Một tín hiệu lạ được các nhà khoa học thu được cách đây gần 4 thập kỷ hiện vẫn là một bài toán khó đối với các nhà thiên văn học. Tín hiệu này kéo dài 72 giây, được cho là từ những người ngoài hành tinh.
Tín hiệu Wow có phải đến từ nền văn minh khác ngoài vũ trụ? Ảnh minh họa
Tín hiệu Wow! (tiếng Anh: Wow! Signal) là một tín hiệu lạ được phát ra từ vũ trụ do Tiến sĩ Jerry R. Ehman (một nhà khoa học của viện SETI) tìm ra vào ngày 15/8/1977 tại trạm thiên văn Big Ear trong khuôn viên trường Đại học Ohio (Mỹ).
Ông cho rằng tín hiệu này kéo dài khoảng 72 giây. Sau khi xem xét, ông đã để lại lời nhắn trên giấy là “Wow!” và đây cũng là tên tín hiệu kỳ lạ đó (chỉ sự ngạc nhiên).
Chính kết quả này đã thu hút sự tập trung của nhiều nhà khoa học. Họ cho rằng, đó là tín hiệu radio đầu tiên từ hành tinh khác. Tuy nhiên, cho đến nay, điều này vẫn chứa nhiều điểm hoài nghi.
Tín hiệu radio đầu tiên từ vũ trụ được Jerry Ehman ghi nhận được có tần số 1420 megahertz, tương đương bước sóng dài 21cm. Cường độ của nó cao hơn so với những “tiếng ồn trắng” hay tiếng ồn nền của vũ trụ 30 lần.
Về bản chất, tiếng ồn trắng dùng để chỉ một bản remix cắt ghép hàng tỉ các âm thanh khác nhau trong cuộc sống với tần số từ 20 – 20.000 Hz phát ra cùng một lúc.
Nói cách khác, đây là bản nhạc tổng hợp tất cả các loại âm thanh con người có thể nghe được trong cuộc sống: từ tiếng mưa, tiếng máy hút bụi tới tiếng xe máy, ô tô, quạt gió…
Điều này cho thấy rõ ràng có tín hiệu từ vũ trụ.
Vòng mã chữ “6EQUJ5″ mô tả sự thay đổi cường độ của tín hiệu
Tín hiệu Wow thực sự đến từ đâu?
Không như nhiều quan điểm cho rằng, tín hiệu Wow đến từ hành tinh bên ngoài vũ trụ, Giáo sư vũ trụ Antonio Paris thuộc trường ĐH Saint Petersburg, bang Florida (Mỹ) cho rằng, Wow đến từ một hay nhiều sao chổi bay qua.
Ông đã chỉ ra hai ngôi sao chổi gọi là 266P/Christensen và P/2008 Y2 (Gibbs) và nói rằng: “Tôi chợt nghĩ khi tôi lái xe thì cơ thể trên Trái đất có chuyển động nhanh như thế không”.
Các ngôi sao chổi giải phóng nhiều hydrogen khi chúng bay quanh Mặt trời vì tia cực tím bị nước đóng băng bẻ gẫy tạo thành đám mây khí gas lan rộng hàng triệu km xung quanh chính ngôi sao chổi đó.
Nếu hồi năm 1977, các ngôi sao chổi bay qua phía trước đài quan sát Big Ear thì chúng sẽ phát ra tín hiệu ngắn.
Các kính viễn vọng radio sau này cũng tìm kiếm như thế nhưng không thấy tín hiệu gì.
Tín hiệu Wow có cường độ cao hơn tiếng ồn nền vũ trụ 30 lần. Ảnh minh họa
Hồi năm 1977, các nhà nghiên cứu chưa nghĩ đến sao chổi, sau này mới phát hiện ra. Điều đó nghĩa là không ai tìm kiếm sao chổi.
Để kiểm chứng suy luận của mình, giáo sư Antonio Paris đề xuất quan sát trong vùng vũ trụ mà sao chổi quay trở lại.
Sao chổi Comet 266P/Christensen sẽ truyền phát tín hiệu trước tiên vào ngày 25/1/2017. Sau đó đến sao chổi P/2008 Y2 (Gibbs) vào ngày 7/1/2018.
Cuộc phân tích tín hiệu hydrogen của sao chổi sẽ cho thấy suy luận của giáo sư Antonio Paris là đúng hay không.
Một số nhà nghiên cứu tỏ ra hoài nghi cho rằng: Không biết sao chổi có giải phóng đủ hydrogen để làm phát sinh cái gì đó như tín hiệu Wow không?
Nhà nghiên cứu James Bauer thuộc Phòng Thí nghiệm Lực đẩy Phản lực ở Pasadena, bang California (Mỹ) nhất trí rằng, hydrogen từ các ngôi sao chổi được giải phóng ra xa nhưng tín hiệu vẫn không đủ mạnh.
“Nếu có ngôi sao chổi có bước sóng radio 21cm thì tôi đặt ra câu hỏi sao họ không thu nhận sóng radio ở bước sóng dài như thế”.
Giáo sư Antonio Paris vẫn tin chắc, các cuộc quan sát trong tương lai sẽ cho thấy suy luận của ông là đúng hay không.
Một thách thức khác là: Các ngôi sao chổi bay rất nhanh trên bầu trời. Đài quan sát Big Ear thu nhận chậm, tín hiệu chỉ được ghi nhận sau 24 giờ khi nó quay trở lại, không giống như tín hiệu Wow.
Nhiều người tin rằng tín hiệu Wow có nguồn gốc từ một nền văn minh ngoài Trái đất trong hệ Ngân hà hàng xóm của chúng ta, trong chòm sao Sagittarius, gần nhóm sao Chi Sagittarii.
Theo Soha