Thời không khác có tồn tại hay không? Mắt người thường khó có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, không nhìn thấy không có nghĩa là chúng không tồn tại. Đã có nhiều giả thuyết và bằng chứng cho thấy “thời không khác” thực có sự tồn tại và thậm chí còn đang tồn tại song song cùng với vũ trụ chúng ta.
Bí ẩn về một “thời không khác” có thật sự tồn tại? (Ảnh qua The Dad)
Hình ảnh mà mắt người nhìn thấy chẳng qua là nhờ vào ánh sáng. Mà loại ánh sáng này chỉ là một phần nhỏ của quang phổ (nghĩa là ánh sáng khả kiến) với bước sóng nằm trong phạm vi rất hẹp. Hiện tại các nhà khoa học đã chứng minh được rất nhiều thiên thể phát ra sóng điện từ mà mắt người không nhìn thấy.
Liên quan đến giả thuyết có hay không sự tồn tại của một không gian khác, các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu và thảo luận từ nhiều góc độ khác nhau. Họ cho rằng điều này là hoàn toàn có khả năng. Ví dụ, một số nhà vật lý lượng tử thông qua nghiên cứu của mình đã kết luận rằng có một “thế giới song song” tồn tại song song với “không gian nơi con người chúng ta tồn tại”. Điều đó có nghĩa là thế giới hiện thực này của chúng ta không phải chỉ do một vũ trụ đơn lẻ tạo thành, tuy nhiên chúng ta chỉ có thể sinh hoạt trên một tầng bề mặt này của vũ trụ mà thôi.
Lý thuyết dây (String theory) được đề xuất vào những năm 1970 đã chứng minh một cách toán học rằng, vũ trụ phải là một không gian đa chiều, chẳng hạn như không gian 10 chiều, 11 chiều hoặc 26 chiều. Một số người thậm chí còn cho rằng vũ trụ là một không gian vô tận.
Ngoài ra, hơn một thập kỷ qua, Lý thuyết về vụ nổ lớn Big Bang hay Vũ trụ giãn nở, v.v. cũng đã đưa ra nhận thức về sự tồn tại của thời không khác. Ví dụ, căn cứ theo mô hình Vũ trụ giãn nở hỗn độn đã chỉ ra rằng, trong lúc vũ trụ sơ khai có tồn tại một số miền không gian và mỗi miền không gian sẽ nở rộng theo cấp số nhân, tạo thành các bong bóng vũ trụ vi mô lớn nhỏ vượt quá khả năng quan sát được. Mỗi bong bóng vi mô có thể phát triển thành một vũ trụ tương ứng và vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống cũng được hình thành từ một bong bóng vi mô.
Mỗi bong bóng vi mô có thể phát triển thành một vũ trụ tương ứng và vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống cũng được hình thành từ một bong bóng vi mô. (Ảnh: JeanLucBozzoli)
Những gì chúng ta cảm nhận và tiếp xúc cơ bản là những vật thể được tạo thành từ phân tử trong không gian giữa phân tử và hành tinh. Trên thực tế, thuyết nhị nguyên T của lý thuyết dây hiện đại tin rằng, nếu vũ trụ thu nhỏ xuống dưới chiều dài Planck (10−35 m), vũ trụ sẽ chuyển đổi thành vũ trụ kép, thuận theo vũ trụ ban đầu thu nhỏ lại mà vũ trụ kia sẽ tăng lên không ngừng. Khoảng cách của chúng cũng tương đương với khoảng không gian rộng lớn giữa các electron và hạt nhân nguyên tử; khoảng cách giữa phân tử và hành tinh.
Không gian khác không chỉ được ghi nhận trên lý thuyết mà trên thực tế cũng có một số trường hợp cụ thể liên quan được ghi chép lại. Ví dụ, tam giác Bermuda ở phía đông nam Hoa Kỳ rất nổi tiếng với nhiều vụ mất tích của máy bay và tàu thủy. Năm 1970 một chiếc máy bay từ Hoa Kỳ đi ngang qua Bermuda thì đột nhiên biến mất khỏi màn hình radar trong 10 phút và mất liên lạc với mặt đất.
Sau khi máy bay hạ cánh, người ta thấy rằng đồng hồ trên máy bay và đồng hồ của tất cả hành khách đều chậm hơn 10 phút so với thời gian thật. Những hiện tượng như thế nếu dùng thuyết về thời không khác để lý giải thì cũng không có gì là khó: Đó là khi một người hoặc vật thể đi vào một thời không khác, và trong thời không khác đó, thời gian có thể trôi chậm hơn so với thời gian của chúng ta nơi đây, và cũng có thể hàng thập kỷ trong không gian này của chúng ta chỉ là một cái nháy mắt khi ở thời không khác đó.
Vậy nếu vũ trụ này thật sự có tồn tại một thời không khác, liệu ở đó có con người hoặc các sinh mệnh khác đang sinh sống tại đó hay không? Và biết đâu tại đó có những sinh mệnh cao cấp với nhiều khả năng đặc biệt hơn cả con người chúng ta nơi đây?
Nguồn: TH – Theo secretchina