhau, bị ngâm tẩm trong thứ dung dịch Celloidin lạnh lẽo, ngày qua ngày bị soi xét nhằm tìm ra bí mật bộ óc siêu việt của nhà vật lý thiên tài ấy.

e2

Nhà nghiên cứu bệnh lý học Thomas Stoltz Harvey giữ một phần bộ não của Einstein, ảnh chụp năm 1994. Nguồn: Michael Brennan/Getty Images
Sự thật là, sau nhiều năm nghiên cứu bộ não của Einstein người ta vẫn không thể khám phá cái gọi là “bí mật trong bộ óc thiên tài” của ông.

Nhưng, dù cho có tìm ra bí mật ấy đi chăng nữa, dù cho có nhằm phục vụ cho khoa học đi chăng nữa thì tất cả đều hủy hoại tâm nguyện mộc mạc cuối cùng của “cha đẻ Thuyết tương đối”.

Chúng ta đã có những cuộc cách mạng trong vật lý, trong lượng tử ánh sáng, trong các ý tưởng phát triển bom nguyên tử và nghiên cứu hố đen vũ trụ… từ ông, vậy tại sao không để cho ông hoàn thành nốt hành trình đi đến cuối đời trọn vẹn của ông. Chẳng phải đó là bi kịch của nhà thiên tài do chính chúng ta tạo ra ư?




“… Đã đến lúc ra đi rồi. Và tôi sẽ đi thanh thản.”

Đến tâm nguyện cuối cùng của ông, chúng ta cũng không thể hoàn thành… Thế giới cho đến hôm nay, vẫn nợ thiên tài ấy một lời xin lỗi chân thành!

Những câu nói truyền cảm hứng thời đại của Albert Einstein

Không chỉ để lại di sản khoa học đồ sộ cho nhân loại, Einstein còn có những câu nói thể hiện sự uyên bác, triết lý khiến người đời phải chiêm nghiệm:

Einstein3

Einstein4

Einstein5

Einstein6




Einstein7


Einstein8

Những mốc chính trong cuộc đời của Albert Einstein

– Ngày 14.3.1879: Albert Einstein được sinh ra tại Ulm, tiểu bang Baden-Württemberg, Đức.

– Tháng 1.1903: Einstein và Marić cưới nhau, sinh được hai người con là Hans Albert Einstein và Eduard Einstein. Ngày 14.2.1919, 2 người ly dị.

– Năm 1905: Còn gọi là “Năm kỳ diệu của Einstein” khi ông công bố 4 công trình đột phá về hiệu ứng quang điện, về chuyển động Brown, thuyết tương đối hẹp, và phương trình E=mc2

– Năm 1916, Einstein được bổ nhiệm làm chủ tịch của Hội Vật lý Đức (1916–1918).

– Ngày 2.6.1919, Einstein kết hôn với Elsa Löwenthal.

– Năm 1921, Einstein nhận giải Nobel Vật lý vì những giải thích về hiện tượng quang điện và các đóng góp cho vật lý.

– Năm 1925, Einstein nhận huy chương Copley từ Hội Hoàng gia Anh.

– Tháng 10.1933, Einstein cùng vợ Elsa quay trở lại Mỹ và đảm nhiệm chức vụ giáo sư tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton tại Princeton, New Jersey.

– Ông làm việc tại Princeton cho đến khi qua đời vì vỡ động mạch chủ năm 1955 tại Bệnh viện Princeton.
Nguồn: Soha

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *