Bí ẩn về lăng mộ ngàn năm không thể phá, cửa chắn lăng 8000 tấn

Tương truyền rằng có một vòng tròn đồng ruộng trên càn lăng của Võ Tắc Thiên, nó đột nhiên xuất hiện sau đó lại biến mất một cách bí ẩn.

Hơn 10 năm trước đã có cuộc điều tra chuyên sâu của một nhóm các nhà khảo cổ học đã bộc lộ rất nhiều bí ẩn về một triều đại cực thịnh vượng dưới đế chế của Võ Tắc Thiên.

Mật mã phong thủy liên quan đến càn lăng là gì thì ra đó là một khu lăng mộ khổng lồ do ba đỉnh núi tạo thành nhìn tổng thể giống như một người phụ nữ đang nằm ngửa trên mặt đất, một đỉnh là đầu, hai đỉnh còn lại giống như hai bầu ngực.

Một khối đá bịt cửa khổng lồ nặng hơn 8.000 tấn ở lối vào của cản lăng làm cách nào cổ nhân có thể tạo ra nó công trình siêu chống trộm tinh vi và hoành tráng đến mức cho đến nay 700 tấn kho báu vẫn còn nguyên vẹn, nhưng tại sao Võ Tắc Thiên lại đặt cho tên lăng mộ của bà và chồng là Càn Lăng, chữ Càn có nghĩa gì mà Hoàng Đế nhà Thanh cũng lấy tên là Càn Long.

Bản đồ phục dựng của Càn Lăng. Ảnh: China National Humanity History. Nguồn ảnh: Danviet

Năm 2006 bí ẩn về vòng tròn kỳ lạ

Trở lại một ngày vào năm 2006,  Ông Tân Kiến Minh đang làm việc tại trung tâm bảo vệ và phục hồi di tích văn hóa Tây An khi đó ông xem một bức ảnh về Càn Lăng được chụp từ trên không vào năm 1984 và bất ngờ phát hiện ra một vòng tròn mờ trong bức ảnh này.

Hình tròn này nằm ở phía đông nam của Càn Lăng, trung tâm của vòng tròn là một ngôi mộ tùy táng, một vòng tròn khổng lồ hoàn hảo như vậy chắc chắn không thể là mô hình được hình thành trong tự nhiên được.

Tính toán theo tỉ lệ của bức ảnh nó có đường kính 110m, trước đó ông Tần từng tới địa điểm này rồi nhưng đó chỉ là một cánh đồng lúa mì rộng lớn, vòng tròn kỳ lạ này sao có thể xuất hiện ở đó được hay là bức ảnh này có vấn đề chuyện này được báo cáo với cấp trên và một cuộc điều tra sơ bộ đã được tiến hành.

Ảnh cắt từ video TCT

Sau khi đội của ông Tần đến nơi thì họ chẳng thấy gì ngoài lúa mì. Đội tiếp tục tìm kiếm theo phạm vi đường kính 110m của hình tròn trong bức ảnh nhưng cũng không thể tìm thấy bất kỳ một dấu hiệu nào trên mặt đất, điều này thật kỳ lạ, họ đi hỏi thì dân làng nói rằng: Họ đã canh tác cánh đồng lúa mì trong nhiều thập kỷ và họ cũng chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ vòng tròn kỳ lạ nào.

Khi cuộc điều tra đang đi vào bế tắc thì đơn vị gọi điện yêu cầu họ nhanh chóng quay trở về, hóa ra khi lật lại các tài liệu lịch sử vòng tròn kỳ lạ không chỉ xuất hiện trong những bức ảnh của năm 1984, mà ngay cả trong những bức ảnh của năm 1968 và 2004 cũng có vòng tròn kỳ lạ này, khi đó mọi người dường như không thể tin vào kết quả, tại sao bây giờ nó lại biến mất một cách thần bí? Tại sao chỉ có thể nhìn thấy vòng tròn từ trên cao mà không thể nhìn thấy trên mặt đất?

Trong những hình ảnh được chụp vào năm 1968 có đến hơn chục vòng tròn kỳ lạ lớn nhỏ khác nhau tất cả đều phân bố tại khu vực tùy táng, ở phía đông nam của Càn Lăng các chuyên gia tin rằng nhất định có thứ gì đó bị chôn vùi bên dưới chúng, vì vậy nhóm khảo cổ đã tiến hành một cuộc điều tra.

Vài tuần sau nhóm khảo cổ đưa ra kết luận như sau:

Một, trung tâm của vòng tròn kỳ lạ là ngôi mộ của Lý Cần Hành một vị tướng nhà đường, ngôi mộ này đã bị đào trộm từ thời cổ đại bây giờ chỉ còn lại một ụ đất.

Hai, sau khi đào sâu xuống người ta phát hiện ra rằng bên dưới vòng tròn Kỳ Lạ có một rãnh đảo cổ.

Ba, nguyên nhân hình thành vòng tròn kỳ lạ này có thể là do rãnh đào đã bị lấp lại Bởi bùn đất, và lúa mì được trồng trên rãnh đào, dù không thể phân biệt được bằng mắt thường nhưng khi nhìn từ trên không xuống sẽ thấy được toàn bộ vòng tròn, các kết luận có vẻ đều rất khoa học nhưng tại sao 17 ngôi mộ tùy táng khác xung quanh không có những vòng tròn giống như vậy?

Sau đó họ tiếp tục điều tra ngôi mộ cổ ở trung tâm của vòng tròn, kỳ lạ quả nhiên manh mối đã giải đáp, bí mật đã được tìm thấy từ chủ nhân của ngôi mộ Lý Cần Hành, ông là một cận thần bên cạnh Võ Tắc Thiên, vị trí ngôi mộ của ông chắc hẳn rất gần với trung tâm của Càn Lăng, nơi an nghỉ của vị nữ Hoàng quyền uy một thời, kể từ đó người ta mới tìm được manh mối về vị trí của Càn Lăng.

Nếu tiếp tục tìm kiếm các chi tiết ở càn lăng, chúng ta có thể khám phá thêm được nhiều bí ẩn khác nữa.

Đôi tượng đá đà điểu

Khi tiến vào thần đạo Càn Long trên đường đi sẽ thấy một đôi tượng đá kỳ lạ mang hình của hai con đà điểu, điều này có vẻ là không hợp lý, Vì đà điểu là một loài vật của Châu Phi người thời Đường đã từng nhìn thấy đà điểu sao và chúng được vận chuyển đến đây bằng cách nào?

Ảnh cắt từ Youtpbe TCT

Có một năm vương quốc torchari ở Tây Vực dâng lên một con chim lớn cao 1,7 m chân giống Lạc đà mỗi ngày có thể chạy 150 km và nó được gọi là đà điểu. Có vẻ như số đà điều được cống nạp hàng năm không phải là ít vậy khi xưa thực sự có một tuyến đường vận chuyển thực phẩm tươi sống từ Châu Phi đến Trường An chăng?

Nếu tuyến đường vận chuyển này từng tồn tại thì chúng ta có thể giải đáp được một bí ẩn khác đó là câu chuyện về một số nô lệ xứ Côn Lôn được ghi chép trong đường truyền kỳ nói rằng họ có làn da đen tóc xoăn và vô cùng khỏe khoắn, theo lý mà nói Có lẽ họ là người châu Phi.

61 tượng người Đá

Đi đến cuối thần đạo sẽ thấy được 61 bức tượng người đá không đầu, tại sao chúng không có đầu?

Vậy thì những chiếc đầu đá này đang ở đâu?

Nguồn ảnh: soha

Vào năm 1971 hai nông dân thiểm Tây đã đào được chiếc đầu đá ở khu ruộng dưới chân núi của cả làng. Kết quả nó khớp với một thân tượng và cho thấy đây có vẻ là người Tây Vực, vài tuần sau đó người dân khác lại đào được một đầu người đá có 13 bím tóc là kiểu tóc của người dân tộc đột quyết danh tính của các tượng người đá đã được giải mã.

Tại sao phía tây có 32 bức tượng và ở phía đông lại chỉ có 29 bức? Phải chăng còn thiếu 3 bức, sau này các chuyên gia đã đào được 3 bức tượng đá chưa hoàn thành và bị phá hủy từ khu vực dưới chân núi.

Thời gian xây dựng Càn lăng rất lâu có lẽ trong thời gian này ba vị thủ lĩnh ngoại bang này đã phản bội nhà đường họ đã phạm tội và bị Võ Hậu trừng phạt.

Có vẻ như thông qua 64 bức tượng đá quan tướng này, Võ Tắc Thiên muốn nói về sự ân sủng và quyền lực của nhà Đường to lớn đến mức nào, ảnh hưởng của nhà Đường đã bao trùm khu vực lớn khiến cho tất cả các nước chư hầu đều đến trầu thiên triều nhà đường Vạn Quốc lai Triều.

Thế phong thủy của Càn Lăng

Tại sao lại gọi là Càn Lăng. Chữ Càn này lấy trong 1 quẻ bát quái, mọi người đều tương đối yêu thích chữ này. Từ xưa đến nay, người sử dụng chữ này đặt tên rất nhiều, chẳng hạn như vị Hoàng đế nổi tiếng thứ sáu của nhà Thanh, Ái Tân Giác La – Hoằng Lịch, niên hiệu của ông được đặt là Càn Long. Vì niên hiệu này, nên mọi người quen gọi ông là “Hoàng đế Càn Long”.

Về tên Lăng mộ Càn Lăng có nhiều cách lý giải nhưng nhất định là nó có liên quan mật thiết đến thuộc tính về phương vị của Càn, trong la bàn “Địa bàn chính châm 24 long” (cũng gọi là “Địa bàn chính châm 24 sơn”), chữ Càn này nằm ở phía tây bắc, mà vị trí của Càn lăng chính là phía tây bắc của thành phố Trường An, cho nên gọi là Càn. Một ý nghĩa khác quan trọng hơn đó là, chữ Càn đại biểu cho Thiên, cho nên dùng cho lăng mộ của bậc đế vương thì không có gì thích hợp bằng.

Tương truyền thái sư lệnh Lý Thuần Phong là người đầu tiên phát hiện ra vùng phong thủy bảo địa này nên ông muốn dâng thư chọn vùng này cho hoàng thượng dùng vào việc xây lăng mộ.

Còn chung lệnh Viên Thiên Can nói rằng ngọn núi Lương Sơn là tốt, bên phía trước còn có hai ngọn núi giống bầu ngực quá giống phụ nữ như vậy thì nữ chủ sẽ thịnh hơn, điều này không có lợi cho hoàng đế. Thực ra Từ khi Võ Tắc Thiên còn là một đứa trẻ, Viên Thiên Can đã toán mệnh đoán ra được việc Võ Tắc Thiên lên ngôi nữ vương đây là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên phía sau lưng Lương Sơn không có điểm tựa mà chỉ là một vách đá dốc đứng đây là một thế phong thủy không nơi nương tựa dù là nữ chủ Thịnh hơn nhưng cũng không thể kế tiếp lâu dài được.

Công trình siêu chống trộm

Càn Lăng của Võ Tắc Thiên là một ngọn núi đá nguyên bộ được tạo ra bằng cách đào sâu vào ngọn núi, sau đó dùng một tảng đá lớn bịt kín lối vào mộ, thời cổ đại không có thuốc nổ trừ khi tìm được lối vào của mộ đạo sau đó phá giải các cơ quan của mộ đạo bằng không thì phải san bằng được toàn bộ ngọn núi đá.

Nhưng điều này là không thể vì vậy sau hơn nghìn năm tìm kiếm rất nhiều kẻ trộm mộ vẫn không tìm được đường vào.

Ví dụ vào cuối thời nhà đường Hoàng Sào đem theo 42 vạn quân đến đào núi để tìm lối vào Càn Lăng nhưng bị thất bại, sau đó kẻ trên trộm mộ là Ôn Thao hắn đã đào được lăng mộ của 18 vị Hoàng đế nhà đường, nhưng hắn lại không đào được Càn Lăng.

Đến thời Trung Hoa Dân Quốc đã có thuốc nổ, tướng Tôn Liên Trọng đã phái hẳn một binh lực chuyên để đào Càn Lăng, họ dùng thuốc nổ với kỹ thuật tiên tiến nhiều lần nổ bom để tìm lăng mộ. Lúc đó, sau khi nổ phát hiện ra một đường mộ với dải đá 3 tầng thẳng đứng. Khi binh lính chuẩn bị tiến vào, thì đột nhiên một làn khói dày đặc bay lên, trở thành cơn lốc xoáy, bầu trời mờ mịt, cát đá bụi mù. Bảy binh sĩ người Sơn Tây vừa xông lên, lập tức thổ ra máu mà chết. Những người còn lại, không ai dám tiến tới đào tiếp mộ. Tương truyền có một tiểu đoàn lính được tướng Tôn phái đi đào mộ, chỉ còn vài người sống sót trở về. Kể từ đó không ai dám xâm phạm Càn Lăng.

Trong lịch sử, những kẻ có ý đồ đào trộm Càn Lăng, có tên tuổi ghi lại có 17 kẻ, nhưng không một kẻ nào thành công. Càn Lăng có thể được gọi là lăng Hoàng đế kiên cố nhất.

Năm 1958 có vài người dân trong lúc cho nổ mìn để khai thác đá ở Lương Sơn vô ý làm nổ tung mấy viên đá vụn, khi đoàn khảo cổ tới đảo họ kinh ngạc phát hiện ra tảng đá lấp lối vào Càn Lăng chỉ cần phá vỡ được những dài đá này thì có thể tiến vào lăng mộ.

Vào thời điểm đó Quách Mạc Nhược vừa chủ trì công việc khai quật định lăng của Hoàng đế Vạn lịch xong ngay lúc này ông ta đã phát hiện ra lối vào của lăng mộ của hoàng hậu Võ Tắc Thiên, sau đó có hơn 2.500 tảng đá khổng lồ đã được di dời mỗi tảng đá nặng khoảng 3 tấn đều được lên kết với nhau bằng móc nối bằng sắt tinh chế, tức là sắt nóng chảy được rót vào giữa các khe đá, ngày nay các móc nối bằng sắt này vẫn được trưng bày tại các Viện bảo tàng của Trung Quốc.

Các tảng đá thành một khối và xếp chồng lên nhau, gồm 39 lớp, từ đó tạo thành một khối đá bịt cửa khổng lồ nặng hơn 8.000 tấn ở lối vào của càn lăng.

Năm 1960 đội khảo cổ đã đào đến chỗ bức tường kim cương phía sau khối đá khổng lồ nhưng cuối cùng chính quyền Trung Quốc đã không chấp nhận yêu cầu phá mở bức tường kim cương để tiến vào Càn Lăng, tảng đá nặng 8000 tấn lại được vùi lấp như trạng thái ban đầu.

Vậy lý do gì khiến chính Quyền Trung Quốc lại từ bỏ một kho báu khổng lồ mà họ hằng mong ước. Cho đến hiện tại chưa có lời giải thích cho câu chuyện trên, tuy nhiên có một điều khẳng định rằng Càn Lăng không phải là một lăng mộ tầm thường, những hiện tượng kỳ dị không thể giải thích đã xảy ra ở đây.

Xung quanh Càn Lăng còn có câu chuyện về Rồng canh giữ Hoàng Lăng, tuy nhiên con rồng này đã phạm Luật Trời và bị trừng Phạt.

Mùa hè năm 1934, vùng Doanh Khẩu, Trung Quốc liên tục mưa lớn trong hơn 40 ngày, nước sông Liêu tăng vọt, khiến cho bờ phía bắc sông Liêu biến thành một biển nước. Cá tôm chết nổi trên mặt nước, không khí bốc lên một mùi hôi thối khó chịu. Sau khi mưa lớn hết, người ta đã phát hiện ra một bộ xương rồng lớn tại bãi cỏ lau cách cửa sông Liêu 10km, tin tức về sự kiện “rồng rơi chết” này nhanh chóng lan truyền khắp toàn quốc, những người hiếu kỳ tại ba tỉnh đông bắc Trung Quốc nô nức bắt tàu hỏa đến Doanh Khẩu để được tận mắt quan sát bộ xương của rồng. Lúc đó “Thời báo Thịnh Kinh” là tờ báo đầu tiên cử phóng viên đến tận nơi tìm hiểu.

Ngày 12/8/1934, trong ấn bản đặc biệt của “Thời báo Thịnh Kinh” đã đăng bài viết kèm theo hình ảnh chụp bộ xương rồng, bài báo miêu tả như sau: “Con động vật này không những có hai sừng dài trên đầu, mà còn có bốn chân dài với móng vuốt ở bụng, tại vị trí nó mắc cạn còn có một cái hố dài khoảng 17-18m, trên miệng hố còn hằn rõ móng vuốt của nó”. Bộ xương rồng sau đó bị chế thành tiêu bản, đặt ở viện bảo tàng của Trường cao cấp thủy sản trung học Doanh Khẩu, lúc đó là thời kỳ Nhật Bản thống trị Trung Quốc, người Nhật sau khi biết tin đã chuyển bộ xương rồng đến Trường Xuân, sau đó chuyển về Nhật Bản.

Hình ảnh bài báo của Thịnh Kinh thời báo chia sẻ về sự kiện rồng rơi xuống Doanh Khẩu. (Ảnh từ Sohu)

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, các nhà khảo cổ học, nhà văn hóa và các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều phán đoán và giả thuyết khác nhau về tính chân thực của sự kiện “rồng rơi ở Doanh Khẩu”, đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác.

Con rồng chết không rõ nguyên nhân này vốn là con trai thứ năm của Bột Hải Long Vương, phụng lệnh trấn thủ và hoàng lăng nơi chôn giữ thân thể của hoàng đế Lý Trị triều Đường và lăng mộ nơi chôn quần áo và di vật của Võ Tắc Thiên. Con rồng này dài 20m, thân màu đen xám, mắt có màu nâu thẫm. Hoàng lăng vốn là nơi có âm khí rất mạnh nhưng lại xảy ra hiện tượng chỉ có khí dương mà không có khí âm, khiến cho nơi đây âm dương mất cân bằng, thời gian và không gian bên trong bị hỗn loạn lâu dài, khiến cho chân long trong khi trấn thủ hoàng lăng, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này mà trở nên bứt rứt không yên, ma tính bộc phát.

Nó nhiều lần vi phạm lệnh trời, tự ý rời khỏi vị trí, làm mưa làm gió tại vùng sông Vị Hà, gây hại cho dân chúng. Con ác long này đã dùng phép thuật làm vỡ đê dẫn đến lũ lụt, dân chúng hai bên bờ bị cuốn vào lòng sông trở thành thức ăn cho nó. Hơn 80 người dân đáng thương đã rơi vào miệng con ác long này. Hơn nữa, nó còn không ngừng sát hại những sinh vật có linh tính của thủy tộc, hấp thu năng lượng của chúng để gia tăng pháp lực, khống chế những người tu đạo có tâm địa bất chính thường sát sinh cúng tế cho nó.


Con ác long làm nhiều chuyện ác khiến trời cao nổi giận, Thiên Đế đã phái thiên binh thiên tướng xuống bắt nó nhốt vào thiên lao.

Kỳ thực các lăng mộ của bậc đế vương đều không tầm thường, trong đó ẩn chứa những huyền cơ và trí huệ siêu nhiên mà nhân loại ngày nay chưa thể khám phá hết. Chúng cung cấp những bằng chứng xác thực về một thời kỳ thịnh thế, mang theo cả tín ngưỡng tâm linh của một nền văn minh xa xưa.

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *