Leonardo da Vinci là một trong những siêu thiên tài hiếm có trong lịch sử loài người. Là một họa sĩ nhà điêu khắc, kiến trúc sư, bác sĩ, kỹ sư, nhạc sĩ… ông được xem là thiên tài toàn năng nhất của người Ý với vô số những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trong vai trò danh họa là bức vẽ “Nàng Mona Lisa”. Tuy nhiên, da Vinci vẫn còn rất nhiều tác phẩm nổi tiếng khác, và ẩn sau đó là một số bí ẩn rất ít người nhận ra.
1. Sai lầm trên bức họa “Salvator Mundi”
Bức họa “Salvator Mundi”
Salvator Mundi – nghĩa là Đấng Cứu Thế – là một bức họa về Chúa Jesus. Việc ai là tác giả của bức tranh này thực chất vẫn còn gây nhiều tranh cãi, nhưng nhiều học giả tin rằng đây là tác phẩm của Leonardo da Vinci kể từ khi được phát hiện ra vào năm 2005. Nhưng nếu đúng vậy thì có vẻ ông đã phạm phải sai lầm khá hiếm gặp.
Trong bức họa trên, bạn sẽ thấy quả cầu trong tay Chúa Jesus có dạng trong suốt. Đây là điều không thể, vì hình ảnh phía sau một quả cầu thủy tinh chắc chắn sẽ bị biến dạng, lệch khỏi tiêu cự và bị phóng to.
Bản thân đại danh họa là một người nghiên cứu chuyên sâu về vật lý, đặc biệt là các quy tắc liên quan đến quang học, nên việc ông phạm phải sai lầm như vậy quả là ấn tượng.
2. Bí mật trong bức họa “Bữa tối cuối cùng” (The Last Supper)
Bữa ăn tối cuối cùng (The Last Supper) là bức bích họa nổi tiếng khác Leonardo da Vinci, được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Nội dung miêu tả lại bữa ăn sau cùng Chúa Jesus chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chịu chết.
Bức họa “Bữa tối cuối cùng”
Trong bức họa có một bí mật ít người biết đến, đó là Chúa Jesus và phản đồ Judas thực chất là do cùng một người làm mẫu. Ít nhất, đó là các giai thoại chỉ ra như vậy.
Cụ thể theo như các giai thoại dân gian, người làm mẫu để vẽ Chúa Jesus là một thành viên trong dàn hợp xướng thánh ca nhà thờ. Nhưng khi gần vẽ xong, da Vinci phát hiện ra ông chưa tìm ra ai cho vai trò Judas, và quyết định nhờ một người đàn ông say rượu bên vệ đường.
Nhưng sau khi bức họa hoàn thành, người này thú nhận rằng ông chính là người đã làm mẫu Chúa Jesu cho danh họa từ trước đó 3 năm.
3. Bí mật khác về bức họa “Bữa tối cuối cùng”
Một chi tiết ít người chú ý khác, đó là lọ muối nằm kế bên Judas đã bị đổ. Nhiều triết gia cho rằng việc lọ muối đổ nhằm ám chỉ rắc rối sắp xảy ra – chính là việc tông đồ của Chúa phản bội lại ngài.
4. Sự tồn tại của bức Chân dung quý bà Isabella d’Este
Chân dung của quý bà Isabella d’Este là một bức tranh để lại rất nhiều tranh cãi cho giới khảo cổ học. Suốt 500 năm, người ta tin rằng Leonardo da Vinci đã thực hiện nó, nhưng bức họa có thực sự tồn tại hay không thì không rõ.
Đến năm 2013, khoa học mới tìm thấy bức tranh này. Hóa ra nó được cất kỹ trong một két bảo hiểm tại ngân hàng Thụy Sĩ, là tài sản của gia đình quý tộc Ý ký gửi suốt hàng trăm năm.
Việc xác nhận tác giả sau đó cũng không gặp nhiều khó khăn. Các khám nghiệm cho thấy những mảng màu và nét vẽ đều theo phong cách của da Vinci, và đặc biệt giống với bức “Nàng Mona Lisa” nổi tiếng của ông.
5. Các phiên bản khác nhau của bức “Người đàn bà và con chồn” – Lady with an Ermine
Người đàn bà và con chồn (Lady with an Ermine) là được Leonardo da Vinci sáng tác trong những năm 1489–1490. Đây là một trong bốn bức chân dung về phụ nữ của đại danh họa. Người phụ nữ trong tranh là Cecilia Gallerani, vợ của công tước Ludovico Sforza xứ Milan.
Nhưng hóa ra, không phải lúc nào bức họa này cũng trông như vậy. Thông qua công nghệ tiên tiến nhất, các chuyên gia cho biết có ít nhất 2 phiên bản khác được thực hiện trên cùng nền tranh này, trong đó một bức không có con chồn, bức còn lại là một con vật khác.
Nguồn: Helino