New Orleans là một thành phố cảng biển lớn quan trọng của bang Louisiana nước Mỹ. Ấn tượng trong bạn về thành phố này là gì? Là hải sản tôm hùm tươi ngon, món hamburg, hay những trận siêu bão? Thực ra, thành phố này đang dần dần tiêu vong bởi vì người ta tin rằng có một khu vực nơi này bị một lời nguyền, gặp phải số phận trắc trở.
Thành phố New Orleans đang dần dần tiêu vong bởi vì người ta tin rằng nơi này bị một lời nguyền (Ảnh minh họa: NTDVN tổng hợp)
Bà Julia Brown bí hiểm
Vào năm 1915, một người phụ nữ da đen tên là Julia Brown lặng lẽ qua đời tại New Orleans, vịnh Louisiana. Khi bà vừa được chôn cất, hố quan tài vừa lấp đất, những người tham gia tang lễ còn chưa rời đi, một trận cuồng phong chưa từng thấy trong trăm năm qua ập tới. Từ đó trở đi, vùng đất vịnh ngập nước của Louisiana bắt đầu dần dần tiêu biến mất. Các trận siêu bão liên tiếp tới làm đổ sập những cây cầu, cuốn tung mái nhà. Cuộc sống người dân lâm vào cảnh khốn đốn. Tỷ lệ tội phạm tại khu vực cũng tăng cao, dường như mọi thứ đang đi đến diệt vong. Tại sao nơi này không ngừng xảy ra những điều tồi tệ?
Nếu hỏi người dân địa phương, họ đều rỉ tai nói rằng đó là do lời nguyền của bà Julia Brown.
Vậy Julia Brown rốt cuộc là người thế nào? Làm thế nào mà bà lại có thể có năng lượng đen tối mạnh mẽ đến như thế?
Nếu hỏi người dân địa phương, họ đều rỉ tai nói rằng đó là do lời nguyền của bà Julia Brown (Ảnh minh họa: chụp màn hình video)
Ở phía Tây Bắc của New Orleans có một đầm lầy nổi tiếng là Manchac, cách thành phố khoảng 30 phút lái xe. Vào đầu thế kỷ 20, nơi đây còn rất hưng thịnh. Thị trấn nhỏ của vịnh đều phải dựa vào đầm lầy để sinh sống. Xung quanh đầm có đất đen phì nhiêu, trồng các cây nông nghiệp và rừng cây rậm rạp. Đường sắt là công cụ không thể thiếu đối với thị trấn và thành phố nơi đây. Các chuyến tàu bận rộn vận chuyển nông phẩm và gỗ nguyên khối của địa phương tới Chicago, rồi lại vận chuyển các đồ dùng sinh hoạt từ New Orleans tới cho cư dân của thị trấn nhỏ.
Bà Julia sở hữu một vùng đất phì nhiêu ở Manchac. Bà cũng dựa vào trồng trọt và thu hoạch để sinh sống. Nhưng ngoài ra, bà còn có một thân phận rất bí ẩn, đó là tư tế Hoodoo.
Hoodoo là một tín ngưỡng nguyên thủy bắt nguồn ở miền Tây châu Phi. Nó là một phép thuật dân gian, hoàn toàn khác với tà giáo Voodoo (hay còn gọi là Vu giáo).
Vậy Hoodoo có phải là tà thuật, ma quỷ hắc ám không? Thực ra nó hoàn toàn không phải như vậy. Kỳ thực nó giống với thầy cúng của dân tộc Đông Bắc Á hoặc là tu sĩ Druid – nhóm người được tôn trọng nhất trong xã hội Celtic của châu Âu thời cổ Đại. Họ sùng bái tổ tiên, có niềm tin rằng vạn vật có linh, con người có thể thông linh với Thần. Hoodoo là một tín ngưỡng cổ rất đơn giản.
Hoodoo giáo tôn thờ thiên nhiên, tin rằng cây cối có linh tính, đặc biệt là rễ cây có linh tính rất nhạy. Thời đó, tại thị trấn nhỏ quanh vịnh Louisiana không có bác sĩ. Khi cư dân của thị trấn bị mắc bệnh, họ sẽ đi gặp bà Julia Brown. Bà Julia sẽ dùng một số loại thảo dược dân gian thêm với một số chú thuật độc đáo để trị bệnh cho người bệnh và đều đạt được hiệu quả rất tốt. Những người bệnh rất hài lòng và bà Julia rất tận tâm, luôn sẵn lòng giúp đỡ bất kỳ ai mà bà có thể.
Nhưng tới một ngày, tất cả đều thay đổi. Bà Julia đột nhiên bí hiểm, nói ra những lời nguyền.
Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?
Vào thời đại nô lệ, việc trồng trọt canh tác bông ở miền Đông nước Mỹ đều dựa vào nô lệ. Sau khi nội chiến Mỹ kết thúc, chế độ nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1865. Sản nghiệp kinh tế cần nhiều lao động như ngành trồng bông bắt đầu trở nên ảm đạm. Ngành công nghiệp gỗ trở nên phát triển mạnh. Xung quanh vùng đầm lầy Manchac có rất nhiều cây, tự nhiên trở thành vùng đất quý trong mắt các thương nhân gỗ. Các xưởng gỗ mọc lên như nấm sau mưa tại khu vực New Orleans. Mỗi tuần, tàu hỏa và phà đều từ nơi đầm Manchac chở đi hàng tấn, hàng tấn gỗ.
Ngành trồng bông bắt đầu trở nên ảm đạm (Ảnh minh họa: FPG/Hulton Archive/Getty Images)
Thấy đầm lầy ngày càng bị phá hoại, còn các ông chủ xưởng gỗ nơi đây lại càng nhanh chóng trở nên giàu có, bà Julia cảm thấy vô cùng tức giận. Bà thường ngồi ở hiên trước nhà mình và chơi một loại nhạc cụ cổ, hát đi hát lại một câu hát. Lời hát đại ý là: một ngày ta sẽ chết đi, tất cả sẽ đều đi theo ta. Lời hát của bà Julia dần dần lan nhanh ra khắp vùng thị trấn khu vực vịnh Louisiana.
Mọi người đều lén lút cười sau lưng chế giễu bà Julia, cho rằng bà đang quá chua xót, và họ đem lời hát ra đùa bỡn rằng đó là lời nguyền của bà Julia. Dĩ nhiên không phải nói là bà buộc một hình nộm nhỏ rồi nguyền rủa một ai đó. Bà Julia cũng không để tâm tới những lời chế giễu, mà mỗi ngày vẫn ngồi ngoài hiên nhà hát bài hát của mình.
Đến một ngày, quả nhiên dự đoán đã ứng nghiệm. Bà Julia qua đời, và được hạ huyệt vào ngày 29/9/1915. Buổi tối sau khi lễ mai táng hoàn tất, một cơn cuồng phong cấp 5 (cấp gió lớn nhất ở Mỹ, trên 250 km/h) ập tới, làm bật tung các nóc nhà, sóng lớn dâng trào, thị trấn nhỏ ngập chìm trong nước. Cá sấu và rắn trong đầm lầy xuất hiện khắp nơi trong thị trấn. Tất cả mọi người liều mình mong chạy thoát khỏi nơi đáng sợ này. Họ không ngừng chạy và la hét rằng lời nguyền của Julia cuối cùng đã đến. Trận cuồng phong đêm hôm đó đã phá hủy 3 thị trấn nhỏ xung quanh vịnh và xóa sổ hoàn toàn chúng khỏi bản đồ.
Sau khi lễ mai táng bà Julia hoàn tất, một cơn cuồng phong cấp 5 ập tới, làm bật tung các nóc nhà, sóng lớn dâng trào, thị trấn nhỏ ngập chìm trong nước (Ảnh minh họa: ROBYN BECK/AFP via Getty Images)
Những người may mắn sống sót, cả đời không bao giờ quên lời nguyền Julia và họ cũng kể lại cho các thế hệ sau về câu chuyện này. Cuồng phong có thực sự là do lời nguyền của bà Julia không? Bà thực sự có năng lượng đen tối lớn mạnh tới như thế? Nếu đúng vậy thì đây hẳn phải là linh hồn oán hận khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm ở Miami đã tái hiện lại tình huống năm đó. Nhà khí tượng học cho biết trận cuồng phong năm 1915 đáng sợ đến như vậy vì lúc đó còn chưa có vệ tinh khí tượng, con người không cách nào có thể dự báo được thời điểm xảy ra cuồng phong. Siêu bão Katrina và trận cuồng phong năm 1915 đều tấn công vào duyên hải vùng Nam Bộ của Louisiana, khiến cho Hồ Pontchartrain ở phía Bắc bị ngập.
Điều khác nhau là bão Katrina tấn công vùng phía Đông của New Orleans sau đó chuyển hướng sang bang Mississippi. Còn mắt bão năm 1915 chỉ trực tiếp tấn công đầm Manchac và New Orleans. Cơn bão cấp 5 khiến nhiều người mất nhà, mất người thân. Tình cảnh tang thương và đáng sợ này rất dễ khiến mọi người liên tưởng tới lời nguyền. Lời nguyền Julia và cơn cuồng phong lại trùng hợp xuất hiện cùng một thời điểm.
Lời nguyền chỉ là sự trùng hợp?
Từ đó trở đi, để phòng chống bão, chính phủ Mỹ bắt đầu xây dựng đập với quy mô lớn. Sau khi bà Julia qua đời tới nay, khu vực New Orleans đã từng hơn 40 lần bị bão tấn công. Năm 2005, nơi đây phải chịu một trận siêu bão đáng sợ tên là Katrina khiến dân số thành phố giảm đi còn một nửa. Hiện tại, dân số ở New Orleans vẫn liên tục giảm dần, còn đập càng xây càng cao, hiện nay đập đã cao hơn nóc nhà của thành phố. Nhưng vẫn còn nhiều việc tồi tệ hơn.
Đó là tỷ lệ tội phạm ở khu vực New Orleans vẫn cao, không giảm. Trong 60 năm qua, các vụ án giết người ở New Orleans rất cao, chưa bao giờ nằm ngoài danh sách top 10 trong tổng các bang trên toàn nước Mỹ. Trong 30 năm gần đây, tỷ lệ vụ án giết người của New Orleans tăng vọt lên nằm trong 3 nơi đứng đầu.
Cảnh sát cũng phải thở dài bất lực. Nếu như bạn hỏi cảnh sát rằng liệu họ có tin vào lời nguyền không. Họ sẽ không chút ngần ngại trả lời rằng “Lời nguyền là có thật!” Thậm chí còn có một cảnh sát lên tiếng rằng, ông đã nhìn thấy kết quả của lời nguyền.
Còn có một việc khiến các nhà thống kê học đau đầu không giải thích nổi, đó là các vụ tai nạn va đập vào cầu và đâm tàu thuyền ở khu vực này luôn đứng đầu, vượt xa các nơi khác. Các vụ tai nạn va vào cầu xảy ra ở nơi này chiếm ¼ tổng số vụ trên toàn nước Mỹ. Cây cầu xảy ra tai nạn này có tên là Pontchartrain. Từ năm 1956 nó bắt đầu đi vào hoạt động, cho các xe qua lại, nó đã bị sập 3 lần.
các vụ tai nạn va đập vào cầu và đâm tàu thuyền ở khu vực này luôn đứng đầu cả nước (Ảnh minh họa: Mario Tama/Getty Images)
Ở khu vực nước của vịnh cũng rất hay xảy ra tai nạn tàu thuyền. Tại cửa cảng chính của New Orleans có một cây cầu đôi Twin Span. Một năm nọ, có một tàu hơi nước chở khách đột nhiên mất kiểm soát đâm vào cầu, chìm xuống nước, khi đó trên tàu có 50 khách. Những sự việc thế này thường xuyên xảy ra, về mặt thống kê chúng rất bất thường. Lẽ nào lời nguyền thực sự phát huy tác dụng?
Sự thật vén mở
Các nhà khoa học sinh thái có lẽ không tin vào lời nguyền, nên sau trận siêu bão Katrina vào năm 2005, họ đã muốn vào cuộc điều tra nguyên nhân phía sau. Quả nhiên, họ đã phát hiện ra tình huống bất thường: mỗi năm khi nước dâng lên, trên mặt sông nổi lên rất nhiều khối gỗ.
Khu vực New Orleans có thể nói là thành phố trong nước, phía Bắc là hồ Pontchartrain, phía Nam có sông Mississippi chảy qua, trong thành phố có rất nhiều kênh rạch, khắp nơi đều nổi lên các khối gỗ, khi tàu thuyền đi qua có khi các cọc gỗ mắc vào trong máy phát động cơ khiến động cơ ngừng hoạt động, có khi nó làm tàu thuyền mất lái mà đâm vào trụ cầu.
Các nhà sinh thái nghiên cứu những khối gỗ nổi lên mặt sông này và phát hiện rằng, hóa ra chúng là rễ cây. Thân cây sau khi bị khai thác chặt đi, phần rễ còn lại ngâm trong nước quanh năm, dần dần chúng nổi lên. Có phần rễ to tới mức có thể chặn cả một xe tải. Ngoài ra trong đầm còn có loài chuột khổng lồ, gặm cắn rễ cây.
Thân cây sau khi bị khai thác chặt đi, phần rễ còn lại ngâm trong nước quanh năm, dần dần chúng nổi lên (Ảnh minh họa: chụp màn hình video)
Các nhà sinh thái lúc này mới biết những rễ cây này là của những cây bách trước đây bị những nhà buôn gỗ chặt đi. Trước đây, xung quanh vùng đầm lầy mọc rất nhiều cây bách. Rễ cây bách thường đan móc liên kết chặt chẽ với nhau ở dưới đất, như thế chúng sẽ cố định chắc đất bùn. Cây bách sinh trưởng chậm, chất gỗ cứng, rất giống gỗ gụ, là một trong những loại gỗ được ưa chuộng nhất trên thị trường. Các thương nhân gỗ chặt phá bừa bãi khiến đất bùn ngày càng khô cằn.
Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nguyên nhân khiến đầm lầy biến mất lại là đê chắn sóng. Đập chắn sóng được xây dựng để ngăn các cơn sóng gió nhưng có vấn đề khi bão tấn công vùng đầm lầy, đập sẽ ngăn dẫn phần nước biển xâm nhập vào trở lại biển, vậy là nước biển lưu lại nơi đầm lầy trong thời gian dài khiến đất nơi đầm bị muối và kiềm hóa, sẽ phá hoại vùng đất rừng vốn đã suy yếu. Sau khi sinh thái bị mất cân bằng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của các động vật trong đầm; cá sấu, rắn dần dần ít đi; loài chuột khổng lồ sinh sôi mạnh, gặm nhấm rễ cây; diện tích rừng nhanh chóng thu hẹp lại, đất càng nhanh ngập lún xuống nước.
Tới lúc này mọi người mới thở dài, hóa ra vùng đầm lầy bị biến mất không phải do phép thuật hắc ám của bà Julia và bà cũng không phải là linh hồn oán hận nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng đây đã phải là kết luận cuối cùng?
Vẫn còn phát hiện gây sốc nữa ở phía sau
Tới năm 2020, một chuyên gia thực vật học chuyên nghiên cứu đầm lầy Manchac đã có một phát hiện mới tại phòng thí nghiệm. Ông phát hiện ra ở rễ cây bách trong đầm lầy nơi này có một loại nấm, trong nấm này có loại men. Loại men này khiến thực vật từ không chịu được muối thành có thể chịu được muối. Hơn nữa, loại nấm này thông qua hệ thống rễ cây bách cổ thụ có thể đem men này truyền lên các nhánh, cành của các thực vật khác xung quanh. Rễ cây bách còn có thể lưu giữ carbon trong không khí, điều chỉnh kết cấu không khí, cải biến khí hậu.
Rễ cây bách còn có thể lưu giữ carbon trong không khí, điều chỉnh kết cấu không khí, cải biến khí hậu (Ảnh minh họa: chụp màn hình video)
Có thể nói những cây bách bị thương nhân gỗ chặt phá bừa bãi là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên đầm lầy. Hệ thống rễ khổng lồ chằng chịt của chúng chính là linh hồn của đầm lầy. Thông qua hệ thống nấm cộng sinh với hệ rễ, tất cả các thực vật câu thông với nhau, điều tiết không khí thông minh, điều chỉnh độ muối kiềm của đất, cũng điều chỉnh khả năng đối phó với siêu bão.
Đến lúc này các nhà sinh thái học mới hiểu ra rằng không phải lời nguyền của bà Julia mà là hành vi của con người đã gây ra những thảm họa này.
Trí huệ cổ xưa đã ban cho bà Julia khả năng tiên tri, bà không chỉ dự đoán được thời điểm mình chết mà còn biết chính xác thời gian siêu bão sẽ ập tới, hơn nữa còn nhìn được sự việc sẽ xảy ra 100 năm sau. Vì thế bà mới hết lần này tới lần khác thông qua lời bài hát để thức tỉnh mọi người.
Trí huệ cổ xưa nói với con người rằng thiên nhiên có linh tính, rễ cây sinh trưởng nơi thổ nhưỡng cũng có linh tính. Những rừng cây với linh tính đều có thể điều chỉnh một cách thông minh hoàn cảnh sinh thái. Trong khi các nhà khoa học phải bỏ ra vài trăm năm mới hiểu rõ ra đạo lý này, thì thông qua thuật Hoodoo của bộ lạc cổ, bà Julia đã biết trước điều này từ rất lâu rồi.
Nguồn: NTDVN – Theo Wen Zhao Studio
- Tượng Đức Mẹ Maria rơi lệ, chảy máu, chữa bệnh nan y và trao gửi thông điệp cho nhân loại
- Lý Liên Kiệt chọn con đường tu hành ở tuổi 58: “Tiền không giúp tôi hạnh phúc, dục vọng cũng vậy”
- Bí ẩn quanh “bức tranh ma” kỳ quái tồn tại 800 năm trong Tử Cấm Thành