Nhà vật lý thiên văn nổi tiếng của Liên Xô Vasily và Shobakov từng viết trên một tờ báo rằng: “Mặt Trăng là rỗng, và có một thế giới văn minh cực kỳ tiên tiến dưới bề mặt của nó”.
Có lẽ nhiều người chúng ta đã biết việc các phi hành gia của “Dự án Apollo” (Project Apollo) chứng kiến hoặc chụp ảnh UFO trên mặt trăng. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia của Mỹ NASA đã vội vàng chấm dứt chương trình đổ bộ lên mặt trăng sau khi hoàn thành sứ mệnh có người lái thứ sáu lên mặt trăng vào năm 1972. Tuy nhiên, lý do chính phủ đưa ra không thuyết phục, nguyên nhân là vì trong 3 năm thám hiểm, có quá nhiều bí ẩn cần được giải đáp. Hôm nay chúng ta cùng khám phá mặt trăng xinh đẹp và nó ẩn chứa bao nhiêu bí mật.
Phi hành gia David Scott chào quốc kỳ của Hoa Kỳ trên mặt trăng (Nguồn ảnh: NASA)
Trên thực tế, trong mắt các nhà khoa học, mặt trăng vốn là một “quái vật thông minh”. Điều kỳ lạ là chiểu theo tri thức về thiên văn đã được biết, thì không có vệ tinh nào có tỷ lệ với ngôi sao chính lớn bằng mặt trăng, không có vệ tinh nào có quỹ đạo tròn, trừ vệ tinh nhân tạo; nó kỳ lại bởi vì rất nhiều số liệu của mặt trăng trùng hợp một cách dị thường, như thể là nó được thiết kế một cách tỉ mỉ và chính xác.
Ví dụ, khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất bằng 395 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng, mà đường kính của Mặt Trời cũng vừa đúng bằng 395 lần đường kính Mặt Trăng. Như thế, con người ở trên Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng và Mặt Trời to bằng nhau, và mới xảy ra hiện tượng thiên văn như nhật thực toàn phần.
Mặt Trăng nằm ở giữa Mặt Trời và Trái Đất, tạo nên một góc lệch, mà vào ban đêm nó có thể phản chiếu tia nắng Mặt Trời xuống Trái Đất, chiếu sáng bầu trời đêm trên Trái Đất. Ngoài ra, Mặt Trăng tự quay với tốc độ 16,56 km/h, và nó cũng đang quay quanh Trái Đất. Thời gian cần thiết để thực hiện một vòng tự quay vừa khớp với thời gian nó quay hết 1 vòng quanh Trái Đất, cho nên Mặt Trăng luôn luôn hướng một mặt về phía Trái Đất.
Ảnh minh họa: Pixabay
Với những đặc tính “thông minh” này, các nhà khoa học đã không cách nào lý giải được và đặt hết hy vọng rằng thông qua chuyến du hành lên Mặt Trăng của các phi hành gia mà có thể vén lên bức màn che đậy những điều bí ẩn này. Nhưng thật không ngờ, khi lên Mặt Trăng các phi hành gia còn phát hiện ra nhiều điều bí ẩn hơn nữa, khiến cho người ta hết sức kinh ngạc.
Bí ẩn 1: Mặt trước và mặt sau của mặt trăng rất khác nhau
Trước đây, các nhà thiên văn đoán rằng mặt sau của mặt trăng cũng tương tự như mặt trước của nó với nhiều hố thiên thạch và biển dung nham, nhưng các bức ảnh do tàu vũ trụ gửi về lại cho thấy hai mặt rất khác biệt. Mặt sau của Mặt Trăng rất nhiều hố tròn và địa hình khá mấp mô, hầu hết là hố thiên thạch nhỏ và dãy núi, chỉ có rất ít biển dung nham. Các nhà khoa học không thể đưa ra câu trả lời cho sự khác biệt giữa hai mặt của Mặt Trăng. Theo hiểu biết của các nhà khoa học về các thiên thể nói chung, Mặt Trăng là một thiên thể tự nhiên trong không gian. Trong một thời gian dài, bất kể mặt nào bị thiên thạch trong không gian va vào thì xác suất đều như nhau, vậy làm sao có sự khác biệt giữa hai mặt trước sau như vậy được?
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là hàng nghìn năm trước, những người Maya, người không nhìn thấy mặt sau của Mặt Trăng, đã khắc hình mặt sau của Mặt Trăng trên cửa của ngôi đền Mặt Trăng nơi họ thờ cúng các vị Thần. Chẳng lẽ người Maya đã từng bay vào vũ trụ và nhìn thấy mặt sau của Mặt Trăng?
Bí ẩn 2: Mặt trăng là một quả cầu kim loại rỗng
Các nhà địa chấn học thường sử dụng sóng địa chấn để nghiên cứu các đặc tính bên trong Trái Đất. Tương tự, “sóng địa chấn mặt trăng” được các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu các đặc tính của bên trong Mặt Trăng. Kể từ năm 1969, từ APOLLO 11 đến APOLLO 17, Hoa Kỳ đã 8 lần gửi tàu vũ trụ lên Mặt Trăng để tiến hành các cuộc thám hiểm khoa học. Ở trên bề mặt của Mặt Trăng, họ đã thiết lập các máy đo địa chấn có độ nhạy cao để gửi dữ liệu về độ rung của Mặt Trăng về Trái Đất. Trong số đó một máy đo được các phi hành gia Apollo 11 đặt ở Mare Tranquillitatis, một lòng chảo trên bề mặt Mặt Trăng, và một máy khác do Apollo 12 đặt tại Oceanus Procellarum, là một vùng bằng phẳng rộng lớn màu xám nằm ở bán cầu tây của Mặt Trăng, là “nguyệt hải” lớn nhất trên bề mặt của Mặt Trăng. Nó trải dài trên trục trung tâm Bắc – Nam của mặt trăng 2500 km và bao phủ một diện tích khoảng 4 triệu km vuông, cũng là “biển” duy nhất trên Mặt Trăng được gọi là “đại dương”.
Ảnh: Pixabay
Máy đo địa chấn có độ nhạy cao do các phi hành gia lắp đặt thậm chí có thể ghi lại tiếng đi bộ của các phi hành gia trên bề mặt Mặt Trăng.
Vào lúc 4:15 ngày 20 tháng 11 năm 1969, theo giờ miền Trung Hoa Kỳ, các phi hành gia của Apollo 12 đã dùng khoang tàu vũ trụ va chạm vào bề mặt Mặt Trăng, lập tức tạo ra một rung chấn trên Mặt Trăng. Mặt trăng đã “rung chuyển” trong hơn 55 phút. Sự rung động tăng dần từ nhỏ đến lớn, mất khoảng 8 phút để đạt đến cường độ tối đa, và sau đó biên độ yếu dần cho đến khi biến mất. Quá trình này diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, và “dư âm” kéo dài rất lâu.
Những số liệu được ghi chép về vụ va chạm mặt trăng này khiến các nhà khoa học vô cùng sửng sốt, tại sao Mặt Trăng có thể rung động lâu như vậy?
Morris Yunke, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Động đất, đã mô tả một cách sinh động trong một chương trình thời sự trên truyền hình chiều hôm đó: “Để mô tả sự rung động này một cách trực quan, nó giống như rung chuông nhà thờ. Sóng xung kích từ tâm chấn lan ra xung quanh bề mặt của Mặt Trăng, chứ không phải truyền qua bên trong Mặt Trăng, giống như hiện tượng xảy ra khi gõ vào một quả cầu kim loại hoàn toàn rỗng”
Các nhà khoa học quyết định thực hiện một vài thí nghiệm nữa. Thế là, sau khi Apollo 12 lập được “chiến công”, các phi hành gia của Apollo 13 đã dùng hỏa tiễn tầng thứ 3 của phi thuyền điều khiển bằng sóng vô tuyến để nó lao xuống bề mặt Mặt Trăng, địa điểm được lựa chọn cách vị trí các phi hành gia xa Apollo 12 đặt máy đo địa chấn 87 dặm Anh.
Mọi người thử đoán xem, lần này Mặt Trăng đã rung chuyển trong bao lâu? Trận nguyệt chấn này kéo dài trong 3 giờ và 20 phút, sau đó mới dần dần kết thúc. Độ sâu của trận nguyệt chấn này đạt 22 đến 25 dặm Anh. Và nếu Mặt Trăng rắn như Trái Đất, người ta ước tính rằng trận nguyệt chấn chỉ có thể kéo dài khoảng một phút.
Các chuyên gia về địa chấn của NASA đã vô cùng sửng sốt, không thể đưa ra lời giải thích một cách khoa học về lý do tại sao trận nguyệt chấn lại kéo dài lâu như vậy. Trừ phi nói rằng, Mặt Trăng là rỗng.
Các nhà khoa học không hài lòng với kết luận này và sử dụng S4B của Apollo 14, là tên lửa đẩy giai đoạn ba của động cơ, để đâm vào Mặt Trăng. Kết quả là nó gây ra một trận nguyệt chấn kéo dài 3 giờ với độ sâu 35-40 km. Sau đó, lại dùng hoả tiễn của Apollo 15 để tạo ra một trận nguyệt chấn khác. Sóng chấn động lan truyền đến vùng Oceanus Procellarum cách đó 1100 km, và thậm chí còn xa tâm chấn hơn nữa là Fra Mauro formation – nơi được đặt một máy đo địa chấn ở đó mà có thể đo được trận nguyệt chấn này. Nếu sử dụng phương pháp tương tự để tạo ra một cơn địa chấn trên Trái Đất, thì sóng địa chấn chỉ có thể truyền đi 100 km.
Ảnh: Pixabay
Báo cáo “Apollo 16 và Bề mặt Mặt trăng” của NASA cho biết các nghiên cứu về chấn động trên Mặt Trăng đã chỉ ra rằng có một “lớp vỏ cứng” dày 40 dặm Anh bên trong lớp vỏ Mặt Trăng. Nhà khoa học Tiến sĩ Von Braun đã chỉ ra rằng tốc độ lan truyền của rung động ở độ sâu 40 dặm Anh là 6 dặm mỗi giây, không thể đạt được tốc độ đó nếu vật chất là đá. Tra cứu sổ tay vật lý, sẽ thấy rằng chỉ có trong môi trường là kim loại hoặc nham thạch có tính kim loại thì sóng địa chấn mới có thể lan truyền với tốc độ nhanh như vậy.
Bởi vậy, trước thực tế này, ngay cả những nhà khoa học bảo thủ nhất cũng cho rằng dù không thể kết luận rằng Mặt Trăng hoàn toàn rỗng nhưng ít nhất cũng có thể chứng minh rằng có một số lỗ hổng bên trong Mặt Trăng.
Tuy nhiên, các thí nghiệm nói trên không thể đưa ra kết luận cuối cùng, vì chỉ riêng sóng ngang của trận nguyệt chấn thì không thể giải thích hết được vấn đề, và các máy đo chấn động Mặt Trăng lại được đặt quá gần nhau, nên không thể đo được sóng dọc của Mặt Trăng. Có thể có một số độc giả sẽ thắc mắc, tại sao khoảng cách giữa các máy đo địa chấn của mặt trăng không thể tăng lên? Bởi vì Mặt Trăng luôn quay một mặt về Trái Đất, và máy đo chấn động Mặt Trăng không thể đặt được ở mặt sau của Mặt Trăng, và ngay cả khi nó được đặt, tín hiệu cũng không thể truyền trở lại Trái Đất.
Hãy tiếp tục nói về sóng dọc. Nếu mặt trăng thực sự rỗng, thì sóng dọc sẽ không đi qua tâm của Mặt Trăng, trong khi sóng ngang sẽ dao động lặp lại trên lớp vỏ Mặt Trăng. Các nhà khoa học hy vọng rằng một vụ va chạm thiên thạch lớn sẽ xảy ra trên Mặt Trăng. Bằng cách đo sự chênh lệch thời gian trong sự lan truyền của sóng địa chấn trên Mặt Trăng theo phương thẳng đứng và phương ngang, người ta có thể chứng minh được rằng Mặt Trăng là rỗng.
Đây là sự việc có xác suất cực thấp, có thể may mắn gặp được mà không thể cầu được. Tuy nhiên, có thể ông Trời cố tình muốn làm sáng tỏ bí ẩn của mặt trăng, và ngay sau đó các nhà khoa học đã đạt được điều ước của mình.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1972, một thiên thạch tương đối lớn đã va vào bề mặt Mặt Trăng với năng lượng tương đương với sức công phá của 200 tấn thuốc nổ TNT. Các nhà khoa học tham gia dự án “Apollo” đã đặt tên cho thiên thạch là “Cự tượng”. Trận nguyệt chấn cực lớn gây ra bởi “Cự tượng” thực sự đã lan vào bên trong Mặt Trăng. Nếu Mặt Trăng là một khối cầu đặc thì loại chấn động này phải lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, sự thật lại một lần nữa khiến các nhà khoa học thất vọng, sự chấn động do “Cự tượng” gây ra sau khi lan truyền vào phía trong Mặt Trăng, chẳng khác gì trâu đất xuống biển, bặt vô âm tín. Chỉ có một khả năng cho điều này xảy ra: sóng dọc của sự chấn động sau khi đi vào bên trong Mặt Trăng đã bị “nuốt” bởi không gian cực lớn.
Ảnh minh họa: Pixabay
Bí ẩn thứ ba: Niên đại của đá trên Mặt Trăng
Khi nói đến nguồn gốc của Mặt Trăng, các nhà khoa học trước đây cho rằng có ba khả năng.
Khả năng thứ nhất được gọi là “Thuyết Trái Đất bắt giữ”, có nghĩa là Mặt Trăng ban đầu là một tinh thể trong không gian, và khi đi qua gần Trái Đất, thì nó bị Trái Đất bắt giữ và trở thành vệ tinh của Trái Đất.
Thứ hai là “thuyết cùng nguồn gốc”, trong quá trình phát triển của hệ Mặt Trời, vũ trụ giống như một đám mây và sương mù, từ từ ngưng tụ thành một trái đất, và một Mặt Trăng phát triển ở bên cạnh nó.
Khả năng thứ ba được gọi là “Thuyết vụ nổ”, cũng gọi là “thuyết phân chia”, có nghĩa là Trái Đất đột ngột nổ tung, một phần bị đẩy ra ngoài để trở thành Mặt Trăng.
Hãy phân tích ba giả thuyết này.
Hãy bắt đầu với “Thuyết Trái Đất bắt giữ”. Mặt Trăng có đường kính tương đương 27% Trái Đất rồi vô tình bị hút vào quỹ đạo của Trái Đất, trong mắt các nhà thiên văn học, đây là một hiện tượng cực kỳ khó xảy ra. Góc của quỹ đạo của hành tinh mà Mặt Trăng tiến vào phải cực kỳ chính xác, sai một chút cũng không được, nếu không cẩn thận sẽ dễ bị các sao lớn khác trong hệ Mặt Trời chụp lại. Ngay cả khi Mặt Trăng tình cờ đi vào quỹ đạo của Trái đất ở một góc chính xác như vậy, thì nó phải là quỹ đạo hình elip có thể quay quanh Trái Đất, chứ không phải quỹ đạo tròn hoàn hảo như hiện tại của Mặt Trăng.
Vậy, “thuyết cùng nguồn gốc” và “lý thuyết vụ nổ” có khả năng xảy ra như thế nào? Chúng có liên quan đến bí ẩn của đá Mặt Trăng.
Hiện tại, tảng đá cổ nhất được tìm thấy trên Trái Đất là 3,5 tỷ năm tuổi, và nó được tìm thấy ở khu vực Thung lũng Great Rift ở Đông Phi.
Ảnh minh họa (Pixabay)
Armstrong, phi hành gia đầu tiên hạ cánh xuống khu vực Mare Tranquillitatis của Mặt trăng, đã đi bộ nhẹ nhàng trên bề mặt Mặt Trăng, khi khom lưng nhặt một tảng đá từ bề mặt Mặt Trăng, anh ta không bao giờ nghĩ rằng tảng đá đó lại có niên đại hơn 3,6 tỷ năm. Trong một số lần đổ bộ lên Mặt Trăng sau đó, tuổi của những tảng đá được các phi hành gia mang về từ bề mặt của Mặt Trăng không giống nhau, một số có niên đại 4,3 tỷ năm tuổi và một số hơn 4,5 tỷ năm tuổi. Các mẫu đất Mặt Trăng do tàu vũ trụ Apollo 11 mang về được cho là có niên đại 4,6 tỷ năm. Đây là thời đại mà hệ Mặt trời mới hình thành, đó là lý do tại sao những tảng đá cổ xưa như vậy không nên xuất hiện trên bề mặt của Mặt Trăng.
Còn bất ngờ hơn cả những điều đó. Các nhà khoa học đã sử dụng “phương pháp xác định kali-argon” để đo các loại đá trên bề mặt Mặt Trăng và phát hiện ra rằng một số đá trên bề mặt Mặt Trăng đã có 7 tỷ năm tuổi. Trong số những tảng đá do tàu vũ trụ Apollo 12 mang về, hai tảng đá có tuổi đời gần 20 tỷ năm, tương đương với bốn lần tuổi Trái Đất. Các nhà khoa học tin rằng đây là thứ lâu đời nhất được tìm thấy trong vũ trụ của chúng ta, bởi vì giới hạn trên của tuổi vũ trụ như chúng ta biết hiện nay không vượt quá 20 tỷ năm. Nói cách khác, Mặt Trăng không chỉ già hơn Trái Đất và Mặt Trời mà nó còn gần bằng tuổi vũ trụ, điều này thật khó tin! Ngay cả từ những ước tính niên đại bảo thủ nhất, thì Mặt Trăng đã có lịch sử từ 5-10 tỷ năm. Tuổi này cho thấy rằng Mặt Trăng hoàn toàn không phải là một thứ gì đó trong hệ mặt trời, và theo lẽ tự nhiên, nó sẽ không cùng sinh ra với Trái Đất, và nó cũng không phải là tách ra từ Trái Đất.
Còn rất nhiều bí ẩn nữa của Mặt Trăng, chẳng hạn như từ trường thấp của Mặt Trăng; lực hấp dẫn của Mặt Trăng không liên quan gì đến mật độ và khối lượng của nó; có những kim loại không thể tồn tại tự nhiên trên Mặt Trăng; “Mùi Mặt Trăng” giống như thuốc súng; và tín hiệu từ Mặt Trăng, v.v.
Nhiều khám phá kỳ lạ này cũng như kết quả nghiên cứu khoa học đáng ngạc nhiên đã tiết lộ rằng Mặt Trăng là một hành tinh cực kỳ bất thường. Nếu giả định Mặt Trăng là một ngôi sao rỗng nhân tạo, thì hầu hết những bí ẩn về Mặt Trăng do các phi hành gia khám phá đều có thể được giải đáp một cách thỏa đáng.
Nhà vật lý thiên văn nổi tiếng của Liên Xô Vasily và Shobakov từng viết trên một tờ báo rằng: “Mặt Trăng là rỗng, và có một thế giới văn minh cực kỳ tiên tiến dưới bề mặt của nó”.
Nếu giả định Mặt Trăng là một ngôi sao rỗng nhân tạo, thì hầu hết những bí ẩn về Mặt Trăng do các phi hành gia khám phá đều có thể được giải đáp một cách thỏa đáng. (Ảnh: Wikipedia, Shuai Li)
Trên thực tế, khi chúng ta tháo dỡ khung tư tưởng hạn hẹp của mình, dùng lý trí để phân tích, thì chúng ta sẽ thấy rằng nhiều hiện tượng không thể giải thích được thực ra rất đơn giản. Tinh thần tìm kiếm “chân lý” là tôn chỉ cao nhất trong nghiên cứu khoa học, nếu vượt ra khỏi khuôn khổ tư tưởng của người đi trước, không khó để tưởng tượng rằng nhiều nghiên cứu khoa học sẽ có bước nhảy vọt rất nhanh.
Vậy nếu mặt trăng thực sự là do con người tạo ra thì ai đã tạo ra nó? Nó được làm như thế nào? Mục đích của việc tạo ra Mặt Trăng là gì? Loài người với nền văn minh công nghệ tiên tiến đã làm nên Mặt Trăng đã đi đâu? Tại sao có những tảng đá trên mặt trăng lâu đời hơn Trái Đất? “Văn minh nhân loại không phải chỉ một lần này”, đây là quan điểm mới nhất của các nhà khảo cổ học hiện đại. Mặc dù công chúng cho rằng quan điểm này khó tin như một điều tưởng tượng, nhưng rất nhiều bằng chứng khảo cổ học khẳng định mạnh mẽ bản chất khoa học của học thuyết này.
Vào ngày 23 tháng 5 năm 2019, NASA thông báo rằng họ có kế hoạch gửi các phi hành gia lên Mặt Trăng một lần nữa vào năm 2024. Họ sẽ gửi một nam và nữ phi hành gia đầu tiên lên Mặt Trăng và sau đó thực hiện các nhiệm vụ khác. Nếu kế hoạch năm 2024 thành công, đây sẽ là lần thứ hai kể từ năm 1972, các phi hành gia có thể đi bộ trên bề mặt của Mặt Trăng.
Nguồn: NTDVN/Epochtimes
- 7 lý do chứng minh Mặt Trăng là một vệ tinh nhân tạo
- Bí mật dự án căn cứ quân sự trên Mặt Trăng: “Để Hoa Kỳ không phải ngủ dưới bóng trăng Xô Viết”
- Những câu hỏi bí ẩn về Mặt Trăng đã được giải đáp