Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn giấu ở bên trong con người. Nhưng ít người biết rằng đôi mắt của các vị Thần vẫn luôn hiện hữu từ ngàn xưa trên khắp thế giới, và nó thực sự có sức mạnh tác động đến cuộc sống của con người.
Trong nhiều nền văn hóa cổ đại, niềm vui và nỗi bất hạnh của con người đều bắt nguồn từ “Mắt Thần”. (Ảnh: Wikipedia)
Cuộc sống luôn có đầy những niềm vui và nỗi buồn, và đó có lẽ là sự chân thật nhất của nó. Nhà văn Nga nổi tiếng Tolsta đã từng nói: Những gia đình hạnh phúc thì tương tự nhau, nhưng những gia đình bất hạnh thì có nỗi khổ riêng.
Nguồn gốc xa xưa của Mắt Thần
Trong nhiều nền văn hóa cổ đại, niềm vui và nỗi bất hạnh của con người đều bắt nguồn từ “Mắt Thần”. Con mắt Thần được ghi lại trong kinh Koran ở Hy Lạp, La Mã và Ả Rập cổ đại. Con mắt Thần được coi là nguồn gốc của sự tái sinh cũng như diệt vong, sự sinh trưởng cũng như cái chết.
Khái niệm này đã được sử dụng rộng rãi trong các bộ lạc ở Địa Trung Hải và châu Á thời kỳ đầu. Sự phổ biến đã ăn sâu vào nền văn hóa Ai Cập và La Mã cổ đại. Ngay cả ngày nay, lời nguyền về mắt ở châu Á, Trung Đông và châu Phi vẫn còn đáng sợ, và tất cả các tôn giáo chính thống ngày nay, bao gồm Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Phật giáo, đều có đề cập đến “Mắt Thần”.
Theo thông tin được tìm hiểu cho đến nay, khái niệm “Mắt Thần” xuất hiện lần đầu tiên ở nền văn minh Lưỡng Hà. Như chúng ta đã biết, tổ tiên của dân tộc này đã ghi lại tinh hoa văn hóa của họ trên bảng đất sét bằng chữ viết hình nêm, và con mắt Thần cũng được khắc trên đó. Nền văn minh này có nguồn gốc từ Iraq ngày nay, nằm giữa sông Euphrates và sông Tigris, còn được gọi là Lưỡng Hà.
Đôi mắt của Thần Horus được khắc trên một hộp gỗ nạm vàng, bạc và đồng của công chúa. (Ảnh: Wikipedia)
Từ khoảng năm 8.000 trước Công nguyên, tổ tiên Obeid đầu tiên đã bắt đầu cuộc sống đồ đá mới ở khu vực này. Đến năm 2.900 trước Công nguyên, chữ viết hình nêm đã hoàn thiện, và chúng ta may mắn tìm được một số thông tin về nguồn gốc của mắt Thần. Ngoài ra, từ thời Hy Lạp cổ đại, bất kể triết gia, nhà thơ hay nhà văn, chẳng hạn như Hesiod, Plato, Heliodorus và Pliny v.v.., họ đều ít nhiều để lại những tác phẩm lưu truyền, ghi lại các câu nói về đôi mắt của Thần. Cùng lúc đó, Alexander Đại đế của Vương quốc Macedonia ở Hy Lạp cổ đại đã truyền bá về con mắt Thần khắp vùng Cận Đông.
Ngày nay, mặc dù các nền văn hóa khác nhau có quan điểm khác nhau về đôi mắt Thần, nhưng quan niệm cổ xưa này đã lan rộng ở hầu hết các khu vực trên thế giới, và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bí ẩn đằng sau nó là gì?
‘Mắt Thần’ ở Phương Tây
‘Thiên Nhãn’ – hình ảnh con mắt độc nhất nằm trong hình tam giác – ẩn mình ở khắp nơi trên thế giới hiện nay. (Ảnh: Wikimedia Commons)
‘Thiên Nhãn’ – hình ảnh con mắt độc nhất nằm trong hình tam giác – ẩn mình ở khắp nơi: không chỉ xuất hiện tại vô số nhà thờ và các toà nhà có liên quan đến hội Tam Điểm trên khắp thế giới, mà nó còn được in trên mặt sau của tờ Một đô la của Mỹ cũng như đã từng là biểu tượng trên Đại Ấn của Hoa Kỳ (The Great Seal of the United States).
Thiên Nhãn về gốc gác vốn là một biểu tượng của Cơ Đốc giáo và xuất hiện sớm nhất trong những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo của thời kỳ Phục Hưng, nhằm thể hiện Chúa.
Một trong số đó là tác phẩm nghệ thuật “Bữa tiệc tại Emmaus” của hoạ sĩ Pontormo vẽ năm 1525 mặc dù biểu tượng Thiên Nhãn được vẽ thêm vào sau khi tác phẩm đã hoàn thành, có lẽ là trong khoảng thập niên 1600.
Tác phẩm nghệ thuật “Bữa tiệc tại Emmaus” của hoạ sĩ Pontormo vẽ năm 1525 với biểu tượng Thiên Nhãn. (Ảnh: Wikipedia)
Trong những phiên bản về sau, biểu tượng Thiên Nhãn được thêm vào như một dạng nhân cách hoá “Thánh Ý”, tức là lòng từ bi của Chúa. Theo như tên gọi và mục đích sơ khai của nó, Thiên Nhãn được tạo ra như một dấu hiệu cho sự che chở đầy yêu thương của Chúa đối với con người.
Dục vọng và lòng ghen tị đều thể hiện qua đôi mắt
Người xưa tin rằng mắt người có khả năng phóng ra những phép thuật đáng kinh ngạc, đặc biệt khi một người bị điều khiển bởi sự ghen tị hoặc những ý nghĩ xấu xa từ bên trong, sức mạnh tà ác này sẽ được phóng đại vô hạn. Ngoài vai trò là nguồn cung cấp thông tin, mắt người còn là công cụ chính của chúng ta để giao tiếp.
Nhà viết sử người Hy Lạp Plutarch đã cố gắng hợp lý hóa nỗi sợ hãi về ánh sáng chói lóa “ma thuật” này thông qua giải thích khoa học. Ông cho rằng năng lượng tích cực hay tiêu cực của một người là từ đôi mắt của họ, và ông tin rằng đôi mắt là cửa ngõ của tâm hồn.
Sau đó, giới khoa học đã phát hiện ra rằng khi người nào đó ghen tị khi nhìn thấy người khác sở hữu một thứ đặc biệt xinh đẹp, một số năng lượng sẽ tụ lại trong mắt họ. Nhưng chất này có tốt hay không thì hiện tại giới khoa học công nghệ vẫn chưa có kết luận. Nhưng trong các tác phẩm văn học Hy Lạp cổ đại, loại năng lượng này được gọi là dục vọng của con người.
Và dục vọng, trong tất cả các tôn giáo, là hiện thân của ma quỷ! Vì vậy, Phật giáo nói về dục vọng, là nguồn gốc của đau khổ. Tham lam trong Phật giáo đề cập đến việc tạo ra dục vọng, tham lam quá mức và theo đuổi hình dáng, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc giác, thức ăn, giấc ngủ, tiền bạc, danh vọng và tài sản của thế giới. Vì vậy, đạo Phật dạy con người không được có dục vọng và không được thèm khát bất cứ thứ gì.
Khi lòng tham nổi lên, trái tim sẽ lo lắng, bồn chồn, thậm chí còn có hành vi chống đối người khác, làm hại chính mình và người ấy. Mặc dù trong quá trình theo đuổi lòng tham, bạn có thể thỏa mãn và hạnh phúc trong một thời gian ngắn, nhưng khi bạn muốn duy trì hiện trạng để kéo dài hạnh phúc này thì đau khổ lại xuất hiện; được và mất càng làm cho nỗi đau khổ thêm sâu sắc.
Đôi mắt còn là cửa sổ tâm hồn. Vì vậy, khi con người bị ám ảnh, những năng lượng tích cực hay tiêu cực đều có thể phát ra qua mắt và ảnh hưởng đến những người xung quanh. Những người bị ám ảnh bởi tham vọng thường có năng lượng lớn hơn.
Vì vậy, đừng để bị dục vọng của bạn chiếm giữ, luôn hài lòng và hạnh phúc, và đôi mắt cũng sẽ phát ra ánh sáng dịu nhẹ.
Nguồn: NTDVN
- 3 thứ được coi là “tam đại sát”, tuyệt đối không để trước cửa nhà
- ”Tam trùng” tiên tri của Nostradamus, Vanga, Anand: Nhân loại bước vào năm 2022 rất tối
- Bí ẩn “cây cầu Thần chết” khiến 600 chú chó nhảy xuống tự tử