Bí ẩn công nghệ nano cổ đại – đao Damascus chém lụa trên không

Đao Damascus hiện nằm trong top ba đại danh đao thế giới; uy lực của nó còn hơn cả kiếm khắc lực sĩ Mã-lai và kiếm samurai Nhật Bản. Tại sao nó lại có tính năng mà các loại vũ khí khác không thể sánh được?

Năm 1192 sau Công nguyên, khi cuộc ‘Thập tự chinh’ thứ ba ở Châu Âu thời Trung cổ sắp kết thúc mà không ai có thể chinh phục được ai, cuối cùng hai thế lực Cơ Đốc giáo và Hồi giáo đã quyết định bắt tay nhau.

Đại biểu đàm phán do Thập Tự quân cử đến là đức quốc vương kiêu dũng và thiện chiến Richard I của Anh, người được gọi là “Sư tâm vương – vị vua có trái tim sư tử“; trong khi đại diện phía bên kia là nhà lãnh đạo huyền thoại của thế giới Hồi giáo – Sultan Saladin của Ai Cập, cũng là đối thủ suốt đời của vua Richard. 

Anh hùng tương kiến, hào kiệt tương tích, đương nhiên không thể thiếu những màn khoe cơ bắp.

Sư tâm vương Richard biểu diễn trước. Chỉ thấy vị quốc vương rút ra một cây quyền trượng của thị vệ đứng bên – một cây gậy sắt đường kính khoảng 4cm, đặt nó trên gỗ, cầm thanh trường kiếm sắc bén trên tay, vung lên chém một nhát; chiếc quyền trượng bị cắt đứt đôi.

Sultan Saladin hết lời khen ngợi, rồi lệnh cho thuộc hạ một đem một tấm đệm bằng lụa tới và dựng đứng nó trên mặt đất, rồi nói: “Người anh em của tôi, vũ khí của ngài có thể chém đứt được cái đệm này không?”

“Không được, khẳng định là không được!” Sư tâm vương đáp, “Tất cả các đao kiếm trên thế giới, kể cả đó là kiếm của Vua Arthur, đều không thể”.

“Vậy thì xin hãy chú ý”, Saladin Sultan nói, đoạn xắn tay áo của mình lên. Chỉ thấy ông vươn tay rút loan đao ra, lướt đao rất nhanh chém dọc mặt đệm, nhìn thì thấy không hề dùng lực; chiếc đệm bị tách ra làm đôi như thể nó đã bị gãy.




“Đây là một trò ảo thuật!” Sư tâm vương nói.

Saladin Sultan dường như hiểu ra sự hoài nghi của vị quốc vương. Ông tháo tấm tơ che mặt, đặt nó nằm ngang trên lưỡi đao của mình, từ từ hướng đao ra ngoài, rồi đột ngột rút loan đao; tấm mạng che mặt lập tức tách thành hai mảnh, phiêu phất rơi xuống. Các kỵ sĩ châu Âu đang quan sát gần đó đều trợn mắt há mồm choáng váng.

Mô hình gợn sóng nổi khác biệt của thép gấm hoa (Nguồn: Wikipedia)




Đao Damascus “lăng không trảm khinh sa” – chém đứt tơ trên không
Câu chuyện về cuộc tỷ võ “lăng không trảm khinh sa” này nằm trong tiểu thuyết “The Talisman – Bùa hộ thân” của tác giả Walter Scott – một tiểu thuyết gia lịch sử nổi tiếng ở Scotland vào cuối thế kỷ 18. Ông là cây bút điêu luyện nhất trong viết các tiểu thuyết diễn nghĩa, giống như “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy hử”, v.v… phiên bản châu Âu.

Vì là diễn nghĩa, nên người viết bài này không biết liệu các chi tiết có bị phóng đại hay không; tuy nhiên nghe nói tiêu chuẩn để các võ sĩ sử dụng loại loan đao này tự kiểm nghiệm xem đao pháp có thuần thục không, chính là cuối cùng anh ta có thể đạt tới “lăng không trảm khinh sa” không. Vì vậy, mô tả của Scott không phải là không có căn cứ. Và cuộc hòa đàm lịch sử này đã tồn tại trong lịch sử, là hiệp định đình chiến cuối cùng được ký kết, được đặt tên là “Hiệp định Yaffa”.

Hai vị quân vương vĩ đại thực sự rất ngưỡng mộ đối phương. Sau khi ký hiệp ước, hai bên đã trao nhau nhiều món quà để thể hiện sự tôn kính. Không biết trong số quà tặng của Saladin có một thanh loan đao sắc bén như vậy không, nhưng loại đao này đã được giới quý tộc châu Âu săn lùng kể từ đó. Vì nó có xuất xứ từ Damascus, thủ đô của Syria, nên người ta gọi loại dao này là đao Damascus.




Thực tế có rất nhiều loại đao Damascus, nhưng loại loan đao này đoạn kim thiết ngọc (chém sắt bổ ngọc) trên chiến trường, nổi tiếng và bất khả chiến bại, vì vậy nó trở thành đại biểu hình tượng của đao Damascus. Đặc điểm chung của loại đao này là nó không chỉ sắc bén đến mức kinh hoàng, mà còn rất dẻo dai, lưỡi đao không dễ bị tổn hại, độ bền vượt thời gian, đồng thời rất dễ phân biệt, vì chúng có những hoa văn đặc biệt hình thành trên thân đao trong quá trình rèn – được gọi là “mô thức Mohammed”.

Các điều kiện để tạo ra một thanh đao tuyệt thế
Ở thời hiện đại, đao Damascus thậm chí còn được thăng hạng là top trong top ba đại danh đao thế giới; uy lực của nó còn hơn cả kiếm khắc lực sĩ Mã-lai và kiếm samurai Nhật Bản. Vậy thì tại sao nó lại có tính năng mà các loại vũ khí khác không thể sánh được?

Bây giờ tôi sẽ chậm rãi giải thích với mọi người.

Có hai điều kiện không thể thiếu để tạo ra một thanh đao tốt, một là thép tốt, và hai là kiếm sư có kỹ nghệ cao siêu.

Một thợ rèn từ Damascus, c. 1900 (Nguồn: Wikipedia)




Thép được sử dụng cho dao Damascus là loại thép Wootz được sản xuất tại Ấn Độ, và chỉ thép Wootz của Ấn Độ mới được sử dụng. Tại sao? Đã có nhiều thuyết ​​khác nhau trong hàng trăm năm, nhưng người ta thường tin rằng phương pháp luyện thép đặc thù của Thép Wootz – được rèn luyện ở nhiệt độ thấp dưới 1000℃ – có lẽ đó là lý do lớn nhất khiến nó có thể được những danh đao đệ nhất thế giới lựa chọn. Nhiệt độ thấp được đề cập ở đây là so với các lò luyện thép khác, bởi vì nhiệt độ của lò luyện thép nói chung sẽ trên 1600℃.

Và các kỹ nghệ thủ công của nó cũng rất đặc biệt. Nó cũng phải được rèn ở nhiệt độ thấp, được gọi là “rèn nguội”. Nhiệt độ trong quá trình rèn chỉ khống chế trong khoảng 300 độ, không thể quá cao cũng không thể quá thấp, kiếm sư cần phán đoán nhiệt độ của phôi từ sự thay đổi nhỏ của màu lửa, và chọn thời cơ thích hợp để rèn. Khi nhiệt độ nhỉnh cao hơn một chút, thành phẩm có thể trở thành phế phẩm nếu không đạt đến cấp độ chém sắt như bùn. Điều này đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật phi thường cao siêu. Và trong quá trình “thối hỏa” (tôi, ram) tiếp theo, nhiệt độ không được quá cao.

Điều này rất có ý nghĩa. Bởi vì trong quá trình luyện thép nói chung, nhiệt độ càng cao thì các tạp chất càng có khả năng được loại bỏ sạch, phẩm chất thành phẩm càng tốt. Khi chế tạo đao kiếm, họ thường chọn rèn ở nhiệt độ cao, vì thép có độ dẻo tốt hơn ở nhiệt độ cao, và cũng dễ thao tác. Tuy nhiên, thứ binh khí được coi là đệ nhất danh đao này lại làm ngược lại, đây là vì sao?




Một số người nói rằng tính năng vượt trội của đao Damascus là do cấu trúc thần kỳ của các ống nano các-bon trong nội thể. Nếu rèn ở nhiệt độ cao, một lượng lớn các-bon sẽ bị mất đi và các tinh thể các-bon cũng bị phá hủy, đồng thời cấu trúc ống nano các-bon cũng có thể bị phân hủy, do đó những thanh đao được rèn không khác biệt gì nhiều so với đao thông thường.

Mô hình 3D của ba loại ống nano carbon đơn vách (Nguồn: Wikipedia)




Cấu trúc của ống nano các-bon được phát hiện vào năm 1991 bởi nhà vật lý người Nhật Bản Sumio Iijima. Nó là một phân tử các-bon hình ống, mỗi nguyên tử các-bon trên ống tạo thành một cấu trúc tổ ong hình lục giác nằm giữa nhau, và sau đó tạo thành chỉnh thể ống cacbon. Ống carbon này rất nhỏ, chỉ ở quy mô nanomet, và hàng chục nghìn ống nano carbon chỉ rộng bằng một sợi tóc khi kết hợp lại, nên tên gọi “ống nano carbon” xuất phát từ điều này. Độ cứng của ống nano carbon rất cao, sánh ngang với kim cương. Kim cương là cái mà chúng ta thường gọi là đoản thạch, và nó là vật chất tự nhiên cứng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không giống như kim cương, ống nano carbon có đặc tính dẻo dai và có thể kéo dài, tán mỏng.

Và nghiên cứu cũng phát hiện ra, rằng cường độ của ống nano carbon cao gấp 100 lần so với thép có cùng thể tích, nhưng trọng lượng chỉ bằng 1/6 đến 1/7. Các ống nano các-bon do đó nó được gọi là “sợi siêu cấp”.

Dao Damascus chứa ống nano carbon
Bạn đã nghĩ ra điều gì ở đây chưa? Làm thế nào để tính năng của ống nano carbon này hoạt động trong đao Damascus? Thực sự là như vậy. Bởi vì cấu trúc ống nano carbon cũng tồn tại trong kết cấu đao Damascus.

Điều này được phát hiện bởi nhà vật lý Peter Paufler và nhóm nghiên cứu của ông tại Đại học Công nghệ ở Dresden (TU-Dresden) vào tháng 11 năm 2006. Họ tìm thấy dấu vết của ống nano carbon trong một mẫu đao Damascus thế kỷ XVII.




Họ suy đoán rằng trong quá trình chế tạo đao Damascus, một số nguyên tố xúc tác đã thâm nhập vào thép, dẫn đến việc hình thành chuỗi các ống nano carbon. Yếu tố chính dẫn đến các tính chất cơ học duy nhất của đao Damascus chính là sự hiện diện của ống nano carbon. Kết quả nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí “Nature” vào tháng đó.

Điều này có nghĩa là trong thời cổ đại gần 1.000 năm trước, con người đã hiểu và lợi dụng kỹ thuật nano. Trong các tập trước của chương trình “Đức lý thiết trụ”, chúng tôi đã giải thích rõ rằng mọi loại thép thực chất đều là hợp kim carbon-sắt. Vậy tại sao cấu trúc ống nano carbon với độ cứng cao và độ bền cao chỉ có thể được hình thành trong quá trình sản xuất đao Damascus? Còn các loại thép khác thì lại không được?

Người xưa không có kính hiển vi, cũng không có hệ thống giám trắc hoàn thiện hiện đại, toàn bộ quá trình thao tác đều là thủ công; dùng mắt thường làm sao có thể nhìn thấy những nguyên tử carbon này? Dùng tay làm sao tổ thành kết cấu đặc biệt của các lạp tử này? Mà sự hình thành của kết cấu ống nano carbon này là trong thời gian tôi luyện thép, như vậy họ còn hoàn tiết được quá trình rèn và “thối hỏa” cuối cùng. Chất xúc tác là gì đây?

Thật không may, kỹ thuật chế tạo đao Damascus đột nhiên biến mất vào thế kỷ 18, và tất cả những vấn đề này đã trở thành bí ẩn chưa được giải đáp. Do quá nhiều thay đổi về công nghệ chế tạo và nguyên liệu, nên việc tái tạo thép Damascus một lần nữa gần như là một “nhiệm vụ bất khả thi”.




Một số bạn bè có thể nói rằng có rất nhiều dao Damascus trên thị trường bây giờ. Nói thế nào nhỉ – bây giờ có vẻ như những thứ có hoa văn trên thân được gọi là đao Damascus. Cũng có những loại được làm thủ công bởi các kiếm sư đương thời, nhưng chúng không được làm bằng thép Wootz, vì thép Wootz hiện đã tuyệt chủng, và phương pháp rèn cũng khác nhau. Mặc dù có hoa văn, chúng trông rất giống nhau, nhưng nếu không có sự đảm bảo của ống nano carbon, thì hiệu suất của nó thực sự khác biệt. Ít nhất cho đến nay, tôi chưa nghe nói về bất kỳ kiếm sư hay người đam mê kiếm nào thách thức thành công “lăng không trảm khinh sa”.

Binh khí cổ đại hàm chứa công nghệ cao hiện đại
Trên thực tế, binh khí cổ đại ứng dụng khoa học kỹ thuật cao không chỉ có đao Damascus. Ví dụ, thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (trị vì năm 496-465 TCN) được khai quật từ lăng mộ ở Hồ Bắc vào năm 1965. Việt Vương Câu Tiễn là một trong năm bá vương thời Xuân Thu, là vị vua dũng cảm bất khuất. Như vậy thanh kiếm này đã có hơn 2.000 năm lịch sử. Tuy nhiên, khi khai quật lên, nó vẫn như mới, sắc lạnh, không có dấu hiệu rỉ sét.

Kiếm của Việt vương Câu Tiễn, Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc (Nguồn: Wikipedia)




Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sở dĩ thanh bảo kiếm không bị han gỉ là do bề mặt của thanh kiếm có một lớp hợp chất muối crom dày 10 micron. Phát hiện này ngay lập tức gây chấn động thế giới, bởi vì phương pháp xử lý quá trình “oxy hóa muối crom” này được coi là công nghệ tiên tiến chỉ xuất hiện ở thời hiện đại, và bằng sáng chế chỉ được áp dụng vào năm 1937. Thanh kiếm này hiện nằm trong Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc. Mọi người có thể đi quan sát nếu có cơ hội.

Ngoài ra còn có một thanh kiếm đồng được khai quật từ các binh mã bằng đất nung ở Tây An. Một thanh kiếm đồng bị ép dưới một chiến binh bằng đất nung nặng 150kg, và lưỡi kiếm bị uốn cong hơn 45 độ. Sau khi các chuyên gia khảo cổ nhấc binh mã bằng đất nung lên, thanh kiếm đồng ngay lập tức trở lại trạng thái ban đầu; những người có mặt đều trợn mắt há mồm vì sửng sốt. Sau đó, tôi đã tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia luyện kim, và câu trả lời là, đây là hiện tượng chỉ có ở vật liệu “hợp kim có ký ức hình trạng”. Hiện tượng “hợp kim có ký ức hình trạng” chỉ được các nhà khoa học chú ý vào những năm 1950, và sau đó được ứng dụng vào khoa học vật liệu.


Đôi khi nghĩ lại, chúng ta thực sự không thể xem thường trí huệ của cổ nhân. Tổ tiên của chúng ta đã tạo ra nhiều phát minh và sáng tạo không thua gì công nghệ hiện đại, nhưng chúng không được truyền lại vì rất nhiều lý do như: Bí mật truyền thừa, chiến tranh và bất ổn xã hội, hoặc các lý do khác…

Nguồn: DKN – Theo Epoch Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *