Làm thế nào mà những dấu ấn cổ xưa này được khắc trên cây trong Khu Rừng Mới (New Forest) ở Hampshire – Anh, bao gồm cả dấu ấn của phù thủy và Nhà Vua mà không hề được ghi chép và nhắc đến trong một thời gian dài?
Những biểu tượng huyền bí được cho là “dấu ấn phù thủy” trong khu rừng tại Anh bí ẩn. (Ảnh qua Ancient-origins)
Khu rừng bị phù phép bởi những biểu tượng huyền bí
Thời nay, một số người khi đạt được đỉnh cao của thành công, họ chọn cách gắn những lá cờ lên các miền đất cực của Trái đất. Trong khi những người khác để lại dấu chân của họ trên bề mặt mặt trăng. Bên cạnh đó, tổ tiên săn bắn lúc nguyên sơ của chúng ta cũng đã vẽ những hình trừu tượng lên các bức tường trong hang động. Tất cả chỉ để nói lên một điều: “Chúng tôi là con người, và chúng tôi đã ở đây”. Một trong những cách “ghi dấu” được yêu thích nhất, đó là chạm khắc lên cây.
Các phát hiện mới đây về hình khắc trên cây được phát hiện trong một khu rừng ở Anh bao gồm “dấu phù thủy”, và một loại dấu hiệu phổ biến nữa được gọi là “dấu của Vua”. Các nhà chức trách cho biết, chúng đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX.
Các cơ quan quản lý lâm nghiệp đã mô tả những vết khắc này như là “hình vẽ cổ” (Graffiti). Mỗi hình khắc đều được chụp ảnh lại, và lập ra cơ sở dữ liệu mới trong dữ liệu nguồn của Cơ quan Quản lý Công viên Quốc gia Rừng Mới. Nhưng dấu ấn “phù thủy” và “Vua” là gì? Và tại sao tất cả chúng đều được chạm khắc trong một khoảnh cây này?
Lawrence Shaw – một quan chức khảo cổ chuyên nghiên cứu về “Dấu hiệu bị mất của Vua, Binh lính và Phù thủy”, cho biết trong một thông cáo báo chí rằng một số cây trong rừng có tuổi đời lên đến 1.000 năm. Điều này có nghĩa là những dấu ấn này có thể có tuổi đời lên đến hàng thế kỷ.
Ông cũng giải thích thêm rằng, nhiều cây vẫn còn nguyên vẹn, vì thời gian sau này sắt thép được đưa vào đóng tàu thay vì dùng gỗ như trước kia, Mặc dù những cây này đã được đẽo vào vỏ cây và gắn mác hoàng gia – “dấu hiệu vua chúa” – để xác định được phép dùng để đóng tàu.
Các cơ quan quản lý lâm nghiệp đã mô tả những vết khắc này như là “hình vẽ cổ”. (Ảnh qua Ancient-origins)
Ông cho biết thêm, nhiều dấu hiệu và chữ cái đầu chạm khắc khác được cho là do quân nhân Hoa Kỳ tạo ra trong Thế chiến II, khi họ đóng quân tại sân bay gần đó – RAF Stoney Cross.
Ngoài ra còn có các ví dụ về các vòng tròn đồng tâm, hay ‘dấu phù thủy’ mà các nhà khảo cổ học lâm nghiệp nói rằng, chúng được chạm khắc vào cây để xua đuổi tà ma.
Theo các thợ săn phù thủy trong thời kỳ đỉnh cao của các phiên tòa xét xử phù thủy ở châu Âu, cách nhận biết phù thủy là thông qua “dấu ấn của phù thủy hoặc ma quỷ”.
Vào thế kỷ XVII và XVIII, các biểu tượng hình tròn được chạm khắc vào cửa sổ và cửa ra vào hướng về phía Nam, với niềm tin rằng các phù thủy sợ sự toàn vẹn và hoàn hảo của hình tròn. Bởi vì điều này trái ngược với sự hỗn loạn vốn có của các phù thủy.
Những cây ‘may mắn’ thể hiện dấu ấn của Vua
Khi các lệnh hạn chế đi lại được nới lỏng, và người dân trên khắp nước Anh cố gắng xây dựng lại cuộc sống “bình thường”. Các báo cáo cho thấy nhiều người đang đến những ngọn đồi, khu rừng và bãi biển.
Nhưng nếu bạn có ý tưởng đến khu Rừng Mới và khắc dấu của bạn lên cây, thì Lawrence Shaw khuyên bạn nên suy nghĩ lại. Ông ấy “không khuyến khích những vết vẽ mới”, vì sợ chúng có thể làm hỏng cây cối.
Thay vào đó, Cán bộ Khảo cổ khuyến khích chúng ta “đánh giá cao những di sản quá khứ, và hiểu cách mọi người đã tương tác với Khu rừng Mới theo thời gian”.
Những cây ‘may mắn’ thể hiện dấu ấn của Vua. (Ảnh qua Ancient-origins)
Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại cái gọi là “dấu hiệu của Vua”, một tên gọi chính xác hơn là “mũi tên rộng” – đại diện cho một đầu mũi tên bằng kim loại.
Theo truyền thống, biểu tượng này được sử dụng trong huy hiệu của Anh, và sau đó là chính phủ Anh. Điều này nhằm mục đích đánh dấu tài sản của chính phủ dành cho việc đóng tàu. Nhưng kỳ lạ ở chỗ là tại sao những cây này không bị chọn để chặt, và vẫn “sống sót” đến ngày nay? Điều gì đã ngăn trở những người chặt cây? Phải chăng là phù thủy?
Nguồn: TH
- Các Lạt-ma Tây Tạng niệm chú có thể khiến tảng đá bay cao 250 mét
- Ly kỳ: Cô bé sống sót sau tai nạn máy bay từ độ cao 3.000m
- Bí ẩn chưa có lời giải về những ngọn đồi “kim tự tháp”