Trên thế giới có nhiều tảng đá kỳ dị khắc hình mặt hoặc đầu người.
Xuyên suốt các thời đại, con người vẫn luôn điêu khắc hình tượng của bản thân trên các khối đá khổng lồ, đồ sộ. Tất nhiên, đây cũng có thể là tạo vật kỳ vĩ của tạo hóa, hay ảo ảnh thị giác đánh lừa con mắt chúng ta.
Liệu đây có thực sự là những khuôn mặt và đầu người được chạm khắc vào các tảng đá dựng đứng thời đồ đá mới ở di chỉ Stonehenge, Avebury, Callanish và tương tự? Hay chúng chỉ đơn thuần là một sự sắp xếp trùng hợp các hình khối bị biến dạng do thiên nhiên (nắng, mưa, gió)?
Khuôn mặt đá ở Stonehenge này đã im lặng quan sát thế giới trong hơn 4000 năm. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Internet)
Một tảng đá in hình mặt người ở Stonehenge, Anh. (Ảnh: Photobucket)
Nhà khảo cổ học người Anh, tiến sĩ Terence Meaden, là người đầu tiên phát hiện ra một khuôn mặt bí ẩn, vô danh được chạm khắc trên tảng cự thạch ở di chỉ Stonehenge. Không chỉ ông, còn có rất nhiều người khác đã cố gắng đi tìm lời giải cho vấn đề này.
Khuôn mặt này có thể được quan sát tại cạnh bên của một tảng đá dựng đứng; nhưng bình thường rất khó nhận ra.
Những khuôn mặt khắc đá hàng nghìn năm tuổi này có lẽ có ‘tuổi thọ’ ngang bằng các tảng đá dựng đứng mà chúng được chạm khắc lên.
Khuôn mặt xuất hiện ở phần dưới một tảng đá tại di chỉ Callanish trên đảo Lewis thuộc Scotland. (Ảnh: Internet)
“Tôi chỉ tình cờ có mặt ở đó vào đúng thời điểm, vì chỉ khi dưới một góc chiếu sáng phù hợp thì khuôn mặt mới hiện ra. Trong những tháng hè nó chỉ hiện lên rõ nét trong khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày vào khoảng 14:00”.
Thật kinh ngạc khi điều này chưa từng được khám phá trước đây.
Các đường kẻ tạo nên các đường nét trên khuôn mặt. (Ảnh: Internet)
Rất nhiều khuôn mặt chạm khắc thường khó phát hiện và nhận ra, vì chỉ hiện lên rõ nét dưới các điều kiện nhất định, “nhưng một khi bạn nhận ra chúng, nó sẽ trở nên rất rõ ràng”. TS Meaden giải thích.
Nhưng khuôn mặt khắc trên tảng đá ở Stonehenge thuộc về ai? Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Bên cạnh đó, một khuôn mặt khác cũng đã được phát hiện tại cạnh bên của một tảng đá tại công trình đá Callanish, nằm trên bờ Tây đảo Lewis của Scotland. Người dân địa phương gọi nó là Fir Bhrèige (Người đàn ông giả).
Khuôn mặt được tạc lên một khối đá dựng đứng tại di chỉ cự thạch Avebury. (Ảnh: Terry Meaden)
Đối với nhiều người, vòng tròn và đại lộ đá Callanish thậm chí còn ấn tượng hơn di chỉ Stonehenge.
Ông Martin McCarthy, một người tự nhận theo chủ nghĩa hoài nghi, đã nghiên cứu một số ảnh chụp di chỉ đá Callanish từ lâu. Theo ông, “trên một tảng đá có các đường nét có thể thuộc về một cái đầu, nên tôi đã rà soát lại các bức ảnh khác và tìm thấy một bức ảnh chụp khá rõ nét khối đá trên”.
“Nó có đầu quay về bên trái với các bộ phận mắt, mũi, má, môi và cằm có tỷ lệ khá cân đối”.
Liệu đây chỉ là một trò bịp, một ảo ảnh thị giác, hay khuôn mặt bí ẩn của một ai đó xứng đáng được tạc lên đá?
Cách di chỉ Stonehenge không xa, có một công trình cự thạch cổ đại khác – Vòng tròn đá Avebury.
Trong cuốn sách “Bí mật các khối đá Avebury: Ngôi đền cự thạch lớn nhất Vương quốc Anh”, TS Terence Meaden đã cung cấp một cái nhìn về những khối đá kỳ lạ cũng như bí mật ẩn giấu trong từng khối.
Vòng tròn đá Avebury ở hạt Wiltshire, công trình đá quan trọng và rộng lớn chỉ sau Stonehenge, từng được nhìn nhận là được bố cục theo ngôi sao Thiên Tân (Deneb), ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus).
Thậm chí người ta từng phát hiện các khuôn mặt bí ẩn được tạc trên các khối đá sarsen, một loại đá thạch anh (silic điôxít, SiO2) . Khuôn mặt lớn nhất có thể được tìm thấy trên tảng đá Great Cove Stone tại di chỉ Avebury và một số nhà khảo cổ học tin rằng chúng có thể tượng trưng cho những người xây dựng nên tổ hợp di chỉ cổ đại này.
Tảng Great Cove Stone in hình mặt người tại di chỉ Avebury. Nó đã bị phá hủy năm 1828 bằng thuốc súng. (Ảnh: Internet)
Luôn có những người hoài nghi trong tất cả các chủ đề [bí ẩn]. Cụ thể trong trường hợp này, họ tuyên bố rằng những tạo hình khuôn mặt được chạm khắc không gì hơn một trò đùa thị giác.
Hãy tự mình quan sát và quyết định!
Khuôn mặt mang tên Ông già đồi beacon (Old man of the beacon hill) tại đồi Beacon, hạt Leicestershire, Anh. (Ảnh:Wikimedia)
(Ảnh: Alamy)
Theo những ai tin vào giả thuyết các khuôn mặt được hình thành nhân tạo, có nhiều bằng chứng đáng kể về quá trình chạm khắc đá. Dựa trên độ cứng và độ bền của loại đá này, không có khả năng những khuôn mặt này là kết quả của bất kỳ hành động phá hoại hay quá trình phong hóa hoặc xói mòn nào gần đây.
Một số nhà khoa học cho rằng số lượng lớn các khuôn mặt cho thấy những người thợ ban đầu coi các khối đá như thực thể sống, hay thứ gì tương tự.
Liệu có khả năng trong quá khứ xa xôi ai đó đã tạc những khuôn mặt vô danh này lên các khối đá của dãy núi El Cajon?
“Tôi đã nhìn thấy ngọn núi này hàng nghìn lần. Ba mươi năm trước, tôi từng lái xe buýt cho Học khu Liên hiệp Lakeside (Lakeside Union School District)”.
“Tôi không thể tưởng tượng rằng có một khuôn mặt trên đó”, Ông Elmer Jenkins sống trên đường El Monte chia sẻ.
Tại sao chúng ta vội bác bỏ khả năng ai đó trong quá khứ xa xôi đã tạc những khuôn mặt và hình đầu người lên các tảng đá dựng đứng thời đồ đá mới tại di chỉ Stonehenge, Avebury và Callanish?
Hết lần này đến lần khác, chúng ta đối diện với các khám phá thách thức vốn hiểu biết của chúng ta về lịch sử. Có lẽ những khuôn mặt đá tại Anh quốc, hoặc trên ngọn núi El Cajon ở Mỹ không chỉ đơn thuần là các sản vật của tự nhiên.
Dù sao đi nữa, có lẽ tạo hóa đang trêu đùa chúng ta, hoặc các công trình này là nhân tạo.
Nguồn: DKN – Theo Message to eagle
- Linh hồn con người nặng 21 gram?
- Giải pháp cho ngày tàn của vũ trụ: Tiến vào một vũ trụ song song?
- Nghiên cứu khẳng định: Con người có tồn tại giác quan thứ 6, nó là gì?