Bí ẩn người đàn ông xuất hiện trong giấc mơ của hàng nghìn người trên khắp thế giới (P2)

Một người đàn ông đã xuất hiện trong giấc mơ của ít nhất 2000 người trên toàn cầu. Điều kỳ lạ là, những người này không hề có liên hệ gì với nhau.

Bắt đầu từ năm 2006, đã xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ: Rất nhiều người trên thế giới đã mơ thấy cùng một người, và phác họa lại chân dung của Người Đàn ông này (“This Man”). Dù có sự khác biệt tương đối trong các bức vẽ, nhưng trên thực tế lại có khá nhiều các điểm chung tương đồng. Hiện tượng này được ghi nhận trên toàn thế giới, trải khắp 5 châu lục. Cho đến nay, có ít nhất 2000 ca đã được ghi nhận, theo trang web thống kê chính thức được lập ra (ThisMan.Org). Hiện tượng này được biết đến với cái tên This Man (“Người Đàn ông này”).




Người Đàn ông này (This Man) – gương mặt rất nhiều người trên thế giới được cho là đã gặp trong mơ. Ảnh: beyondsciencetv.com

This Man – một hiện tượng toàn cầu. Ảnh: ThisMan.org

Trong phần 1 , chúng ta đã tìm hiểu nguồn gốc và sự phổ biến của hiện tượng kỳ lạ này. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét một số giả thuyết tiềm năng.




Các giả thuyết tiềm năng

Trang web chính thức quảng bá hiện tượng này đã liệt kê và thảo luận một vài giả thuyết, một số trong đó đã thu hút được sự quan tâm to lớn của những ai đã từng mơ thấy Người Đàn ông này.

Giả thuyết hình mẫu

Theo thuyết phân tâm học của Carl Jung, “This Man” là một hình ảnh nguyên mẫu (hình mẫu, hay nguyên mẫu) thuộc về vô thức tập thể của mọi người. Nói cách khác, trong vô thức của mỗi người chúng ta đều có hình ảnh của Người đàn ông này (hiểu theo nghĩa đen). Và hình mẫu này sẽ xuất hiện khi một người gặp khó khăn, khi phát triển tâm sinh lý hay gặp các biến cố lớn trong đời, cũng như các hoàn cảnh căng thẳng. Và bởi nó là một phần trong vô thức tập thể của tất cả mọi người trên thế giới, nên không quá khó hiểu khi cho rằng người đàn ông này có thể xuất hiện trong giấc mơ của nhiều người trong khoảng thời gian vài năm mặc dù những người đó không hề có liên quan gì đến nhau.




Ảnh: Vietpsychotherapy

Giả thuyết Người xâm nhập Giấc mơ
Giả thuyết “Người xâm nhập Giấc mơ” có lẽ là giả thuyết thú vị nhất được nhắc đến. Tuy rằng giả thuyết này nghe logic nhất, nhưng nó cũng là giả thuyết có độ khả tín khoa học thấp nhất. Theo giả thuyết này, “This Man” là một người thực, có khả năng xâm nhập giấc mơ của người khác nhờ vào các kỹ thuật tâm lý cụ thể nhưng chưa xác định. Có người tin rằng người đàn ông xuất hiện trong giấc mơ của họ trông y hệt ngoài đời. Tuy nhiên, mặt khác cũng có những người cho rằng người đàn ông trong mơ trông hoàn toàn khác với đối tượng ngoài đời thực. Cũng có giả thuyết cho rằng người đàn ông này là một kế hoạch tác động/điều khiển tâm lý chi tiết được phát triển bởi một tập đoàn quyền lực.




This Man là một người đàn ông ngoài đời thực có khả năng xâm nhập giấc mơ. Ảnh: Youtube

Giả thuyết bắt chước

Cũng có một giả thuyết tâm lý xã hội học tuyên bố rằng hiện tượng này khởi phát một cách ngẫu nhiên nhưng lại lan truyền nhanh chóng giữa các thành viên trong xã hội thông qua việc bắt chước. Điều này có nghĩa là những người đã từng đọc hay nghe về hiện tượng này trên mạng hoặc nghe kể từ những người trong cuộc cảm thấy quá ấn tượng với nó, đến nỗi đã tự mình nhìn thấy người đàn ông này trong mộng, nhưng đó là do tư tưởng chủ quan của họ đang cố huyễn hoặc nó ra. Chính những người trong cuộc mà họ nghe kể đó, cũng xuất hiện hiện tượng này bởi nguyên nhân tương tự. Đây là một dạng hiệu ứng tâm lý domino.

Hiệu ứng tâm lý domino. Ảnh: YouTube




Giả thuyết Ngẫu nhiên

Một giả thuyết khác là việc xuất hiện hình ảnh This Man trong mộng hoàn toàn thuần túy là do ngẫu nhiên. Bởi thông thường, người ta không thể nhớ lại chính xác hình dáng và gương mặt của những người họ nhìn thấy trong mơ. Do đó, hình ảnh Người Đàn ông này là một công cụ giúp nhận dạng một hình ảnh mơ hồ xuất hiện trong trạng thái mơ ngủ.

This Man giúp nhận diện gương mặt mơ hồ, không xác định xuất hiện trong giấc mơ của mọi người. Ảnh: YouTube




Trò bịp?

Trong nhiều năm, câu chuyện bí ẩn về Người Đàn ông kỳ lạ thâm nhập vào giấc mơ của nhiều người đã lan truyền trên nhiều blog mạng, các diễn đàn trao đổi và thậm chí cộng đồng mạng xã hội, kéo theo một loạt các phân tích trao đổi “có quy mô” về tính xác thực của loại hiện tượng này.

Do vậy, điều này dẫn chúng ta đến một câu hỏi đơn giản và vô cùng quan trọng: Liệu thật sự có một người đàn ông lạ xuất hiện trong giấc mơ của những người không có liên hệ gì với nhau? Hóa ra, chúng ta không cần phải viện đến một giả thuyết đặc biệt để giải thích hiện tượng Người Đàn ông này, bởi toàn bộ sự việc chỉ là một trò bịp lớn.

Trang web chính thức về hiện tượng này (ThisMan.org) trên thực tế là sản phẩm của một nhà xã hội học, một chiến lược gia marketing người Ý Andrea Natella. Cũng có thông tin cho biết Natella vận hành một công ty tên là Guerrilla Marketing (Marketing Du kích), chuyên tạo ra “các trò bịp mang tính phá hoại ngầm” và làm các dự án nghệ thuật kỳ dị về các chủ đề chủ yếu như khiêu dâm, chính trị và quảng cáo. Trang web này cũng từng được hãng phim kinh dị Ghost House Pictures thu mua như một phần trong chiến dịch quảng bá cho một bộ phim cũng có tựa đề … “This Man”.




Ảnh chụp màn hình.

Phải chăng sự nổi tiếng của This Man hoàn toàn do những chiêu trò giả tạo tin tức khéo léo và khả năng lợi dụng sức mạnh truyền thông của đám đông thông qua một trang web “chính thức” đơn giản không màu mè nhưng rất hữu hiệu (ThisMan.Org)? Không hẳn như vậy, bí mật đằng sau sự phổ biến rộng khắp của hiện tượng này còn nằm ở tạo hình khuôn mặt được phác họa.

Ảnh: beyondsciencetv.com




Bí ẩn đằng sau sự phổ biến rộng khắp của This Man

Có lẽ nguyên nhân hợp lý nhất lý giải cho việc “This Man” trở nên phổ biến rộng khắp trên mạng Internet là vì nhân vật giả định này thực ra tượng trưng cho hình tượng của Tất cả Đàn ông (“Every Man”). Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy gương mặt This Man bao hàm rất nhiều đường nét gương mặt phổ biến, có lẽ được thêm vào bức chân dung giả để khơi gợi cảm giác “quen thuộc” của mọi người.

Lấy ví dụ, tóc của ông vừa dày vừa hói. Mắt có thể là bất kỳ màu nào. Đôi môi phần trên mỏng, phần dưới dày. Đường nét gương mặt không thuộc về bất kỳ dân tộc cụ thể nào. Hình dáng khuôn mặt ông vừa tròn trịa vừa góc cạnh. Che phần nửa dưới khuôn mặt, ông sẽ trông khá già; che phần nửa trên khuôn mặt, ông lại trông khá trẻ. Che phần nửa bên phải thì This Man có mắt mí lót (Hooded eye) , mũi to, đôi môi đầy đặn; che phần nửa bên trái thì mắt nhỏ hơn, mũi nhỏ, đôi môi mỏng – trên thực tế hai nửa khuôn mặt của This Man vô cùng khác biệt.




Gương mặt This Man hội tụ các đường nét gương mặt của tất cả mọi người. Ảnh: ĐKN

Vô số những đặc điểm tương đồng có thể là lý do tại sao rất nhiều người trên khắp thế giới nghĩ This Man trông rất quen thuộc, như thể họ đã nhìn thấy ông ở đâu trước đây, và có lẽ chính các nét quen thuộc trên gương mặt nhân vật giả lập này là tác nhân chính đằng sau sự lan tỏa rộng khắp của This Man.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên thú vị

Với sự phổ biến của hiện tượng This Man, trên thế giới đã nổi lên phong trào tìm kiếm những người có gương mặt này.

Ảnh: thisman.org




Đôi lúc, sự trùng hợp ngẫu nhiên có thể vô cùng thú vị.


Nhà soạn nhạc Andrew Lloyd Webberman. Ảnh: world-of-lucid-dreaming.com

và thú vị hơn nữa…

Ảnh: thisman.org

Rốt cục, trong một thế giới có đến gần 8 tỷ người, cũng không phải quá khó khăn để tìm kiếm được một người có gương mặt như Người Đàn ông này.




Tuy rằng hiện tượng “This Man” chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện giả được chủ đích lan truyền và trở nên phổ biến trên mạng Internet, cách thức hiện tượng này thu hút sự quan tâm của mọi người và mức độ phổ biến như một câu chuyện “truyền cảm hứng” của nó không thể bị phủ nhận. Và trước những thông tin mới về trò bịp, chúng ta cũng không nên vội coi thường những ai vẫn tin vào sự tồn tại của “This Man”. Rốt cục, tại sao ông ta xuất hiện trong giấc mơ của rất nhiều người? Nguyên nhân căn bản là gì? Giả thuyết nào là chính xác? Mà ai biết được, cũng có thể chúng ta chưa có đủ bằng chứng để chứng minh “This Man” thật sự tồn tại mà thôi.
Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *