Bí ẩn khối đá cổ hình bậc thang lộn ngược được tạo bằng kỹ thuật siêu việt

Tại di chỉ cự thạch Sacsayhuamá có một khối đá khổng lồ in khắc các bậc thang lộn ngược. Lai lịch của nó là một bí ẩn cho đến nay.

Có rất nhiều công trình đá đáng kinh ngạc tại di chỉ cự thạch Sacsayhuamá, một quần thể tường đá ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố Cusco, Peru. Khu di tích cổ đại này ấn tượng theo nhiều cách.

Hàng nghìn năm trước, tổ tiên chúng ta đã có thể nâng nhấc những khối đá mà máy móc hiện đại khó có thể dịch chuyển và đặt chúng vào đúng vị trí. Liệu họ sở hữu công cụ nâng nhấc chúng ta không biết tới, hay bản thân họ là những người có tầm vóc và sức vóc to lớn, ví như người khổng lồ?




Toàn bộ khối đá khổng lồ bị lật ngược, nên ngày nay những bậc thang này dường như không dẫn tới đâu cả.

Khối đá khổng lồ thu hút sự chú ý đặc biệt này là một khối đá granit lớn siêu cứng in khắc các bậc thang bị lật ngược.

Vậy chúng ta phải giải thích cấu trúc này như thế nào? Liệu có khả năng một thiên tai to lớn đã xảy ra vào hàng nghìn năm trước, tách rời và đảo lộn các cấu trúc đá ở đây?

Tuy rằng phần lớn các tảng đá tại di chỉ Sacsayhuamán được chế tạo, đánh bóng, chạm khắc và cắt gọt, nhưng nhiều tảng đá trong chúng dường như đã bị phá hủy và bố cục toàn bộ khu vực trông có vẻ khá hỗn loạn, thiếu trật tự. Khối đá có các bậc thang trông cổ xưa và bị phong hóa ở một số chỗ, nhưng bên trong phần có mái che (phần bên dưới các bậc cầu thang), bộ phận đá cắt xẻ đã được đánh bóng nên trơn nhẵn như bê tông.




Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng chúng ta không phải đang đối mặt với bê tông, mà là granit, một trong những loại đá cứng nhất trong chế tác.

Ai là những người xây nên di chỉ cự thạch Sacsayhuamán?

Làm cách nào họ nâng nhấc và chạm khắc vào những khối đá siêu cứng và vô cùng nặng như vậy? Họ sở hữu công nghệ siêu đẳng, hay họ là những người khổng lồ có tầm vóc ngoại cỡ? Đây là hai giả thuyết chính tiềm năng.

Nếu cấu trúc này không phải là hậu quả của cơn thịnh nộ từ các Titan, có lẽ khối đá từng là bộ phận của một công trình giống với bất kỳ công trình nào khác, với ý nghĩa phổ biến là trên và dưới, và một trận thiên tai nào đó đã phá hủy, tách rời công trình này thành nhiều mảnh nhỏ.




Nếu hướng ánh nhìn đến Ollantaytambo, một thị trấn ở Thung lũng Thần thánh của tộc người Inca gần Cuzco ở khu vực Southern Sierra của Peru, chúng ta sẽ tìm thấy thêm nhiều bằng chứng về những công trình khổng lồ chưa hoàn thiện thời cổ đại.

Cả hai công trình Sacsayhuamán và Ollantaytambo đều được cho là do người Inca làm ra, nhưng có một số lý do để tin rằng chúng đã nằm sẵn ở đó khi người Inca đặt chân đến khu vực. Ví dụ, di chỉ Ollantaytambo có rất nhiều vết tích ám chỉ một nền văn minh tiền Inca mới là những người xây dựng lúc ban đầu. Nhưng dường như quần thể công trình này chưa được hoàn thành.




Nếu người Inca đã xây dựng di chỉ này trong vòng một trăm năm kể từ khi người Tây Ban Nha đặt chân đến Nam Mỹ, vậy thì tại sao họ lại bỏ đi, để lại những khối đá nằm rải rác trong khu vực? Nếu bố cục bị xáo trộn tại di chỉ này bắt nguồn từ một biến cố thiên tai, vậy tại sao người Inca không xây lại chúng?


Một số người ngờ rằng thảm họa này xảy ra trước khi người Inca đến, và tuy rằng nhận thức được bố cục lộn xộn trong khu vực, nhưng họ thật sự không có khả năng xếp đặt các khối đá này theo một trình tự tốt hơn.

Phải chăng điều tương tự đã xảy ra với khối đá cổ đại bí ẩn được chạm khắc bậc cầu thang tại di chỉ Sacsayhuamán?

Liệu những bậc cầu thàng này trong tư thế lật ngược là do một vụ nổ từng xảy ra ở đây? Liệu đây là một trận động đất hay thiên tai nào khác hay liệu khối đá bị lật ngược do một thế lực chưa được biết đến nào đó?

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *