Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể giải thích rõ hiện tượng thân thể bất hoại của nhiều cao tăng. Đa phần họ là các cao tăng đắc đạo, người tu hành sau khi rời khỏi thế gian để lại một số kỳ tích, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người.
Nhục thân của thiền sư Huệ Năng hiện được đặt tại chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. (Ảnh: tinphatgiao.com)
Dân gian tương truyền rằng, các cao tăng đắc đạo sau khi viên tịch mà cơ thể không bị phân hủy được gọi là “thân thể Bồ Tát”. Tại rất nhiều vùng sông núi nổi tiếng ở Trung Quốc, người ta đều phát hiện các trường hợp thân thể tăng nhân không bị phân hủy, trong đó nổi tiếng nhất chính là Huệ Năng đại sư của thời nhà Đường, cơ thể trải qua hàng ngàn năm mà vẫn nguyên vẹn.
Lục Tổ Huệ Năng (638-713)
Đại sư Huệ Năng thời nhà Đường là trường hợp thân thể Bồ Tát đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc, đến nay đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử, và hiện vẫn được thờ cúng tại Nam Hoa Tự ở thị trấn Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khí hậu ở Quảng Đông oi bức, môi trường ẩm ướt, nhưng cho đến nay, nhục thân đại sư Huệ Năng đã trải qua 1.200 năm mà vẫn không bị phân hủy hay khô héo; thần thái vẫn rất khoan thai điềm tĩnh, trông rất sống động.
Khoa học vẫn không cách nào giải thích được, Phật Pháp thật phi thường. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh vì muốn bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ các thể loại yêu ma quỷ quái, để kiểm chứng xem Huệ Năng đại sư có phải do con người ngụy tạo hay không, từng lấy đinh đóng vào ngực của đại sư, khoét một lỗ nhỏ, kết quả phát hiện ra cơ thể và khí quản của đại sư vẫn còn rất đầy đủ, lúc đó khiến mọi người tại hiện trường rất sợ hãi, quỳ xuống vái lạy liên tục.
Lục Tổ Tuệ Năng họ Lư, quê quán ở Phạm Dương (một quận ở phía Tây Nam Bắc Kinh ngày nay). Sau khi Hoàng đế Đường Huyền Tông lên ngôi được 2 năm (năm 713), đại sư Huệ Năng đã viên tịch tại chùa Quốc Ân ở huyện Tân Hưng quê ông, hưởng thọ 76 tuổi.
Thích Địa Tạng (630 – 729)
Cửu Hoa Sơn là một trong 4 ngọn núi Phật Giáo nổi tiếng của Trung Quốc, tại nơi chật hẹp chỉ có 100km2 này, các tài liệu cho thấy có tới 14 “thân thể Bồ Tát”, hiện tại vẫn có thể thấy được 5 vị. Thích Địa Tạng tên thật là Kim Gyo-gak, viên tịch vào năm Khai Nguyên thứ 16, hưởng thọ 99 tuổi, thi thể ông được chôn ở đây, sau 3 năm được khai quật, diện mạo như vẫn còn đang sống.
Khi cử động các khớp xương của ông vẫn còn rất chắc chắn, mọi người liền cho xây một tòa tháp bằng đá và đưa thân thể ông vào trong tòa tháp, tôn kính gọi bằng “Kim Địa Tạng”, ngôi đền đi chung với tòa tháp được gọi là “Nhục Thân Điện”.
Kim Gyo-gak gốc là người Hàn Quốc ngày trước đã từng tới Đại Đường để du học, có học vấn uyên thâm về Hán tự, những bài thơ của ông đã được đưa vào “Toàn Đường Thi”. Sau khi Đường Cao Tông Vĩnh Huy xuất gia được 4 năm, ông Kim đã mang một con chó trắng đến Trung Quốc, lập “Cửu Hoa Hành Từ” tại Cửu Hoa Sơn làm nơi cư trú đầu tiên. Kim Tiên Động, Địa Tạng Tuyền, Thần Quang Lĩnh tại Cửu Hoa Sơn đều là những nơi mà ông đã đi qua.
Thích Hải Ngọc (1497-1623)
Thích Hải Ngọc là cao tăng thời Minh, tự là Vô Hà. Người Thuận Thiên Uyển Bình (Bắc Kinh ngày nay), qua đời vào năm Thiên Khải thứ 3 (1623) hưởng thọ 124 tuổi. 3 năm sau khai quật ra, thân thể, sắc mặt ông vẫn như còn sống, cơ thể nguyên vẹn, người ta bèn mặc lên mình bộ áo vàng để thờ cúng, mọi người ngay lập tức xây đền thờ, làm giới đường, lập phương trượng, đặt là Bách Tuế Cung.
Năm Gia Tịnh thứ 15 (1536), ông xuất gia tại Ngũ Đài Sơn. Đã từng đi thăm các thánh địa Phật giáo như núi Nga Mi, vào thời Vạn Lịch Đế, ông đến Cửu Hoa Sơn và cư ngụ tại đây. Ông đã mất 20 năm để chép “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, chép xong 81 quyển kinh thư, cho đến nay vẫn còn được bảo quản tại viện bảo tàng lịch sử tại Cửu Hoa Sơn.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Sơn Tăng Duy Năng, Phổ Quang, Ngộ Quảng vì muốn bảo vệ thân thể của cao tăng Vô Hà, đã mạo hiểm chôn toàn bộ bí mật dưới lòng đất để tránh bị thiêu hủy. Và ngày nay thân thể ông vẫn được cung phụng trong điện Bách Tuế Cung.
Từ Hàng pháp sư (1893-1954)
Từ Hàng pháp sư tên thật là Ngải Kế Vinh, người Mân Bắc, năm 17 tuổi xuất gia đi tu tại Đại Kim Hồ tỉnh Phúc Kiến. Năm 1954, ông viên tịch trong căn phòng kín, sau được chôn cất trong vại, diện mạo như còn sống.
5 năm sau khai quật kiểm tra, sắc mặt ông trở thành màu tím, toàn thân vẫn còn nguyên vẹn. Ông trở thành vị đại sư có thân thể Bồ Tát đầu tiên trong lịch sử Đài Loan. Hiện tại, Từ Hàng Bồ Tát được cúng bái bên trong Di Lặc viện ở Đài Loan.
Đại sư Liễu Chân
Đại sư Liễu Chân được sinh ra vào ngày 23/10 Âm Lịch, năm Khang Hy thứ 20 (1681). Năm 49 tuổi, ông xuất gia tu hành tại chùa Nguyên Phổ xã Ngũ Hành. Những năm cuối đời, ông nhiều lần dặn dò đệ tử, sau khi ông viên tịch thì đem thi thể ông chôn vào trong cái vại, sau hai ba năm thì khai quật quan sát, nếu di thể bị tổn hại thì có thể toàn quyền xử lý, nếu di thể vẫn còn hoàn chỉnh thì hãy xây một tòa tháp kế bên tự để cúng bái.
Năm 2002, Nguyệt Thân Bảo Điện khánh thành, Liễu Chân đại sư lúc được đưa ra khỏi vại vẫn rất an nhàn, giống như đang ngủ vậy, dung mạo hiền hậu của ông làm cho những người có mặt ở hiện trường phải kinh ngạc. Ngày nay, thân thể của Liễn Chân đại sư tại điện Tam Trọng chùa Nguyên Phổ, thành phố An Khánh tỉnh An Huy, trải qua gần 300 năm vẫn còn rất nguyên vẹn.
Thích Hải Khánh (1909-1991)
Thích Hải Khánh là vị tăng nhân có thân thể không phân hủy nổi tiếng của Trung Quốc cận đại. Ông tên thật là Lý Phú Quý, nguyên quán ở Tất Dương tỉnh Hà Nam, xuất gia năm 18 tuổi, năm 1987 đến sinh sống tại Lại Phật Tự ở huyện Xã Kỳ tỉnh Hà Nam.
Năm 1989, ông thọ Bồ Tát giới ở Bạch Mã Tự, năm 1991 viên tịch, hưởng thọ 79 tuổi. Mùa thu năm 1997, hài cốt của ông được đưa về một tòa tháp ở quê hương ông, sau khi khai quật ra mới phát hiện thân thể ông vẫn ngồi như lúc đầu, cơ thể không bị tổn hại, diện mạo như lúc sinh thời, lúc này mới biết phải lập miếu cúng bái.
Thích Đức Thanh (1546-1623)
Thích Đức Thanh là một trong tứ đại cao tăng thời Minh, họ Thái, từ nhỏ đã vào Báo Ân Tự ở Giang Ninh (Nam Kinh, tỉnh Giang Tô ngày nay). 19 tuổi viên giới, được gọi là Vô Cực pháp sư, cũng từng tham thiền khổ tu tại Vân Cốc, sau này du ngoạn tứ phương, được Hoàng Thái Hậu phong tặng “Đại Tàng Kinh”, chức chủ trì của Bố Kim Tự và Hải Ấn Tự.
Ông là người Toàn Tiêu (thuộc tỉnh An Huy ngày nay), từng tuyên truyền tam giáo nhất lý, chủ trương Thiền Tông, tư tưởng Phật học của ông được ảnh hưởng sâu sắc bởi Liên Trì và Vát Hoằng, là bạn tri kỷ với Tử Bách. Công trình nổi bật của ông là Trung Hưng Tào Khê. Về học vấn, thủa nhỏ ông bái Khổng Tử làm thầy, thủa thiếu thời bái Lão Trang làm thầy, sau cùng quy y nhà Phật.
Thích Ẩn Liên
Thích Ẩn Liên người huyện Phong Chấn thuộc Nội Mông Cổ, tên thật là Trần Ngọc, năm 19 tuổi đi tu tại Ngũ Đài Sơn, viên tịch vào ngày 5/11/1997 Âm Lịch, pháp thể được an táng trong một cỗ quan tài bình thường, không thông qua bất cứ phương pháp chống phân hủy nào, sau đó được đặt trong một tòa tháp. Sau 3 năm 6 tháng thì khai quan, phát hiện diện mạo không thay đổi, thân thể hoàn chỉnh, vẫn còn đàn hồi, tứ chi linh hoạt.
Tỳ Kheo Ni Nhân Nghĩa sư thái (1911-1995)
Nhân Nghĩa sư thái tên thật là Khương Tố Mẫn, quê quán ở Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh. Tối ngày 7/10/1995 Âm Lịch, sư thái lúc này với diện mạo hiền hậu đột nhiên viên tịch, hưởng thọ 85 tuổi. 3 năm sau khai quật thân thể của Nhân Nghĩa sư thái, cơ thể toàn vẹn, nhưng toàn bộ đặc tính phụ nữ trên người sư thái hoàn toàn biến mất, vốn dĩ hai tay chắp lại đặt trên đầu gối, giờ tay phải đưa lên với tư thế cầm kim.
Nữ tu sĩ và nhà sư tu luyện đến mức thân thể không bị phân hủy
“Thân thể bất hoại” đã trở thành bí ẩn mà giới khoa học vẫn chưa có lời giải đáp, nhưng đối với những người tu luyện mà nói, hiện tượng này rất bình thường. Từ xưa đến nay, trên thế giới có rất nhiều cao tăng, nữ tu, linh mục đã tu luyện đến cảnh giới thân thể không bị phân hủy.
Thiên Chúa Giáo đã định nghĩa “thân thể bất hoại” là “cơ thể không phân hủy có độ đàn hồi và mềm mại giống người sống”. Điển hình như Thánh nữ Bernadette đã mất 126 năm nhưng thân thể không bị phân hủy, xác ướp không bị sấy khô, và cũng không vì xà phòng hóa mà sưng tấy lên. Thánh nữ Bernadette viên tịch năm 35 tuổi, an táng năm 1879.
Thân thể vị tu sĩ đã chết cách đây hơn 100 năm, nhìn vẫn như con sống. (Ảnh: Blogs de pax)
Trước lúc được phong là thánh đồ, Thiên Chúa Giáo sẽ yêu cầu khai quật 3 lần di thể để tiến hành kiểm tra. Rất nhiều thánh nữ, bác sĩ, linh mục và người có danh vọng đã tận mắt thấy quá trình khai quật nhiều lần. Tuy nhiên, thân thể Thánh Bernadette vẫn còn nguyên vẹn, nó đã vượt qua quy luật tự nhiên của sự phân hủy.
Nhà sư Dasha-Dorjo Itigelov từ năm 1911-1927 là tín đồ Phật giáo có tiếng của Nga, ông đã để lại di chúc trước lúc mất rằng, 30 năm sau khi ông mất hãy khai quật thi thể ông. Kể từ lúc đó, thi thể Dasha-Dorjo Itigelov lần lượt được khai quật vào 2 năm 1955 và 1973, cả 2 năm đều phát hiện rằng thi thể ông không hề bị phân hủy.
Năm 2002, thi thể của tăng nhân này lần thứ 3 được khai quật, tình trạng vẫn vậy. GS. Galina Ershova, người chỉ đạo nghiên cứu nói với phóng viên rằng, sau khi các nhà khoa học mở quan tài của nhà sư Dasha-Dorjo Itigelov đều ngửi được mùi thơm từ cỗ quan tài phát ra, và thân thể của vị tăng nhân này hoàn toàn giống người sống, “hoàn toàn trái với quy luật rằng thi thể sau khi chôn cất 75 năm sẽ biến thành một dạng gì đó khác”.
Ngoài thân thể không bị phân hủy ra, trong Phật giáo Tây Tạng còn có hiện tượng đặc biệt đó là “cầu vồng hóa”, cảnh tượng kỳ dị, đầy màu sắc. Cơ thể của Phật sống trong nháy mắt có thể biến thành ánh sáng cầu vồng. Những hiện tượng này đã thu hút sự tìm kiếm của con người đối với bản chất của sự sống, khiến những người đang mê muội trong cõi nhân gian này từ tận đáy lòng sẽ hướng về Phật Pháp. Thật ra những ví dụ như thế này trên thế giới còn rất nhiều, đây cũng đều là những hiện tượng mà khoa học ngày nay chưa thể lý giải được.
Nguồn: TH/Blogs de pax