Bí ẩn kho báu vua Salomon: Hai địa danh được nhắc đến trong Kinh Thánh

Được người đời nhắc đến là vị vua giàu nhất lịch sử nhân loại và là người khôn ngoan đặc biệt: Salomon, vị vua thứ 3 của Israel.

Ông không chỉ nổi tiếng bởi trí tuệ sắc sảo, các phán đoán độc đáo, mà còn nổi tiếng bởi những kho báu đầy bí mật.

Theo Kinh Thánh, vua Salomon giàu có không thể tưởng tượng nổi. (Ảnh: DKN.News)

Từ nhiều thế kỷ nay, kho báu của vua Salomon luôn là một đề tài tốn không ít giấy mực của các nhà khảo cổ. Ai cũng biết ông là người cực kỳ giàu có. Vậy những kho báu của ông có được từ đâu?

Vua Salomon (Ảnh: wiki)

Theo Kinh Thánh, vua Salomon giàu có không thể tưởng tượng nổi. Việc liệt kê các loại kim loại và đá quý cũng như các đồ vật đắt tiền và những thứ kỳ lạ khác cho thấy vua Salomon đem chúng từ những xứ xa xôi.

Trên các bức phù điêu Ai Cập có vẽ những kho báu nhiều vô kể, bị người kế vị Nữ vương Sheba, Pharaoh Ai Cập Thutmose III lấy được từ đền và cung điện của vua Salomon. Phần lớn số của cải này như ngày nay người ta vẫn quan niệm, theo các danh sách liệt kê trong Sách Thứ Nhất Các Vua và các biên niên kí, được làm từ đồng, thiếc. Đồng được khai thác với quy mô lớn tại sa mạc Geber, sau này người ta đã tìm thấy văn tự Ai Cập của vua Thutmose III khẳng định rằng, vào thời đó, việc khai thác đồng được tiến hành rất tích cực tại vùng này.

Solomon và Nữ hoàng Sheba , ảnh do Giovanni Demin vẽ (1789-1859)

Tuy nhiên, vị trí của những mỏ trong truyền thuyết này vẫn đang còn là một điều bí ẩn. Kinh Thánh đưa ra những manh mối rất mong manh, tuy có nhắc đến hai địa điểm Ophir và Tarshish, vàng được đem đến từ Ophir, còn Tarshish liên quan đến chiếc thuyền được cử đến đó, nhưng Kinh Thánh không nói rõ Ophir ở đâu, chỉ khẳng định rằng nó tồn tại.

Những bản thảo có liên quan đến Tarshish thoạt tiên có vẻ như có giá trị hơn, bởi trong số đó có nói đến những con thuyền đi tới Tarshish. Theo Sách Các Vua thì Salomon đã cử một đoàn tàu cùng với sự hợp tác của người Phoenicia do vua Hiram I, vua của người Tyre trị vì. Đoàn tàu đi từ cảng Ezion – Geber ở Biển Đỏ. Vậy Tarshish ở đâu?

Ezwekiel viết rằng người Phoenicia trao đổi, buôn bán bạc, sắt, gỗ và chì. Khoảng 100 năm sau thời Salomon, khi của cải của người Israel giảm đi rất nhiều, Jehoshaphat, vua người Judah đã thử đến Ophir từ Ezion – Geber, nhưng bão tố đã phá hỏng đoàn tàu ngay tại cảng xuất phát. Tarshish được nhắc đến trong các sách tiên tri, Giôên, người đã định chạy trốn tới đó trong chuyến phiêu lưu mạo hiểm nổi tiếng của mình. Nhưng do nhầm lẫn, ông ta lại trả tiền tới Jehoppia, nằm ở Địa Trung Hải. Vậy là nảy sinh ba giả thuyết:

Có thể tồn tại nhiều địa danh có tên Tarshish nếu Tarshish được dịch với nghĩa “xưởng đúc”, liên quan đến việc khai thác khoáng sản và có thể liên quan tới những con tàu chở hàng dùng để chuyên chờ những thứ khai thác được.

Nhà sử học Do Thái Josephus Flavius, người sống vào thế kỷ I Tr. CN đã cho rằng đó chính là cảng Thapsus nổi tiếng thời đế chế La Mã. Giả thuyết của ông về những chuyến vượt biển của vua Salomon như sau: “do vua có nhiều thuyền tại biển Thapsus, người đã ra lệnh đem về mọi loại hàng hóa từ các nước xa xôi”. Điều này có thể không mâu thuẫn với giả thuyết thứ nhất, nếu như cho rằng vua Salomin có thuyền Tarshish (Thapsus) để tới Tarshish (tới các xưởng đúc khác nhau).

Vị trí cảng Thapsus nổi tiếng thời đế chế La Mã (khoanh tròn) (Ảnh: wiki)

Tarshish chính là Tartessus, một vương quốc cổ xưa nằm gần Cadiz trên lãnh thổ Tây Ban Nha hiện nay, được người Hi Lạp cổ miêu tả như một kho bạc. Người Thinite buôn bán với Tây Ban Nha, sau đó thôn tính nước này, do đó Thapsus hoàn toàn có thể là một trng những mỏ khoáng sản được đưa tới cho vua Salomon.

Tuy nhiên không có giả thuyết nào trong ba giả thuyết trên đủ thuyết phục. Thappsus hoàn toàn có thể là một trong những nơi chở đi quặng đồng được khai thác ven bờ Biển Đen, cũng như Tartessus có thể cung cấp bạc. Nhưng còn với khỉ, ngà voi, công và người da đen thì sao? Bởi cả Tây Ban Nha, cả Thapsus đều không thể là nguồn của những của cải đó. Và tại sao những con thuyền của vua Salomon lại cần đến ba năm để hoàn thành chuyến vượt biển từ những địa điểm này rồi quay ngược trở lại?

Vị trí Tartessus (Tartessos), một vương quốc cổ xưa nằm gần Cadiz trên lãnh thổ Tây Ban Nha (Ảnh: wiki)

Ý nghĩa của từ Tarshish cũng không rõ và nếu như đó là tên địa danh, thì có lẽ nó phải ở xa, và có thể ở đây nói đến nhiều địa điểm chứ không phải là một.

Ở Mahd – ad – Dhabad của Ả Rập Xê Út, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một mỏ vàng lớn, hoạt động trong triều đại vua Salomon. Có thể đó là Ophir, nơi con tàu Tarshish và tàu của Hiram tới.

Tarshish là nơi xuất phát của những chuyến vượt biển mạo hiểm vòng quanh Châu Phi, và có thể là cả Châu Mỹ. Câu chuyện của nhà sử học người Hi Lạp cổ Hedorotus về việc khoảng 600 năm tr CN những người Phoenicia đã từ Biển Đỏ đi theo hướng Nam, vòng quanh châu Phi và quay trở về Địa Trung Hải men theo bờ biển Ai Cập đã không hề gây nghi ngờ trong các nhà sử học cổ đại. Con đường đi vòng qua vịnh Gibraltar, ngay gần Tartessus. Những chuyến đi như vậy có thể thực hiện ngay cả dưới thời Salomon, trên đường đi các con thuyền lấy lên tàu cả khỉ, ngà voi, chim công và người da đen cùng với bạc từ chính Tartessus, nơi đã trở thành tên của mọi chuyến đi kiểu này và cả loại tàu tham gia trong các chuyến đi đó.


Cho đến nay, kho báu vua Salomon vẫn là điều bí ẩn (Ảnh: khoahoc.tv)

Như vậy Ophir và Tarshish là hai địa điểm chính đã làm lên kho báu khổng lồ của vua Salomon, tuy nhiên việc xác định vị trí của hai địa điểm trên vẫn là bí ẩn, cũng giống như chính kho báu của vua Salomon vậy.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *