Bí ẩn kinh ngạc: Tượng gỗ gần 10.000 năm không mục nát ở Nga

Bức tượng Shigir gần 10.000 năm tuổi ở Nga được xem là tượng gỗ cổ xưa nhất thế giới, gấp đôi tuổi của Kim tự tháp Ai Cập, và chứa nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Tại sao bức tượng gỗ lại tránh khỏi tác động của vi khuẩn, không bị mục nát và còn tương đối nguyên vẹn sau nhiều thiên niên kỷ?

Tượng gỗ Shigir đặt trong một bảo tàng ở Nga, có niên đại gần 10.000 năm. (Ảnh: Tổng hợp)

Tượng gỗ Shigir đặt trong một bảo tàng ở Nga, có niên đại gần 10.000 năm
Theo Ancient Origins, tượng gỗ Shigir đặt trong một bảo tàng ở Nga, có niên tại gần 10.000 năm tuổi, là bức tượng gỗ lâu đời nhất trên thế giới. Nó lâu đời hơn từ 4.000 đến 5.000 năm so với bãi đá cổ Stonehenge ở Anh và gấp đôi tuổi kim tự tháp Ai Cập.

Bức tượng Shigir được phát hiện vào tháng 1/1890, bao gồm nhiều mảnh vỡ nằm trong một vỏ bọc dài 4 mét, bên dưới lớp than bùn đầm lầy ở mỏ vàng.

Phát hiện khoa học mới cho thấy những hình ảnh và chữ tượng hình trên bức tượng gỗ được tạc bằng xương hàm của một con hải ly và răng của nó còn nguyên vẹn.

Các chuyên gia khảo cổ học cho biết: “Bề mặt bức tượng được đánh bóng bằng chất mài mòn mịn, sau đó các nét trang trí được chạm khắc bằng đục. Ít nhất ba chiếc đã được sử dụng và chúng có chiều rộng lưỡi dao khác nhau”.

Một bản tái tạo tượng gỗ Shigir năm 1894. (Ảnh: Bảo tàng Khu vực Sverdlovsk)

Chính nhờ bãi than bùn này mà bức tượng gỗ tránh khỏi tác động của vi khuẩn, không bị mục nát và còn tương đối nguyên vẹn sau nhiều thiên niên kỷ.

Ngoài đục, một số công cụ rất thú vị làm bằng nửa hàm dưới của hải ly cũng được sử dụng.

“Nếu chúng ta mài răng của một con hải ly, chúng ta sẽ có được một công cụ tuyệt vời rất tiện lợi để khắc các bề mặt lõm”, các nhà khảo cổ học cho biết.

Bên cạnh đó, một công cụ tương tự được làm từ hàm hải ly tại một địa điểm khảo cổ khác – Beregovaya 2, có cùng niên đại cũng được phát hiện.




Đầu của tượng gỗ Shigir, tác phẩm điêu khắc gỗ lâu đời nhất thế giới, được phát hiện ở Nga năm 1890. (Ảnh: Bảo tàng Khu vực Sverdlovsk)

Thần tượng được tạc trong thời đại biến đổi khí hậu nghiêm trọng
“Thần tượng được tạc trong thời đại biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Cảnh quan đã thay đổi, nghệ thuật như những thiết kế tượng hình và động vật tự nhiên vẽ trong hang động và chạm khắc trên đá cũng đã thay đổi, có lẽ như một cách để giúp mọi người hiểu rõ hơn về môi trường đầy thử thách mà họ gặp phải”, các nhà khoa học giải thích.

Bức tượng gỗ Shigir được chạm khắc bằng những công cụ đá thô sơ trên gỗ thông. Phần thân cây gỗ thông có hình chữ nhật, phẳng, chứa nhiều đường kẻ ngang ở phần giữa, đại diện cho xương sườn. Theo các nhà nghiên cứu, có bảy gương mặt đại diện trong bức tượng này. Trên bề mặt gỗ có các biểu tượng hình học như chữ V, xương cá, đường thẳng, đường nguệch ngoạc, và nhiều biểu tượng trừu tượng khác.

Giáo sư người Nga Dmitry Lobanov chắp ghép các mảnh thành được bức tượng cao 2,8 mét. Năm 1914, Vladimir Tolmachev, nhà khảo cổ người Siberi, ghi chép cẩn thận tất cả các mảnh vỡ bức tượng thông qua bản phác thảo và tính toán chiều cao nguyên gốc của nó là 5,3m. Một đoạn tượng dài khoảng 2m đã bị đánh cắp sau khi trải qua những biến động chính trị ở Nga vào thế kỷ XX.

Khuôn mặt của bức tượng mang thông tin mã hóa của con người
Một số người cho biết, khuôn mặt của bức tượng mang thông tin mã hóa của con người thuộc thời đại đồ đá giữa. Số khác lại tin rằng bức tượng là một bản đồ thời cổ đại.

Đây cũng là cách để người xưa truyền lại nhận thức sơ khai về nguồn gốc con người và thế giới cho thế hệ sau. Những đường thẳng, đường lượn sóng, và mũi tên chỉ ra cách để đến một địa điểm và số lượng ngày của cuộc hành trình.

Đây là một kiệt tác mang giá trị rất lớn. Đó là một tác phẩm điêu khắc độc đáo, không có gì khác trên thế giới như thế này. Nó rất sống động, đồng thời cũng rất phức tạp. Vật trang trí không có gì che phủ ngoài thông tin được mã hóa”, Zhilin nhấn mạnh.

Mặc dù các thông điệp vẫn là một bí ẩn hoàn toàn đối với con người hiện đại nhưng rõ ràng những người tạo ra nó sống hoàn toàn hài hòa với thế giới, phát triển trí tuệ tiên tiến và một thế giới tâm linh phức tạp.

Những người chế tác Shigir Idol có trình độ nghệ thuật cao
Các nhà nghiên cứu lập luận rằng việc thiếu vắng các đồ vật thể hiện trình độ văn hóa và tâm linh này trên hồ sơ khảo cổ học không thể được coi là bằng chứng của sự thiếu văn hóa. Những người xây dựng Shigir Idol rõ ràng có kỹ năng tạo hình và chạm khắc gỗ. Đó là một tác phẩm điêu khắc độc đáo.

Trên thực tế, các hình chạm khắc hình học trên bức tượng phù hợp với các mẫu tương tự được thấy trên khắp châu u trong cùng khoảng thời gian.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng bức tượng gợi ý những người săn bắn hái lượm cư trú ở Ural trong thời kỳ đồ đá mới có đời sống tinh thần phong phú và phức tạp, rất ít người trong số họ sống sót sau sự tàn phá của thời gian.


“Chúng ta phải thừa nhận rằng những người săn bắn hái lượm đã có những nghi thức phức tạp và có khả năng thể hiện ý tưởng và nghệ thuật rất tinh vi”, các nhà khoa học nói thêm.

Thần tượng được đặt trong một tầng hầm bằng đá chứ không phải đào trong lòng đất. Nó đứng như vậy trong khoảng 50 năm trước khi bị đổ xuống và phủ than. Than bùn bảo quản nó như thể trong một viên nang thời gian.

Zhilin, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, trước đây đã nói về cảm giác kinh ngạc của mình khi nghiên cứu bức tượng gỗ này, nó thậm chí còn có niên đại lâu đời gấp hai lần so với các di tích Stonehenge ở Anh.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *