Một nhóm nghiên cứu Nga-Đức vừa công bố tác phẩm điêu khắc bằng gỗ lâu đời nhất và đây được coi là phát hiện của thế kỷ tạo nên cuộc cách mạng trong giới khảo khổ toàn thế giới, buộc phải viết lại lịch sử nhân loại.
Tác phẩm điêu khắc tượng thần Shigir đã nằm im lìm trong một khu đồng hoang của Nga hàng nghìn năm trước khi được phát hiện vào cuối thế kỷ 19. Sau đó nó được lưu giữ và trưng bày trong viện bảo tàng hơn 100 năm nhưng không ai biết tuổi chính xác của bức tượng này trong một thời gian dài. Tượng thần Shigir là một cây cột totem (hay còn gọi là ‘vật thể tinh thần’, tác phẩm điêu khắc trên gỗ) cao 3,5m với khuôn mặt được chạm khắc một cách tinh tế và tuyệt đẹp.
Khám phá khảo cổ đáng kinh ngạc
Tác phẩm điêu khắc Shigir là tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất còn sót lại được làm từ gỗ.
Giáo sư khảo cổ học người Đức Terberger đã bay đến Moscow và khởi hành cùng đồng nghiệp của mình, nhà khảo cổ học người Nga Mikhail Zhilin để bắt đầu của một cuộc khám phá khảo cổ mang tính cách mạng, đó là xác định số tuổi thực sự của Tác phẩm điêu khắc trên gỗ Shigir.
Theo Zhilin thì tác phẩm điêu khắc này ban đầu đo đầy đủ phải cao 5m. Ở Lower Saxony, Terberger cũng đang nghiên cứu tám cây giáo ném bằng gỗ có niên đại hơn 300.000 năm từ Thời đại đồ đá cũ, cái được gọi là “giáo Schöninger”, loại vũ khí sớm nhất được tìm thấy, một độ tuổi khó tin. “Bởi vì gỗ thường được bảo quản không tốt, nó chỉ tồn tại trong những điều kiện rất đặc biệt và phải được tự nhiên phong ấn kín đáo bởi một sự trùng hợp may mắn”, Terberger giải thích.
Trong trường hợp của tác phẩm điêu khắc Shigir, đó chính xác là những gì đã xảy ra: Các công nhân đã tìm thấy chiếc cột được bảo quản tốt trong một mỏ vàng của Nga vào những năm 1890, nơi thực ra từng là vũng lầy.
Một phát hiện của thế kỷ: Tác phẩm điêu khắc bằng gỗ lâu đời nhất trong lịch sử loài người
Vào năm 1997, tác phẩm điêu khắc Shigir được áng chừng có niên đại 9500 năm nhưng kể từ đó công nghệ khảo cổ học đã có những bước tiến vượt bậc hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao Terberger, Zhilin và nhóm nghiên cứu Đức-Nga muốn biết chính xác hơn: Liệu họ có thể xác nhận tuổi của tác phẩm điêu khắc bằng các phương tiện hiện đại nhất không?
Và thật thần kỳ, khi họ phát hiện ra rằng tác phẩm điêu khắc thậm chí còn lâu đời hơn họ nghĩ, cụ thể là ít nhất 12.000 năm. Terberger nói rằng nó có từ cuối Kỷ Băng hà – một phát hiện đã thay đổi cơ bản sự hiểu biết về lịch sử loài người thời kỳ đầu.
Có câu chuyện này trong lịch sử và khảo cổ của loài người sơ khai: “Khi nghĩ đến nghệ thuật Kỷ băng hà, lập tức sẽ xuất hiện những bức tranh hang động nhiều màu, chi tiết, hấp dẫn về mặt thẩm mỹ, thậm chí 30.000 năm sau, chẳng hạn như ở Lascaux (một hang động ở Pháp, kho tàng lịch sử vô cùng giá trị bởi nơi đây tồn tại những bức tranh hang động lên tới hàng nghìn năm tuổi” nhà tiền sử nói.
Sau đỉnh cao nghệ thuật và văn hóa trong Kỷ băng hà đã có sự suy tàn của nhân loại. Vào cuối Kỷ Băng hà, thực vật rất hiếm. Nhiều quần thể động vật sinh sống trong thời kì khắc nghiệt này như voi ma mút, hổ răng kiếm và nhiều động vật lớp Thú phát triển rất mạnh. Con người cũng đã ra đời và bắt đầu biết cầm nắm đồ vật để đi săn, nhờ đó mà thích nghi được với môi trường. Khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc, một số động vật bị tuyệt chủng, còn con người thì vẫn tiếp tục tiến hóa”. Đây là cách mà thế giới tưởng tượng cho đến nay.
Tác phẩm điêu khắc Shigir có kích thước 3,5 mét ở dạng được bảo tồn.
Lịch sử loài người phải được kể lại như thế nào?
Tác phẩm điêu khắc Shigir cho thấy: “nghệ thuật và văn hóa của nhân loại không hề bị suy tàn”. Terberger cho rằng không có sự suy giảm, chỉ là sự thay đổi. “Các hình thức giao tiếp mới đang xuất hiện, những cách mới để thể hiện ý tưởng và tương tác xã hội, cụ thể là thông qua nguyên liệu gỗ”
Niên đại mới của tác phẩm điêu khắc tạo ra một góc nhìn mới. Terberger giải thích: “Bạn phải vẽ một bức tranh hoàn toàn khác về thời gian này. Thời điểm này trong lịch sử loài người không chỉ có sự tồn tại một cách tồi tàn, buồn tẻ mà đã có sự thăng hoa về nghệ thuật, con người đã biết tạo ra những tác phẩm điêu khắc khổng lồ, hoành tráng, ấn tượng như vậy ở khắp mọi nơi trong khu rừng”
Tom Higham, giáo sư tại Đại học Oxford, xác nhận rằng những tiến bộ công nghệ trong các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học đã tạo ra một động lực quan trọng và nhấn mạnh tầm quan trọng của những phát hiện mới đối với các cuộc tranh luận xã hội hiện nay: “Đặc biệt là khi đề cập đến các vấn đề phân biệt chủng tộc và cực đoan cánh hữu, chúng ta có thể quan sát thấy rằng một số người muốn nhìn thế giới theo cách mà mọi người về cơ bản là khác biệt và có thể phân biệt được. Nhưng nghiên cứu khảo cổ học, đặc biệt là trong lĩnh vực DNA, cho thấy rõ ràng rằng tất cả chúng ta đều có quan hệ mật thiết với nhau và có nguồn gen luôn luôn được trộn lẫn.” Điều này cũng áp dụng cho tiền sử và sơ sử.
Bức tranh về lịch sử nhân loại sơ khai hiện đang thay đổi. Niên đại mới của tác phẩm điêu khắc Shigir cũng đóng một phần vai trò của nó: “Nó tiết lộ rằng lịch sử loài người không chỉ được định hình bởi các thời kỳ thịnh vượng và suy tàn cũng như văn hóa nghệ thuật chỉ có thể xuất hiện trong các giai đoạn đỉnh cao. Thay vào đó, lịch sử loài người đã được định hình bởi những thay đổi. Luôn luôn tồn tại hình thức nghệ thuật từ gỗ trong thủa sơ khai của lịch sử nhân loại bên cạnh điêu khắc trên đá hay tranh vẽ hang động”.
Nguồn: DV
- Loài khủng long đặc biệt mới phát hiện được mệnh danh là “Kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi”
- 3 cấm địa bí ẩn nhất Trung Quốc nằm ở những địa điểm nào?
- Khoan sâu 12 km xuống lòng đất, nghe thấy ‘tiếng la hét ghê rợn như của hàng triệu người’ – Địa ngục là có thật?