Xác chết không khác gì người bình thường, chỉ là không thể nói được, tất nhiên là mặt không còn chút máu và thần sắc đờ đẫn, ngoài ra nếu nhìn kỹ sẽ thấy dáng đi hơi khác người sống. Hai người đưa thi mà đi thì nó đi, dừng chân thì nó cũng dừng lại, thuần túy là đi theo hai người bọn họ.
Bí ẩn chưa giải đáp: “Thuật tống thi” thực sự được ghi lại trong ghi chép cổ (Ảnh: SOH)
Lá rụng về cội là một tư tưởng văn hóa của Á Đông. Trong thời cổ đại, giao thông đi lại không thuận tiện, rất nhiều người sau khi rời nhà đi xa và khó quay trở về. Nhưng dù thế nào, trước khi chết ai cũng cố gắng được trở về quê nhà, được mai táng tại mộ tổ tiên. Cho dù chết ở nơi đất khách quê người, cũng phải nhờ người đưa thi thể mình về nơi đã sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, vùng núi Tương Tây ở Hồ Nam và các vùng lân cận của Quý Châu, Trung Quốc, hầu hết đều là núi cao, đường xá hiểm trở, giao thông đi lại không thuận tiện nên “thuật dẫn thi” cũng rất phổ biến thời bấy giờ.
Nguồn gốc Thần thoại
Phong tục dẫn thi thực ra có từ rất lâu đời. Sớm nhất cần truy về Xi Vưu, tổ tiên của người Miêu. Xi Vưu đã dẫn đầu đoàn quân chiến đấu với kẻ thù bên bờ sông Hoàng Hà và rất nhiều binh lính phải bỏ mạng nơi trên chiến trường. Xi Vưu không thể nhẫn tâm chứng kiến cảnh đồng bào của mình phơi thây nơi đồng hoang, mà muốn khiêng tất cả họ đi. Tuy nhiên, số nhân lực còn sống sót không đủ, nên ông đã cầu viện sự giúp đỡ của quân sư bên cạnh. Vị quân sư bấm quyết niệm chú, để Xi Vưu cầm phù tiết đi trước dẫn đường, còn mình thì làm phép khiến các thi thể đứng dậy đi theo phía sau Xi Vưu. Như thế, họ cùng nhau trở về nhà. Đây chính là truyền thuyết sớm nhất về thuật dẫn thi.
Xi Vưu (Ảnh: Wiki)
Thuật dẫn thi chủ yếu phổ biến vào thời nhà Thanh
Thuật dẫn thi phổ biến và lưu truyền rộng ở Tương Tây chính là bắt đầu trong triều đại nhà Thanh. Trong tiểu thuyết bút ký “Thanh bại loại sao” do Từ Kha biên soạn vào cuối triều đại nhà Thanh, đã có ghi chép rõ ràng nhất về thuật dẫn thi. Trong bài viết không gọi kỹ thuật này là thuật dẫn thi, mà gọi là “tống thi thuật” (thuật đưa thi). Bài viết rằng:
“Thuật thôi miên của người phương Tây có thể áp dụng với người sống chứ không thể làm với người chết được. Nó có thể được sử dụng thôi miên trong nhiều giờ, nhưng không thể trong vài tháng. Tuy nhiên, ở tỉnh Quý Châu và Hồ Nam có thuật đưa thi, do người làm phép khiến xác chết nghe lệnh, và việc này có thể kéo dài vài tháng”.
Chuyện kể rằng có những thương nhân ở Quý Châu kiếm sống bằng nghề chặt cây và mua bán gỗ. Hàng năm cứ vào đầu mùa xuân, khi mùa xuân đến nước lên, họ lại “đan bè gỗ” và ngồi lên những chiếc bè như vậy đến Thường Đức, Hồ Nam và những nơi khác. Sau đó, họ tìm thương nhân thích hợp và thương lượng giá cả xong rồi dỡ bè ra để bán. Bán xong, họ trở về nhà bằng đường bộ. Tuy nhiên, trời cũng có khi gió mưa bất trắc, người cũng có lúc già trẻ họa phúc. Một khi bị bệnh chết ở nơi đất khách quê người, “đường xa, thi thể không dễ trở về”. Trong hoàn cảnh như vậy, người xưa tin rằng lá rụng về cội, cáo chết ba năm quay đầu về núi, vì vậy “người đồng hành thường có thuật đưa thi”, đưa thi thể người đã khuất trở về nhà.
Loại thuật dẫn thi này phải do hai người thực hiện mới có hiệu quả. Một người làm dẫn đường ở phía trước, thi thể đi ở giữa, người còn lại cầm bát nước trên tay đi phía sau (nước trong bát phải gia trì bùa chú). Trên đường tống thi, người đi phía sau phải đảm bảo nước trong bát phải bằng phẳng, “nước không nghiêng đổ, xác cũng không đổ”. Xác chết không khác gì người bình thường, chỉ là không thể nói được, tất nhiên là mặt không còn chút máu và thần sắc đờ đẫn, ngoài ra nếu nhìn kỹ sẽ thấy dáng đi hơi khác người sống. Hai người đưa thi mà đi thì nó đi, dừng chân thì nó cũng dừng lại, thuần túy là đi theo hai người bọn họ.
Đến khi trời nhá nhem tối, lúc cần nghỉ lại quán trọ, chủ nhà trọ chỉ cần nhìn trạng thái 3 người, “liền biết bọn họ là khách đưa thi, phải chuẩn bị phòng khác cho họ ở”. Thời đó, những người đưa thi như vậy “luôn ở trên đường” nên chủ nhà trọ không những quen mà còn dành hẳn một căn phòng riêng cho họ ở. Quán trọ cũng đặc biệt, hai người sống ngủ trên giường, trong khi xác chết đứng cạnh cửa, nói là “ba người trọ, hai người ăn cơm”.
Đêm trước khi về đến nhà, “thi thể phải báo mộng cho người nhà, người nhà chuẩn bị quan tài, quần áo chôn cất, dọn dẹp chỉnh tề”. Khi người đưa thi đưa thi thể về đến nhà, liền dựng thẳng thi thể bên cạnh quan tài, người đưa thi rắc bát nước có bùa chú xuống đất, và thi thể ngay lập tức ngã xuống. Lúc đó cần lập tức tẩm liệm người chết. “Nếu không thi thể sẽ biến đổi và phân hủy”. Trạng thái phân hủy sẽ giống hoàn toàn với thời gian người đó chết, “nếu thi thể chết 1 tháng thì sẽ hiện ra trạng thái phân hủy 1 tháng”. Vào mùa thu năm Tuyên Thống thứ nhất (1909), ông Dương Khoan Phu người Lục An, An Huy, khi ông đang ở Hồ Nam đã tận mắt nhìn thấy điều này ở ngoài thành Trường Sa.
Xác chết rơi xuống ngay lập tức và phải được tẩm liệm luôn lúc này (ảnh minh họa: từ “Nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Trung Quốc”)
“Ngày đi đêm dừng” không đi đêm
Trong “Thanh bại loại sao” có ghi lại một trường hợp dẫn thi:
Khi ấy, có một quan quân tên là Hoàng Trạch Sinh dẫn quân đến đóng quân bên bờ sông. “Một hôm, bên ngoài doanh trại đột nhiên có tiếng ồn ào. Hoàng Trạch Sinh hỏi chuyện gì xảy ra. Quân lính dưới báo cáo: ‘Có người giải tử thi đi qua, thi thể có thể tự đi’. Hoàng Trạch Sinh ra ngoài doanh trại xem xét thì thấy một người cầm cờ vải dẫn đầu, “một thi thể đứng thẳng, đờ đẫn đi theo người này”.
Hoàng Trạch Sinh là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp, can đảm, anh ta bước tới và ra lệnh cho người đưa thi dừng lại, và hỏi anh ta chuyện gì đang xảy ra? Người đưa thi hài trả lời rằng người đã khuất này chết trên đường, nếu bỏ vào quan tài rồi đưa về nhà thì rất tốn công sức. Hoàng Trạch Sinh hỏi cụ thể về pháp thuật, người đưa thi nói: “Đây là bí mật nghề nghiệp của chúng tôi, làm sao có thể dễ dàng tiết lộ cho người ngoài được?”
Hoàng Trạch Sinh cũng không gượng ép và hỏi rằng mất bao nhiêu ngày đến nơi. Người kia trả lời rằng khoảng 4-5 ngày; Hoàng Trạch Sinh lại hỏi làm thế nào để giải quyết vấn đề chỗ ở vào ban đêm, và câu trả lời là “để thi thể ở bên cửa là được”.
Lúc này càng nhiều người vây xem. “Cả doanh trại đổ ra xem, mấy trăm người đều nhìn thấy”. Có người kêu lên rằng có thể đó không phải là thi thể. Hoàng Trạch Sinh liền tới khám nghiệm và kiểm tra, “quả thực là một xác chết”. Những người dân địa phương sống gần đó cảm thấy những người lính này ít từng trải nên mới thấy kỳ lạ, họ nhao nhao nói rằng “chuyện này rất bình thường, có gì mà lạ lẫm”.
Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, thuật dẫn thi bị loại bỏ từ lâu. Tất nhiên điều này cũng được cho là do quan niệm quê cha đất tổ của con người ngày càng phai nhạt, và không giống như người xưa coi trọng “lá rụng về cội”. Cho đến nay, xã hội muốn hiểu được thuật cản thi ở Tương Tây, thực sự e rằng sẽ ngày càng khó khăn hơn!
Nguồn: NTDVN
- Cặp chị em song sinh nhà Pollock: Bằng chứng thuyết phục về hiện tượng luân hồi?
- Chuyện chấn động ở Đài Loan: Thiếu nữ chết oan mượn xác hoàn hồn trở lại trần thế
- Kể từ khi đóng vai Quan Âm Bồ Tát, những chuyện kỳ lạ lần lượt xảy đến với bà, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp