Bí ẩn ngôi mộ nghìn năm tuổi bày sẵn bàn tiệc chờ người đến khai quật

Từ xưa đến nay, sau khi chết, con người thường chú trọng đến việc “Nhập thổ vi an, tử giả vi đại”, nghĩa là người chết khi được chôn vào đất mới được an nghỉ, ấy là việc trọng đại. Do đó, một khi đã chết rồi, thì bất kể ai cũng không được phép quấy rầy, không được tùy ý mở quan tài của họ. 

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh qua newton)

Nhưng vì để hiểu rõ hơn về văn hóa lịch sử và để bảo vệ những di tích văn hóa mà người xưa để lại, nhiều nhà khảo cổ học cần phải thông qua các cuộc khai quật để khám phá lịch sử của người xưa. 

Đặc biệt trong các lăng mộ của các hoàng đế và tướng lĩnh, thường có rất nhiều cơ quan mật thất, ghi lại một số dòng chữ cảnh báo những kẻ trộm mộ chớ có làm điều này. 




Kể cả dù là người thuộc gia tộc bề thế hay gia tộc nhỏ thì ít nhất cũng phải có nghĩa địa chôn cất. Cho nên, lăng mộ dẫu là lớn hay nhỏ đều không phải là điều hiếm thấy. 

Tuy nhiên, tại quận Tuyên Hóa, thuộc thành phố Trương Gia Khẩu, cách Bắc Kinh chưa đầy 200 km, được gọi là “Thần Kinh Bình Hàn”, có một ngôi mộ đã khiến giới khảo cổ hết sức kinh ngạc, vì bên trong có bày sẵn một bàn tiệc rượu, điều được cho là hiếm thấy từ xưa đến nay. 

Ngôi mộ bày sẵn bàn tiệc rượu và 12 dòng chữ lạ

Vào giai đoạn hơn 5.000 – 6.000 năm trước, nơi đây đã có dấu tích của con người sinh sống, để lại rất nhiều di chỉ cổ xưa, chẳng hạn như các di chỉ văn hóa nổi tiếng của người Ngưỡng Thiều và Long Sơn.

Tuyên Hóa thời Bắc Tống thuộc quyền quản lý của nước Liêu, chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi khai quật và phát hiện ra những ngôi mộ cổ thời nhà Liêu tại đây. 




Một ngày nọ, vào năm 1993, khi các nhà khảo cổ học đang tiến hành khảo sát ở Tuyên Hóa, đã phát hiện ra một nghĩa trang có vẻ ngoài không quá sang trọng. Nó cách nay đã hơn hàng nghìn năm lịch sử và có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu xã hội thời nhà Liêu. 

Chủ nhân của ngôi mộ này mang họ Trương, cấu trúc bên trong khu mộ rất tinh xảo, các bức vẽ trên tường vẫn còn rất sáng và đẹp.

Những bức tranh trong lăng mộ. (Ảnh qua SOH)

Căn cứ vào đặc điểm của đồ dùng cụ thể bên trong lăng mộ, có thể nhận định rằng, niên đại của nó phải vào thời Ngũ đại Thập quốc, có lịch sử hơn nghìn năm, trên tường lăng mộ được vẽ rất nhiều những bức bích họa rất đẹp, hết sức tinh mỹ, các nhân vật trong tranh vẫn còn thấy rất rõ ràng. 




Phát hiện này thật sự khiến người ta phải kinh ngạc và có giá trị lịch sử to lớn. Các nhà khảo cổ đã cẩn thận đào ngôi mộ chính lên, và cảnh tượng khiến ai nấy cũng đều phải sửng sốt: Trước mắt là một bàn tiệc rượu đầy ắp!

Mặc dù đã trôi qua hàng ngàn năm, nhưng những món ăn trong đĩa vẫn còn có thể nhận ra lờ mờ, dường như thức ăn vừa mới được chế biến xong và đang chờ để được mở ra, hoặc giống như chủ nhân ngôi mộ trước khi chết đã ở trong khu mộ ăn uống no say, rồi mới nằm vào quan tài. 

Bàn tiệc đấy ắp đồ ăn trong lăng mộ. (Ảnh qua SOH)

Các bức tường của lăng mộ được trang trí bằng những bức bích họa tinh mỹ và tươi sáng, rất giống với những bức bích họa mang phong cách cổ điển bây giờ. Nó không hề giống với một ngôi mộ mà như một ngôi nhà vậy.





Khi các chuyên gia hoàn thành công việc khảo cổ và chuẩn bị rời đi, một người trong số họ cầm đèn pin quan sát kỹ các bức tường của lăng mộ, và mơ hồ nhìn thấy một số dòng chữ. Sau khi xác định kỹ lưỡng, thì biết được nội dung của dòng chữ như sau: 

“Đến một ngày mộ được mở ra, sẽ có không ít người!” 

Dòng chữ khắc trong lăng mộ. (Ảnh qua SOH)

Điều này khiến người ta không khỏi rùng mình, và cũng khiến các chuyên gia khảo cổ học phải ngây người ra. Chủ nhân của ngôi mộ dường như đã mong đợi một ngày nào đó ngôi mộ sẽ lại được mở ra! 

Có lẽ vị chủ nhân của ngôi mộ này trước khi chết đã nhìn thấu sinh tử và cảm khái về quãng thời gian trôi qua, và cũng có lẽ đây là một người có tính tình rất cởi mở.

Nguồn: TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *